Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Chú giải CHUYỆN CHƯ THIÊN
Vimānavatthu-aṭṭhakathā

 Bản Pāli: ĀCARIYA DHAMMAPĀLA
Bản Anh dịch: PETER MASEFIELD
Bản Việt dịch: TỲ KHƯU THIỆN MINH

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


  Chuyện CHƯ THIÊN NAM GIỚI
[PURISAVIMĀNA]

V

PHẨM ÐẠI XA
[MAHĀRATHAVAGGA]

*

5.1 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG TIÊN NHÁI
[Maṇḍukadevaputtavimānavaṇṇanā]

“Chàng là ai mà đảnh lễ phủ phục dưới chân ta?” Ðây là Thiên Cung Tiên Nhái trong Phẩm Ðại Xa[1] . Thiên Cung này[2] xuất xứ ra sao?

[217] Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Campā[3] trên bờ hồ[4] sen Gaggarā. Ngay lúc rạng đông khi ngài vừa xuất định đại bi và thực hiện những công việc Đức Phật[5] thường làm và đang lúc ngài quan sát tăng chúng sẳn sàng thọ Pháp hướng dẫn, Ðức Thế Tôn đã nhận ra rằng, “Hôm nay, vào buổi thuyết pháp ban chiều, sẽ xuất hiện một con nhái do chú tâm lắng nghe[6] ta nói và mải mê theo dõi, sẽ chết do có kẻ sát hại, sẽ xuất hiện nơi cõi thiên giới và rồi sẽ quay trở lại đây, đang lúc dân chúng đông đúc chăm chú lắng nghe cùng với đám đông chư thiên tham dự, và có rất nhiều người sẽ thấu triệt[7] Pháp.” Sau khi nhìn thấy sự kiện này, ngay buổi sáng sớm tinh sương đó, ngài đã lập tức mặc y, lấy bát khất thực và y cà sa và thẳng hướng thành Campa khất thực, đi kèm là tăng đoàn đông đảo chư vị Tỳ khưu. Ngài dự phóng chư vị Tỳ khưu sẽ dễ dàng kiếm đồ khất thực và vừa khi hoàn tất bữa ăn trưa ngài quay trở lại Thiền Viện, chỉ định công việc thường nhật cho từng chư vị Tỳ khưu và ai nấy đã ổn định phần việc của mình để nhập thiền, ngài liền tiến vào căn chòi tỏa hương và đã biết thánh quả hoan hỷ của mình[8]. Vào buổi tối, khi bốn tăng chúng đã tề tựu đông đủ, ngài liền rời hương phòng, tiến vào sảnh đường[9] ngay bên bờ hồ sen bằng một phép mầu phù hợp với thời điểm đó và khi đã ngồi vào vị trí tốt nhất dành riêng cho Ðức Phật, ngài bắt đầu thuyết pháp với oai lực vĩ đại, tỏa sáng rực rỡ[10] không gì sánh nổi, thốt lên[11] giọng Phạm Thiên với đủ tám chi[12] thiền giống như sư tử[13] rừng xanh rống lên tiếng gầm oai hùng trên đỉnh núi Manosilātala[14].

Bấy giờ[15] có một con nhái từ hồ sen nhảy ra và do mải mê theo dõi âm thanh đó khi nhận ra đó chính là Phật Pháp[16] liền nghĩ rằng, “Ðây chính là Pháp sao”. Rồi nhảy đến cuối đám thính giả. Thế rồi có một gã chăn bò cũng đến đó và nhìn thấy Ðạo Sư thuyết pháp và đám đông lắng nghe Phật Pháp trong thinh lặng tuyệt đối; đang chú tâm nghe Phật Pháp[17] và đứng tựa vào chiếc gậy, gã chăn bò không phát hiện ra con nhái và đã đạp[18] ngay đầu con nhái. Sẳn tâm tịnh tín do phát hiện ra Phật Pháp, con nhái chết ngay tức khắc và tái sanh trong một thiên cung bằng vàng dài tới mười hai do tuần nơi cõi Tam Thập Tam. Như tỉnh mộng từ cơn ngủ mê[19] tiên nhái thấy mình có đoàn tiên nữ vây quanh hầu hạ; Khi nghĩ [20] tới phước đức khiến mình được tái sanh nơi thiên cung đó, tiên nhái đã nhận ra việc tái sanh trước đó của mình, và nghĩ tới lý do nào khi sống trên cõi đời[21] này đã khiến chàng tiên nhái được tái sanh ở đó, [218] bằng cách nào mình chiếm được thù thắng[22] to lớn đến như vậy và mình đã thực hiện phước đức gì. Tiên Nhái chẳng nhận ra điều gì ngoài việc hiểu thấu đáo lời dạy của vị Thiện Thệ. Ngay tức khắc tiên nhái đã quay trở lại cõi trần cùng với thiên cung rực rỡ đó, bước khỏi thiên cung đó, đang lúc chúng sanh còn đang ngơ ngác chiêm ngưỡng, chàng tiên nhái đã tiến lại gặp Ðức Thế Tôn với đoàn tùy tùng đông đảo và oai lực thiên giới vĩ đại, chàng đã đảnh lễ Ðức Thế Tôn, phủ lạy tận chân Ðức Thiện Thệ và rồi chấp tay kính lễ ngài. Thế rồi vị Thiện Thệ cũng nhận ra đó là tiên nhái, nhưng để cho tiên nhái hiển thị trước chúng sanh lần đầu tiên quả phước đức và oai lực của vị Đức Phật, ngài liền hỏi với đoạn kệ sau:

“Chàng là ai lại đảnh lễ phủ phục xuống tận chân ta, còn tỏa sáng với thiên lực và danh tiếng lẫy lừng, còn tỏa sáng khắp mười phương với sắc diện[23]kiều diễm đến như thế.”

Về điểm này:

1. Ngươi là ai (ko): ngươi là ai lại xuất hiện giữa chư thiên, long xà, dạ xoa hay chúng sanh v.v... , có nghĩa là thực chất ngươi là ai vậy[24]. (Chân) của ta : me = mama (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Chân (của ta) (pādāni): dưới chân ta. Với sức mạnh thần thông (iddhiyā): với sức mạnh thần thông thiên giới như vậy, với danh tiếng lừng lẫy (yasasā): có đoàn tùy tùng đông đảo đến như vậy theo hầu. Tỏa sáng (jalaṃ): tỏa sáng khắp nơi. Vượt trội (abhīkhantena): vô cùng (ativiya) khả ái (kantena[25]), áng ước ao, kiều diễm. Với vẻ đẹp (vaṇṇena): với sắc diện làn da, có nghĩa là với sắc diện thể chất rực rỡ.

Thế rồi thiên tử ngâm[26] đoạn kể cho biết tiền thân của mình v.v... với những đoạn kệ như sau:

Nơi tiền kiếp con là một nhái bén sống dưới nước lấy nước làm trú xứ; đang lúc lắng nghe ngài thuyết giải Phật Pháp một tên chăn bò đã dẫm đạp con cho đến chết[27].

Trong chốc lát ai muốn được tâm[28] tịnh tín, hãy nhìn ngắm oai lực thần thông và danh tiếng của con và nhìn ngắm oai lực dung nhan và ánh hào quang chính con tỏa sáng.

Và kẻ nào lắng nghe Phật Pháp trong một thời gian lâu dài, hỡi Ðức Phật Cồ Ðàm, họ sẽ đã biết tâm vững vàng, không lay chuyển và thoát khỏi mọi sầu khổ.”

Về điểm này:

2. Trong quá khứ (pure): nơi cõi tiền kiếp của con. Sống dưới nước (udake): điều này ám chỉ trú xứ của tiên nhái vào thời điểm đó. Nhờ đó[29] ‘một con nhái chuyên sống dưới nước’[30] ngọai trừ những loại ếch sống trên đất cạn như con cóc chẳng hạn[31]. Nơi cư ngụ (gocaro) nơi đồng cỏ có đông đảo đàn bò (gāvo) đến gặm cỏ (caranti)[32]: giống như đồng cỏ là nơi đàn bò đến kiếm[33] cỏ khô, vũng nước xình lầy cũng là nơi cư trú cho loài ếch nhái vì nước được ví như cánh đồng cỏ của ếch nhái (vāri = udakaṃ, là từ đồng nghĩa. Hắn coi vũng nước “làm đồng cỏ của mình”[34] [219] Người ta cho rằng đặc biệt với loài ếch nhái là giống vật lấy nước làm cánh đồng chăn thả vì cũng có một số vật sống trong nước (udakacārī)[35] nhưng lại không lấy nước làm nơi trú ngụ, như rùa[36] chẳng hạn. đang lúc lắng nghe diễn giải Phật Pháp, vì ngài đang diễn giải Phật Pháp với giọng nói Phạm Thiên ngọt ngào[37], giống như tiếng kêu[38] của chim cu đất Ấn Ðộ, nhờ chú tâm con thấu triệt tiếng nói đó với suy nghĩ rằng, “Ðây phải là Phật Pháp ngài đã thốt lên,” và ở đây ta hiểu sở hữu cách theo nghĩa không chú ý lắng nghe[39]. Người chăn bò đã đạp chết con (avadhī vacchapaāloko); một gã chăn bò đang chăn thả[40] bầy bò đã đến gần con, đang đứng dựa vào chiếc gậy cong queo, đã đạp bẹp[41] ngay đầu con với chiếc gậy và đã giết chết con.

3. Ai trong chốc lát muốn có tâm tịnh tín (muhuttaṃ cittappasādassa): với tâm tịnh tín, nổi lên trong chốc lát liên quan đến lắng nghe Phật Pháp[42] ngài diễn giải; đó là nguyên nhân[43] thần thông (iddhiṃ): thành công, có nghĩa là vinh danh thiên giới. Danh thơm (yasaṃ): đoàn tùy tùng. Uy lực (ānubhāvaṃ): oai lực thiên giới như có khả năng hiện hình dưới bất kỳ dạng nào tùy ý muốn v.v... Diện mạo (vaṇṇaṃ) thù thắng sắc diện thể lý. Vẻ rực rỡ (jūtiṃ): ánh hào quang rực rỡ có thể lan tỏa khoảng độ mười hai do tuần.

4. Những kẻ nào (ye): những chúng sanh đó. Từ ca (và) ám chỉ điều được thêm vào. Qua ngài: te = tava (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Trong khoảng thời gian dài (dīghaṃ addhanaṃ): cần rất nhiều thời gian. Lắng nghe: assosuṃ = suṇiṃsu (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Gotama (Gotama): ngài nói về Ðức Thiện Thệ gọi đích thân tộc. Vị trí cố định (acalaṭṭhānaṃ): níp bàn. Ðây chính là ý nghĩa: Ðức Thế Tôn Cồ Ðàm, những kẻ đó, không giống như ta, không lắng nghe[44] (Phật Pháp) trong một thời gian ngắn. Sau khi đã thực hiện phứơc nghiệp, kẻ nào đã lắng nghe, đã nghe ngài thuyết giải Phật Pháp trong một thời gian dài[45], chúng sanh đó đã bị cảnh khổ vòng luân hồi khống chế trong một thời gian dài, đã thoát khỏi, đã đến được vị trí an tịnh là nơi bất biến, là nơi trường cửu, một nơi sau khi thoát ra khỏi thì sẽ không còn sầu khổ - và đối với họ sẽ không còn điều gì ngăn cản khiến họ chứng đắc[46] níp bàn đó nữa.

Thế rồi sau khi đã chiêm ngắm chứng đắc thành công nơi tiềm năng ngài có được và bạn bè tụ tập tại đó, Ðức Thế Tôn đã diễn giải Phật Pháp đến từng chi tiết. Ngay lúc tột đỉnh Giáo Pháp đó, Thiên Tử đã an trú thánh quả Nhập Lưu. Lại có tám mươi tư ngàn chúng sanh cũng thấu triệt Giáo Pháp, Thiên Tử đảnh lễ Ðức Thế Tôn, đi vòng quanh ngài về phía bên phải ba lần, chấp hai tay rồi đảnh lễ đầu xuống tận đất, tăng đoàn chư vị Tỳ khưu và tiến thẳng đến cõi thiên giới cùng với đoàn tùy tùng của ngài.

Phần Chú giải Thiên Cung Tiên Nhái kết thúc tại đây.

5.2 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CỦA NÀNG REVATĪ
[Revatīvimānavaṇṇanā]

Hãy đứng lên, nào Revati tính tình độc ác.” Ðây chính là Thiên Cung[47] của nàng Revati. Thiên Cung này[48] xuất xứ như thế nào?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Benares ngay tại công viên Con Nai, trong vương quốc Isipatana. Vào thời đó có một thiện nam sống trong thành Bernares tên là Nandiya, là con trai một gia đình đạo hạnh có đức tin[49] vững vàng và sẳn sàng thực hiện bố thí rất hào phóng và lại hỗ trợ đắc lực cho Tăng Ðoàn. Thế rồi cha mẹ chàng muốn hỏi cưới cho chàng người em họ tên là Revati đang cư ngụ ngay trong ngôi nhà đối diện với gia đình chàng. Nhưng nàng là người thiếu đức tin và không sẳn lòng bố thí. Nandiya nhất lòng không chịu cưới nàng. Mẹ chàng liền bảo Revati “Con yêu, con phải tới nhà ta, rồi lấy phân bò tươi đánh dấu chỗ tăng đoàn chư vị Tỳ khưu sẽ tới ngồi, hãy sửa soạn chỗ ngồi cho các ngài, rồi dựng lên một chiếc kệ[50], hãy đảnh lễ chư vị Tỳ khưu vào lúc họ đến đây, rồi thu bát khất thực, bảo họ ngồi xuống nơi đã dành sẳn cho các ngài, lọc nước[51] đổ đầy bình[52] theo đúng qui định và khi các ngài đã dùng bữa xong con hãy rửa bát khất thực cho chư vị đó - nếu con thực hiện những công việc đó ắt con sẽ chiếm được thiện cảm của con trai ta[53].” Nàng Revati thực hiện y như lời người mẹ (chồng) dặn bảo. Thế rồi bà mẹ thông báo cho con trai nói rằng, “Nàng đã tuân theo những lời khuyên của mẹ” và khi chàng trai tỏ dấu đồng ý chấp nhận[54] nàng nói rằng, “Nếu được như vậy, thật là tuyệt[55], người mẹ liền định ngày lành[56] tháng tốt và lễ thành hôn [57] được cử hành long trọng. Thế rồi Nandiya nói với nàng mà rằng, “Nếu em hầu hạ[58] chư tăng và cha mẹ của anh cho tốt, em sẽ được phép cư ngụ trong căn nhà này, vậy nên hãy tỏ ra siêng năm chăm chỉ đi”. Nàng đồng ý nói rằng, “Vâng thưa chàng”, và giả như mình có niềm tin vững chắc, đôi khi nàng hành động rất hợp ý chồng, và nàng đã hạ sanh cho chàng được hai người con trai.

(Thế rồi) Cha mẹ của Nandiya qua đời không lâu sau đó, và toàn bộ quyền hạn trong gia đình lọt vào tay nàng Revati. Tuy nhiên Nandiya đã trở thành một người chuyên tâm bố thí – chàng đã an trú bố thí cho chư vị Tỳ khưu, chàng cũng ấn định thực hiện bố thí định kỳ cho chư vị Tỳ khưu vật thực nấu chín ngay trước cửa nhà chàng cho những người nghèo khổ bần cùng và những người lang thang cơ nhỡ v.v... [59] Trong khi đó chàng cho xây một sảnh đường[60] rất lớn ngay tại Isipatana, một phòng tiếp khách[61] vuông vắn cho trang bị bốn phòng, với đầy đủ giường chiếu và tọa sàng v.v... [221] rồi lại tổ chức một cuộc bố thí rất lớn cho tăng chúng có Đức Phật dẫn đầu, rồi rẩy nước khánh thành vào tay vị Như Lai, thế rồi cúng dường ngôi nhà đó cho ngài. Với nghi lễ rẩy nước[62] cúng dường như vậy nơi cõi Tam Thập Tam thiên giới đã nổi lên một thiên cung quy mô mười hai do tuần – cả chiều dài và chiều rộng – và cao tới cả trăm do tuần, được trang điểm với bảy loại châu báu và rồi với đoàn tiên nữ[63] gồm cả ngàn người theo hầu. Thế rồi một ngày kia trưởng lão[64] Mahāmoggallāna đang thực hiện chuyến du hành thiên giới, đã nhìn thấy lâu đài đó[65], ngài liền hỏi vị tiên đến đảnh lễ và cũng là chủ nhân toà lâu đài đó mà rằng, “Thưa ngài, chủ nhân toà lâu đài này có tên là Nandiya đang sống tại thành phố Bernares, nơi cõi chúng sanh; người đó tên là Nandiya, con trai của một người rất giàu có[66], đã truyền cho xây một sảnh đường vuông vắn dâng cúng tăng chúng trong vương quốc Isipatana Mahāvihāra. Họ cho biết rằng, “Tòa lâu đài này đã xuất hiện nơi thiên giới nhằm phục vụ cho người đàn ông ta”. Các chư tiên nữ cũng xuất hiện trong tòa lâu đài đó và cũng đến đảnh lễ vị Trưởng lão mà rằng, “Bạch thầy, chúng con có mặt ở đây nhằm phục vụ hầu hạ cho Thiên tử tên là Nandiya sống trong thành Bernares. Xin ngài thông báo cho thiên tử biết rằng, “Chư tiên nữ xuất hiện để hầu hạ ngài đã không hài lòng cho lắm vì ngài đã lưu lại nơi cõi trần gian quá lâu mà không xuất hiện tại đây để cho chúng em hầu hạ ngài. Thù thắng thiên cõi quả vô cùng hấp dẫn. giống như chọn lấy một bình bằng vàng sau khi đập bể chiếc bình đất nung vậy.a” – Xin ngài trưởng lão nói những điều đó cho chàng biết để chàng mau mau có mặt tại đây”. “Tốt lắm”. Vị trưởng lão đồng ý, và ngài đã vội vã từ cõi thiên giới[67] quay trở về cõi con người và ngài hỏi Ðức Phật trước sự hiện diện của bốn tăng chúng mà rằng, “Bạch thầy, phải chăng thù thắng thiên giới cũng đã xuất hiện cho những người thực hiện phước đức trong lúc họ còn hiện hữu trên cõi đời này chăng?” Phải chăng thù thắng thiên giới đã chẳng xuất hiện với Nandiya chính ngài đã được chứng kiến đó sao, hỡi Moggallāna – tại sao ngươi còn hỏi ta?” Thế rồi để chứng minh cho ngài trưởng lão thấy cũng giống như bạn bè và người thân ruột thịt chào đón và chấp nhận một người ra đi từ lâu nay quay trở về nhà thế nào, chính phước thiện của người đó cũng chấp nhận và tận tay nhận là thù thắng của người đã thực hiện phước đức đó[68] khi người đó đã ra đi[69]từ cõi đời này sang cõi đời sau Ðức Thế Tôn liền thốt lên những đoạn kệ sau:

1[70]. Khi có người đi xa vắng nhà trong một thời gian dài quay trở về nhà an toàn thì họ hàng bạn bè và những người đến chia vui đều đến chào đón người đó trở về.

2. Cũng cùng một cách thức như vậy khi một người đã thực hiện phước đức từ giã cõi đời này sang cõi đời sau thì phước đức đó cũng nhận đón người ấy[71], giống như họ hàng thân thiết [72] đã làm đối với người thân yêu của họ quay trở về.”

[222] Khi Nandiya nghe những lời này, chàng thực hiện bố thí, và phước đức với mức độ lớn hơn. Khi chàng quyết định ra thực hiện các thương vụ,[73] chàng nói cùng Raveta vợ mình mà rằng, “Em yêu, em phải kiên trì tiếp tục thực hiện bố thí điều hoà cho Tăng Ðoàn và phân phát vật thực đã nấu chín cho những người nghèo khổ thiếu thốn chúng ta đã thường xuyên cung cấp cho họ.” Và nàng đồng ý nói rằng, “Ðược rồi, chàng cứ an tâm lên đường.” Ngay cả khi chàng vắng nhà và đến cư ngụ ở bất kỳ nơi đâu, chàng cũng bố thí cho chư vị Tỳ khưu, cho người thiếu thốn và những người hành khất[74] tùy theo phương tiện chàng có trong tay. Xuất phát từ tâm đại bi, đối với chàng tất cả những kẻ nào đã triệt phá hết các lậu ngay từ xa đến gặp chàng đều nhận được của bố thí. Nhưng ngay khi chàng ra đi, nàng Revati chỉ thực hiện bố thí trong ít ngày và rồi ngưng không phân phát vật thực cho những người thiếu thốn nữa. Trong khi đó[75] đối với lương thực dành cho chư vị Tỳ khưu nàng chỉ dâng cho họ cháo hoa, ăn kèm với tương chua. Ngay tại vị trí chư vị Tỳ khưu dùng bữa nàng cho rải một số hạt cơm trộn với chút thịt cá là những gì còn lại sau khi nàng đã dùng và chỉ[76] cho bá tánh thấy nói rằng, “Hãy nhìn kìa hành vi chư vị ẩn sĩ đã dục sang một bên của thí với niềm tin như vậy đó!” Thế rồi Nandiya quay trở về nhà với tài sản và tiền bạc rất nhiều với những gì chàng kiếm được tại nơi đó[77]. Khi chàng nghe thấy những gì đã diễn ra, chàng liền tống cổ Revati ra khỏi nhà rồi vào nhà đóng cửa lại. Ngày hôm sau chàng đã tổ chức một cuộc bố thí rất lớn cho chư vị Tỳ khưu với Đức Phật dẫn đầu. Và rồi khai trương một cách thích hợp cuộc cung cấp lương thực đều đặn cho tăng đoàn và bố thí lương thực cho những người thiếu thốn; trong khi đó phần lương thực rất nhiều đã được bạn bè đưa về, Revati cũng đã bố thí chỉ có cỏ khô và chăn mền.

Một khoảng thời gian sau đó chàng qua đời và đã xuất hiện nơi chính thiên cung[78] của chàng nơi cõi Tam Thập Tam. Tuy nhiên, Revati đã chấm dứt mọi cuộc bố thí, và đi lang thang[79] khắp nơi rồi tiếp tục lăng mạ chư vị Tỳ khưu[80] nói rằng, “Do chư vị đó mà của cải và công việc phục vụ của ta đã đi đến chỗ phá sản.” Thế rồi chư thiên Vessavana đã ra lệnh cho hai dạ xoa nói rằng, “Ta truyền cho hai vị hãy đến thành Bernares và la lớn tiếng cho mọi người biết, chỉ trong vòng bảy ngày nữa, cho dù vẫn còn sống, Revati sẽ bị ném vào lửa hỏa ngục.” Khi chúng sanh nghe điều này họ bị dao động và run lên vì sợ hãi. Nhưng Revati bước lên tầng lầu thứ hai,[81] đóng chặt cửa lại và ngồi trong đó. Vào ngày thứ bảy có hai dạ xoa, với diện mạo vô cùng đáng sợ, có màu giống như một đám mây mưa, mắt họ đỏ ngầu như máu, răng nanh nhọn hoắt, mũi tẹt xuống và hình dạng quái gở có tóc và râu tỏa sáng. Nhà vua chư thiên Vessavana ra lệnh đuổi nàng ra khỏi nhà do những ác nghiệp nàng đã làm. [223] đến gặp nàng (Revati), mỗi người nắm lấy một cánh tay nàng, nói rằng, “Nào hỡi Revati, hãy đứng dậy mau, hỡi đồ ác tâm.” v.v... và dẫn nàng đi diễu[82] qua hết phố này sang phố khác quanh thành phố nói rằng, “Quần chúng hãy nhìn xem đây!” và rồi bay lên không trung, dẫn theo nàng về cõi Tam Thập Tam. Họ chỉ cho nàng thấy thiên cung của Nandiya và thù thắng của chàng và rồi đang lúc nàng còn rên rỉ họ đã khiến cho nàng phải nhào xuống gần Hoả Ngục chật ních người[83]. Những nhân sự Diêm Vương[84] liền quẳng nàng xuống hỏa ngục đầy tội nhân. Vì lý do đó họ[85] nói rằng:

3. “Hỡi Revati, hãy đứng dậy mau, hỡi đồ ác tâm.”Hỡi nữ nhân đủ các thói gian tham; cửa đưa vào hỏa ngục đã mở toang[86] chúng ta sẽ dẫn ngươi vào nơi khốn khổ, nơi kẻ đến sẽ phải khóc[87] than sầu khổ, kẻ bị giam vào ngục đó phải chịu sầu khổ đau buồn[88].”

Về điểm này:

3. Hãy dậy mau: uṭṭhehi = uṭṭhaha (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) có nghĩa là vào thời điểm này[89] tầng lầu trên cũng không thể bảo vệ nhà ngươi khỏi nỗi lo sợ hỏa ngục đâu; chính vì thế hãy đứng dậy mau và tới đây.[90] Hỡi Revata (Revate): họ đang nói với nàng[91], họ đã gọi đích danh nàng. Họ cho biết[92] vì lý do nàng phải đứng dậy cho mau như sau, “Ðồ ác tâm’ v.v... : “ Vì nàng thuộc dạng có hạnh ti tiện và ác bạo do đã xúc phạm và lăng nhục v.v... những kẻ bậc thánh và vì cánh cửa hỏa ngục đã rộng mở để đón mi vào trong hỏa ngục. Chính vì thế mà hãy dậy mau![93] Thiếu đức hạnh bố thí.(adānasīle): không tỏ ra sẳn lòng đức hạnh để bố thí một chút gì[94] cho bất kỳ ai hỡi đồ keo kiệt và bủn xỉn. Ðây cũng là một lời khẳng định về lý do nàng phải đứng dậy cho mau. Vì trú xứ nơi cõi hạnh phúc chỉ dành cho những kẻ nào giống như đức lang quân của nàng, là người có đức hạnh bố thí và những kẻ không keo kiệt mà thôi. Ngược lại trú xứ trong hỏa ngục dành cho những ai giống nhà ngươi, thiếu đức hạnh bố thí và những kẻ tỏ ra keo kiệt. Chính vì thế hãy đứng dây mau; chúng ta không cho phép[95] nhà ngươi lưu lại ở đây nữa, cho dù chỉ trong một dây lát mà thôi.– đây là ý nghĩa. Trong đó những kẻ phải xa vào chốn sầu khổ than van (yettha thumanti duggatā): họ trở thành những người xa vào chốn sầu khổ vì phải trải qua đau khổ.[96] Những kẻ phải chịu hình phạt hỏa ngục (nerayikā): chúng ta sẽ dẫn ngươi (nessāma = nayissāma, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) chúng ta sẽ tống khứ ngươi vào nơi đó, vào hỏa ngục, là nơi những kẻ phải chịu, những kẻ phải trải qua[97] hình phạt hỏa ngục đau khổ muôn bề; không được phép thoát ra ngoài chi đến khi nào không chấm dứt[98] được những ác hạnh. [224] Họ bắt đầu kêu gào[99] đây là cách chúng ta nên phân tích.

4. Nói vậy xong, hai Dạ Xoa mắt đỏ ngầu, là sứ giả Diêm Vương mỗi người chộp[100] lấy tay Revatā[101] và lôi nàng đến trước mặt đoàn chư thiên – đây là lời chư vị kiết tập Kinh Tạng Phật Pháp [102]

Về điểm này:

4. Sau khi thốt lên những lời như vậy (icc eva vatvana) sau khi chỉ nói như vậy với nàng “Hãy đứng lên” v.v... có nghĩa là tiếp theo sau những lời này. Những sứ giả của Dạ Ma Vương (Yamassa Dūtā): giống như những xứ giả Dạ Ma vương, vô cùng quyền uy và bất biến, vì chính Vessanana đã sai họ tới đây và cũng như vậy họ sẽ dẫn nàng về cõi Tam Thập Tam. Có một số người cho rằng ý nghĩa là “các sứ giả của Vessavana”, liên quan đến nguyên âm na (giống như) trong tiếng Phệ Ðà cộng chung với từ Yamassa như vậy: na Yamassa duta có nghĩa là (giống như sứ giả của Diêm vương)[103]; nhưng điều này không chính xác, vì điều tiếp theo không giống[104] với các sứ giả Dạ Ma Vương mà họ là sứ giả của Vua Vessavana được.[105] Họ còn là Dạ Xoa thiên chủ vì người ta dâng hy tế (yajanti)[106] cho họ, vì chúng sanh dâng hy lễ cúng dường cho họ. Trong đó, mắt đỏ lừ (lohitakkhā): mắt đỏ; vì đôi mắt của dạ xoa vô cùng khát máu. Vĩ đại (brahantā): to lớn. Mỗi người nắm lấy cánh tay nàng: paccekabāhāsu = pacceaṃ bāhāsu (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Người này nắm chặt lấy cánh tay của nàng, người kia cũng nắm lấy cánh tay khác. Nàng Revatā (Revataṃ): Revatī; Revatā cũng chính là tên của nàng. Người ta cũng nói[107] giống vậy với Revate (Revata). Hướng dẫn: pakkāmayuṃ = pakkāmesuṃ[108] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) có nghĩa là dẫn nàng tới. Một đám chư thiên (devagaṇassa): một đoàn chư thiên nơi cõi Tam Thập Tam .

Sau khi những tên Dạ Xoa đó đã đưa nàng tới cõi Tam Thập Tam và đặt nàng xuống gần thiên cung của chàng Nandiya. Vừa nhìn thấy ánh sáng rực rỡ thiên cung tỏa ra như mặt trời, Revati liền hỏi Dạ Xoa mà rằng:

Lâu đài của ai kia mà tấp nập thiên nữ, lại tỏa sáng như mặt trời sáng chói, thiên cung đó được bao vây bằng lưới dệt bằng vàng đang tỏa sáng tựa chiêu dương.

Ðoàn tiên nữ tẩm tính chất chiên đàn, thắp sáng lên thiên cung từ hai phía; hình như vẻ tráng lệ thiên cung tựa ánh mặt trời giữa ngọ – ai đã tái sanh nơi thiên giới lại được hưởng cảnh thiên cung thế?

“Xưa ở thành Bernares một thiện nam tên là Nandiya. Chẳng keo kiệt, song bậc thầy bố thí, đó chính là thiên cung chàng được hưởng. Cả đàn tiên nữ hầu hạ chàng còn thiên cung tỏa sáng tựa ánh mặt trời, thắp sáng liên thiên cung từ hai phía, vẻ kiều diễm không khác chi ánh[109] mặt trời ngọ.

Ðoàn tiên nữ tẩm tinh chất chiên đàn thắp sáng liên thiên cung từ hai phía; hình như vẻ tráng lệ thiên cung tựa ánh mặt trời giữa ngọ – ai đã tái sanh nơi thiên giới lại được hưởng cảnh thiên cung như thế?

Về điểm này:

6. Ðược xức tinh chất dầu chiên đàn (candanasāralittā): các tiên nữ đã bôi hương liệu chiên đàn lên toàn thân họ đó chính là dầu tinh chất chiết từ cây chiên đàn. Trên tứ bề thiên cung đó (ubhanto vimānaṃ): sau khi cùng nhau tham gia v.v... chư tiên nữ đó đã tạo cho thiên cung[110] tỏa sáng tứ bề từ bên trong ra bên ngoài.

Thế rồi Revati cho biết thêm:

9. “Thửa trước ta là phu nhân Nandiya, là nữ chủ nhân trong nhà đó, ta có toàn quyền trong gia đình và cả trên chồng của ta nữa; giờ đây ta[111] sung sướng được hưởng thiên cung này, ta chẳng mong ước nhìn cảnh hỏa ngục trần ai.”

Về điểm này:

9. Là bà chủ cai quản gia đình đó (agārinī): là nữ chủ nhân trong ngôi nhà[112] đó. Họ cũng giải thích thêm là bhariyā cagāminī[113] (người bạn đời), có nghĩa là người vợ luôn hộ tống[114] chồng mình. Nắm quyền hành trên toàn thể gia đình họ hàng nhà chồng (sabbakulassa issara bhattu): nàng nói rằng, “Ta nắm toàn quyền, là bà chủ toàn bộ tài sản và nhà cửa[115] trong gia đình của chồng ta là Nandiya; chính vì thế giờ đây ta cũng sẽ là chủ nhân của thiên cung đó”. [226] Giờ đây ta cũng muốn hưởng lạc thú thiên cung đó (vimāne ramissāmi dān’ ahaṃ): họ dẫn nàng tới thiên cung đó chính là để lôi kéo nàng bằng cách này. Ta không mong ước nhìn cảnh hỏa ngục (na patthaya nirayaṃ dassanāya); nàng cho biết, “Hơn thế nữa, hỏa ngục các ngươi đã dẫn ta tới đó, ta chẳng muốn nhìn thấy cảnh đó, chớ đừng nói[116] phải vào chốn khốn khổ đó.”

Khi nàng còn đang nói như vậy thì họ liền dẫn nàng tới gần hỏa ngục đó nói rằng, ‘Cho dù nhà ngươi có muốn hay không ước mong điều đó – nhà ngươi muốn[117] được phục vụ ra sao đây?” và thế rồi họ thốt lên đoạn kệ này:

10. Hỏa ngục này chỉ dành cho ngươi, đồ thất đức ác nhân, đó là nơi ngươi phải trải qua muôn vàn đau khổ, ngươi chẳng thực hiện bất kỳ phước đức nào khi còn sống trên cõi đời này. Vì kẻ nào keo kiệt[118] hay phẫn nộ và có ác tâm chẳng được hưởng tình bầu bạn với những kẻ được hưởng thiên giới bao giờ.”

10. Ðây là ý nghĩa đoạn này: hỏa ngục này quả dành cho ngươi, là nơi diễn ra đủ thứ đau khổ, là nơi ngươi phải trải qua trong một thời gian dài. Tại sao thế? Vì ngươi chẳng thực hiện phước đức nơi cõi trần gian giữa thế nhân, vì nơi cõi trần gian giữa thế nhân nhà ngươi chẳng thực hiện được bất kỳ phước đức nào cho dù chỉ là những điều vặt vãnh nhỏ mọn. Hơn thế nữa, cũng giống vậy chúng sanh thuộc hạng người đó chẳng thực hiện phước đức, lại keo kiệt[119] có tâm địa bủn xỉn thể hiện ở chỗ chỉ muốn che dấu thù thắng[120] của chính mình, lại khiến keo kiệt nổi lên nơi người khác và là người ác tâm bằng cách khiến khởi sanh[121] những điều bất thiện như thèm khát tham lam v.v... chẳng được bầu bạn hay cùng đi với những kẻ được hưởng thiên giới đó là các chư thiên – đây là cách ta nên phân tích.

Sau khi đã nói những lời đó, ngay sau đó hai Dạ Xoa đã biến mất. Thế rồi có hai người canh giữ hỏa ngục tương tự như hai dạ xoa đó kéo nàng theo rồi ném nàng vào chốn hỏa ngục đầy phân tro rác rưởi. Có tên là Samsavaka nàng tìm hiểu xem hỏa ngục đó nói rằng:

11.Cái gì đây lại lộ rõ đám phân tro dơ bẩn, cái gì đây lại có mùi xu uế nồng nặc bốc ra. Ðiều gì thế kia là đủ thứ phân tro bồng bềnh trôi nổi.

12. Chốn đó tên gọi là hỏa ngục Samsavaka, là nơi giam cầm trăm ngàn chúng sanh. Cả nhà ngươi nữa, hỡi Revata cũng phải vào đó và bị thiêu đốt muôn muôn ngàn kiếp.”

[227] Khi họ kể cho nàng biết như vậy, nàng tìm hiểu những việc mình đã làm khiến cho nàng phải xa vào chốn đó nói rằng[122]:

13. Giờ đây ác nghiệp nào thân khẩu ý ta đã làm đây? Do nguyên nhân nào Samavaka lại dành cho những hạng người đó?”

Họ nói rõ về những ác nghiệp nàng[123] đã thực hiện như sau:

14. “Với những lời lẽ dối trá ngươi đã lừa dối cả các vị ẩn sĩ, vị Phạm Thiên lẫn những kẻ khốn cùng - đó chính là ác nghiệp ngươi đã làm” và rồi họ nói thêm.

15. “Do đó hoả ngục Samsavaka đã dành cho muôn vàn hạng người đó và hỡi Revata, cả ngươi nữa cũng sẽ bị thiêu đốt trong đó muôn muôn kiếp.”

Về điểm này:

12. Tên là Samsavaka (Saṃsavaka nāma): nơi đó có tên gọi là Saṃsavaka do việc tuôn trào liên tục (saṃsavanato)[124]; việc rỉ ra những thứ phân tro xu uế nhơ bẩn như phân người nước tiểu v.v...

Thế rồi để chỉ ra cho nàng thấy, không những nàng chỉ phải gánh chịu cực hình Saṃsavaka nhưng sau khi đã bị thiêu đốt trong đó hàng ngàn năm sau khi đã xuất khỏi nơi đó nàng còn bị chặt chân tay v.v... nói về những cực hình nàng phải trải qua trong đó.

16. “ Họ sẽ chặt tay chặt chân ngươi; họ sẽ cắt tai mũi ngươi, cũng như vậy hàng ngàn con quạ đen sẽ đến gom sạch những thứ đó rồi ăn ngấu nghiến khiến cho ngươi phải quằn quại đau khổ vô cùng.

Về điểm này:

16. Từng đàn quạ đen (kākoḷagaṇā) ông đảo, người ta kể lại rằng cả ngàn, cả vạn con quạ xà xuống trên thân xác ngươi dài khoảng ba gavutas[125] với những chiếc mỏ cứng và sắc hơn dao cạo đã mổ thân xác ngươi có kích cỡ bằng cây thốt nốt, chiếc mỏ đó sắc như dao sắt và rồi xé xác nhà ngươi ra hàng nghìn mảnh bới tung văng ra khắp nơi[126] do sức mạnh của ác nghiệp[127] đó. Chính vì lý do đó họ cho biết:[128] hàng đàn đông đảo quạ đen sẽ tề tựu tại đó và xé xác ngươi vung vãi khắp nơi.”

Rồi còn nữa, nàng than vãn theo cách đó và năn nỉ họ dẫn nàng trở lại cõi trần gian. Chính vì lý do đó có lời nói rằng:

17. [228] Làm ơn dẫn ta trở lại cõi trần gian – ta đã quyết thực hiện những thiện nghiệp bằng bố thí, phẩm hạnh tốt, kiềm chế và thuần thục. Sau khi đã làm cho chúng sanh được hạnh phúc và sau này sẽ chẳng còn phải hối hận gì nữa.”

Những tên canh cửa hỏa ngục lại lên tiếng:

18 “Ngày xưa ngươi đã sống buông thả phóng dật nên giờ đây phải khổ đau than khóc; ngươi phải chịu bao quả nghiệp chính ngươi đã gây ra.

Nàng lại nói tiếp:

19-20. “Kẻ nào gia nhập thiên giới, quay trở lại cõi trần thế chúng sanh khi được hỏi lại nói cho ta biết “Ngươi phải thực hiện cúng dường của thí, nào y phục và còn cả tọa sàng[129], rồi cả thức uống đồ ăn đủ thứ, luôn kính trọng những kẻ cô thân đau yếu. Còn những kẻ tham lam, sân hận và có lòng ác đức nhẫn tâm sẽ chẳng được bầu bạn với kẻ bậc thánh đã được vào chốn thiên bồng[130]

21. Và giờ đây, sau khi đã rời khỏi chốn đau khổ đó, lại được gia nhập cõi chúng sanh ta sẽ giữ giới đức và sống hào phóng với tha nhân. Ta sẽ thực hiện thật nhiều phước đức bằng bố thí, bằng phẩm hạnh tốt, lại kiềm chế và thuần thục tánh tình.

Với tâm thanh thản ta sẽ trồng cây trong Hỷ Lạc viên.[131] Và bắc cầu ở nơi nào không thể vượt qua khô chân, rồi lại bầy nước và đào giếng nước ngay bên đường cúng thí.

Vào ngày mười bốn, ngày rằm rồi ngày tám tuần trăng và những ngày không trăng trong hai tuần ngược lại, ta sẽ thực hiện bổn phận Bát quan trai giới thành tám phần.

Ta sẽ giữ trai giới; rồi kiềm chế theo đúng ngũ giới luật; ta sẽ siêng năng thực hiện bố thí – là những gì ta thấy thật lòng.

Như vậy khi nàng đã than vãn la hét đau khổ và cố gắng chạy trốn khỏi nơi đầy đau khổ. Họ đã dục nàng xuống hỏa ngục chân[132] ở trên và đầu lộn xuống vào chốn hỏa ngục đầy khủng khiếp - Các vị kiết tập kinh điển kể tiếp chuyện này.

Và nàng thốt lên đoạn kệ kết luận như sau:

“Ngày xưa ta đã tỏ ra biển lận, gian tham lại còn phỉ báng chư vị ẩn sĩ[133] các vị bà la môn. Và đã lừa dối chồng ta bằng những lời thiếu trung thực. Ta đã phải thiêu đốt trong hỏa ngục kinh hoàng u tối.”

[229] Về điểm này:

17-26. Ðoạn kệ bắt đầu với “Trong quá khứ ta đã sống buông thả” chính vì thế nàng đã phải tái sanh nơi chốn hỏa ngục, là điều còn lại trong lúc nàng vẫn chưa phải tái sanh tại đó – Ðây chính là điều ta cần phải hiểu.

Phần còn lại quả rất dễ dàng hiểu rõ đựơc.

Chư vị Tỳ khưu thông báo cho Ðức Thế Tôn[134] biết việc Revati đã phải dẫn đi sau khi các Dạ Xoa bắt được nàng. Khi nghe biết biến cố này, Ðức Phật đã thuật lại chi tiết từ dầu câu chuyện và sau đó ngài diễn giải Phật Pháp đến tận chi tiết. Vào lúc kết thúc diễn giải giáo pháp đó rất đông người chứng đắc quả Nhập Lưu v.v... và như đã đề cập đến trước đó, đây là toàn bộ chuyện kể về “Thiên Cung của nàng Revati” do toàn bộ bài thuyết pháp lại liên quan đến Revati, trong lúc đó Revati lại không phải là thiên cung thiên nữ[135] tuy nhiên lại liên quan đến thù thắng thiên cung của thiên tử Nandiya. Chính vì thế chuyện kể này cũng được gồm trong bài Kiết Tập Kinh Tạng này trong phẩm thiên cung nam giới - đây là điều ta nên cứu xét đến.

Phần Chú giải thiên cung nàng Revatī kết thúc tại đây.

5.3 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG CHATTAMĀṆAVA
[Chattamāṇavakavimānavaṇṇanā]

“Người có tài hùng biện tuyệt vời nhất là Ðức Thế Tôn, đại trí, tộc Thích-Ca[136].” đây chính là chuyện kể thiên cung Chattamānava. Thiên cung này khởi xuất ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời điểm đó trong thành Setavyā[137] có một chàng thanh niên trẻ người Bà La Môn tên là Chatta, là cậu con trai rất chăm chỉ học hành của một vị bà la môn, khi cậu ta đến tuổi khôn cha mẹ cậu đã sai cậu đến thành Ukkaṭṭhā[138] và đến trình diện trước một vị bà la môn tên là Pokkharasāti[139], chẳng bao lâu sau đó do sẵn tính siêng năng và thông minh cậu ta đã thông thạo các câu châm ngôn thần trú (manstra) và nhiều ngành kiến thức[140] khác và đạt đến toàn hảo nghệ thuật Phạm Thiên. Chàng đến chào thầy mình và nói rằng, “Con đã thông thạo nghệ thuật này do học nơi thầy; con phải cúng dường thầy[141] điều gì để xứng với tư cách là sư phụ (guru)[142] của con?” Thầy dạy trả lời, “Vật thí cho thầy dạy (guru) chính là thực hiện điều gì thích hợp với khả năng một đồ đệ tại địa phương; hãy kiếm một ngàn đồng tiền vàng kahāpaṇas và đem đến cho thầy.” Chattamāṇa[143] chào thầy mình, và đến thành Setavyā, chàng đến chào cha mẹ và khi được cha mẹ chào đón trở về[144] và trao đổi với cha mẹ những lời chào hỏi thân tình và thông báo cho cha biết về vấn đề này và chàng còn nói thêm số tiền phải trả cho thầy mình và chàng sẽ quay trở[145] về nhà trong ngày. [230] Cha mẹ chàng nói, Hôm nay trể quá rồi, con trai ta ơi, ngày mai hãy đi.” nhận được số tiền, cột lại thành bó và để món tiền đó sang một bên. Mấy tên trộm nghe được sự việc đó, liền nấp trong một khu rừng rậm rạp để theo dõi Chattamāṇa, chờ cơ hội tốt nghĩ rằng, “Chúng ta sẽ giết chết chàng trai và cướp lấy số tiền vàng kahapanas[146] đó.”

Bấy giờ Ðức Thế Tôn vừa xuất định Ðại Bi, liền khởi hành từ lúc sáng sớm ngài đã nhìn thấy an trú tương lai của Chattamāṇa nơi Tam Qui và Ngũ Giới, cả việc tái sanh[147] nơi cõi thiên giới. Khi bị những tên cướp giết chết và việc thấu triệt Phật Pháp, vào lúc quay trở về từ cõi thiên giới, cùng với thiên cung của chàng, cùng với[148] thiên cung tại cõi đó và tiếp tục tiến tới và đến ngồi thiền ngay dưới gốc cây nọ trên đường chàng trai phải đi. Mang theo số tiền dâng cúng cho thầy dạy của mình, đang khi đi từ làng Setavya hướng về thành Ukhattha, trên đường đi chàng đã nhìn thấy Ðức Thế Tôn ngồi thiền tại gốc cây đó, cậu đã tiến đến gặp ngài và rồi đứng sang một bên. Khi Ðức Thế Tôn hỏi[149], “chàng đi đâu đó?” chàng trả lời nói rằng, “Bạch thầy Cồ Ðàm, con đi tới thành Ukkattha để dâng cúng dường cho thầy dạy Pokkharasati.” Thế rồi Ðức Thế Tôn nói, “Chàng trai kia, nhưng chàng đã thấu hiểu Tam Qui y và ngũ giới là gì chưa?”[150] Khi chàng cho biết, “Con chưa biết những sự đó; những điều đó nhằm mục đích gì và chúng ra sao?” (Ðức Phật nói tiếp), “Giống như vậy này.” Rồi ngài giải thích cho chàng hiểu rõ những lợi ích[151] do thánh quả tam qui y và thực hiện ngũ giới đem lại và rồi ngài nói tiếp, “Hỡi chàng trai trẻ, con phải học phương pháp Tam Qui Y”; và chàng trai đã xin ngài nói rằng, “Tốt lắm, con sẽ học điều đó; xin ngài hãy nói cho con nghe đi,” Ðức Thế Tôn thốt lên ba đoạn kệ chỉ ra cho chàng biết, bằng những đoạn kệ hết sức cô đọng thích hợp với khuynh hướng phương pháp Qui Y Phật.

Ðức thế tôn, ngài là vị có tài hùng biện đệ nhất giữa thế nhân, ngài là bậc Ðại Trí[152] thuộc dòng tộc Thích Ca. Ngài đã thực hiện đầy đủ bổn phận của mình và đã đến bến bờ bên kia, ngài được trang bị đầy đủ sức mạnh và tinh tấn[153] - hãy đến cùng đức Thiện Thệ để qui y ngài.

Ðạo Pháp này khiến ly ái dục và thoát khỏi lo phiền, pháp không do tạo tác lại thật diệu huyền, [231]lại êm ái khéo giải bầy phân tích. – nào hãy đến qui y Phật Pháp này.

Ta thường nói: điều cúng dường sẽ đem lại nhiều kết quả to lớn[154] (có nghĩa là) khi ta cúng dường lên tám[155] vị tịnh tâm, là những vị tiên tri Giáo Pháp[156], nào hãy đến qui y Tăng Ðoàn.”

Về điểm này:

1. Ngài chính là (yo) là đại từ liên kết, là cách thể hiện điều ta cần phải hiểu nhờ điểm này “Liên quan tới vị (Thiện Thệ)”[157]. Về các vị có tài hùng biện : vadataṃ = vadantanaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Là (vị hùng biện) tuyệt vời nhất (pavaro): là người tuyệt vời nhất, có nghĩa là ngài là người diễn giải tuyệt vời nhất, là người có tài hùng biện (ăn nói) ưu tú.[158] Thuộc dòng dõi Thích Ca (manujesu): đây là cách mô tả xác định[159] tối đa liên quan đến “vị đạo sư chư thiên và chúng sanh”; hơn thế nữa Ðức Thế Tôn còn là người tuyệt vời nhất nơi chư thiên lẫn con người, kể cả các vị Phạm Thiên và toàn thể chúng sanh. Hay nói cách khác[160] nơi những kẻ thuộc dòng dõi Thích Ca (Manujesu) được đề cập đến do Đức Phật đã khởi sanh giữa những người phàm tục trong lần tái sanh cuối cùng của ngài. Chính vì có cùng một lý do ngài được coi như là Vị Ðại Trí thuộc dòng tộc Thích Ca (Sakyamunī): ngài là vị Thích Ca do được sanh ra trong bộ tộc Thích Ca và là con vị đại trí (muni) do ngài có trí thông thái (moneyya) liên quan đến hiểu biết về thể xác v.v... [161] và nhờ vào tính chất ngài thật sự khôn ngoan (munanato), không bỏ qua bất kỳ điều gì nơi những điều khả giác. – chính vì thế ngài là vị đại trí. Ngài là vị Thiện thệ vì bốn lý do sau đây: ngài là người sở hữu những điều đáng khen ngợi v.v... [162] ngài còn là người phải thực hiện những gì cần được thực hiện. (nói cách khác ngài đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình một cách tuyệt vời), liên quan đến việc ngài đã chu toàn những gì phải làm gồm mười sáu loại: bốn loại là những gì phải am hiểu hoàn toàn v.v...[163] là những điều phải thực hiện thông qua tứ chánh đạo; ngài là người đã đến được bến bờ bên kia vì ngài đã xuất gia. Vì ngài đã chứng đắc nhờ kiến thức của một người tự lập[164], liên quan đến điều xa sôi, tức là bến bờ bên kia nơi nhóm hiện hữu (khandhas)[165], tức là tới níp bàn; ngài còn được trang bị sức mạnh và tinh tấn do ngài sở hữu sức mạnh thể chất vô song, một sức mạnh hiểu biết không bất kỳ người nào trên trần gian này có thể chia sẻ được. Và ngài còn có chánh tinh tấn gồm bốn loại[166]; trong khi đó ngài là đấng Thiện Thệ do phương cách (sobhaṇa) xuất gia (gamana) tuyệt vời của ngài, vì đây là nơi cư trú tuyệt vời[167] (sundaraṃ). vì ngài đã công bố (gaditattā)[168] một cách chính xác (sammā). Hãy đến, hãy tiến lại gặp vị Thiện Thệ, là Ðức Phật toàn hảo, nhằm mục đích Qui Y, để được qui y, được hỗ trợ, được bảo vệ khỏi sầu khổ đó chính là vòng luân hồi đau khổ nơi hiện trạng hư mất; nghĩ rằng. “Ðức Thế Tôn chính là tôi qui y ngài, là niềm bảo đảm của tôi, là chốn tôi cư trú[169] (nương tựa) là niềm hỗ trợ[170] là số mệnh và chỗ dựa[171] của ta”. Hãy tham gia vào, hãy ấp ủ (ngài đi) kể từ ngày hôm nay về sau bằng cách quay lưng lại với những gì đi ngược lại với hạnh phúc của bạn và hãy gia tăng thêm những gì là chính hạnh phúc của bạn; hay nói cách khác[172] có nghĩa là, hãy thể hiện, hãy giác ngộ theo cách này vậy.

2. [232]Khiến ly ái dục (rāgaviragaṃ): ngài đề cập đến chánh đạo; vì chỉ nhờ điều này mà những vị thánh tự giải thoát mình khỏi ái dục vì[173], là điều sẽ tạo ra đổ nát[174], ngay cả ái dục đó đã được thực hiện từ muôn thuở.[175] Không nao núng, thoát khỏi ưu phiền (anejaṃ asokaṃ) lại là thánh quả; vì thánh quả này có tên gọi là “không nao núng”. “thoát khỏi ưu phiền” do cách ta triệt hạ hoàn toàn được các lậu hoặc còn lại liên quan đến cái gọi là trạng thái lo lắng, thèm khát, và điều đó được coi như là mối sầu khổ. Phật Pháp (Dhammaṃ): với chính bản chất Phật Pháp; vì đây chính là thứ Phật Pháp ta phải hiểu được chính tự bản chất[176] của nó , tức là, chánh đạo, thánh quả và níp bàn và không phải là Phật Pháp được ghi trong các bản văn, đó chỉ là Phật Pháp nằm trong khái niệm[177]. Hay nói cách khác Phật Pháp (dhammaṃ): Phật Pháp là ý nghĩa nội tại[178], có nghĩa là Phật Pháp này chính là níp bàn. Ðó chính là điều hữu vi được tạo ra do những điều kiện liên kết lại với nhau, sau khi đã trở thành (đồng hiện hữu) khởi sanh[179] với nhau, vì pháp đó không bị điều kiện gì chi phối, pháp đó hoàn toàn mang tính chất vô vi, pháp đó cũng đồng nghĩa với níp bàn vậy. Pháp đó không ghê tởm vì chẳng có bất luận[180] điều ghê tởm nào tồn tại nơi pháp đó. Pháp đó lại rất ngọt ngào vì lúc nào pháp đó cũng hoàn toàn rất dễ chịu – ngay lúc ta lắng nghe, ngay lúc ta xem xét, và ngay lúc ta đem ra thực hiện, pháp đó lúc nào cũng được lão luyện (competent) do đã được ấn định thực hiện một cách thích hợp[181] những gì ta đã khởi động thông qua chứng đắc bằng việc đã biết khai sáng tâm linh[182]. Là điều tuỳ thuộc[183] hoàn toàn vào kiến thức toàn tri. Và do pháp đó mang tính chất tinh tế vậy. Pháp đó được phân tích một cách thích hợp do cách phân tích vấn đề cách thích hợp qua các uẩn v.v... [184] bằng những gì là toàn hảo v.v... [185] và cũng bằng cách tóm lược v.v... Hơn thế nữa với ba từ này ngài chỉ đề cập đến Phật Pháp ghi trong bản văn Kinh Tạng mà thôi. Chính vì lý do đó “pháp này” được đề cập đến với mục đích chỉ rõ bản chất trước tiên theo cả hai cách vì, thoạt tiên ta nhận thức được pháp đó, cũng như vậy ta có thể tiếp cận[186] pháp đó, điều nghe được cũng như điều ta đem ra thực hành. Thực hiện với pháp đó. Phật pháp (dhammaṃ): Phật Pháp hiểu theo nghĩa đề cao những kẻ nào thực hiện pháp theo những gì phù hợp với gì thực sự đang xảy ra[187] kể từ khi rơi vào đau khổ nơi cõi hư mất. Có một từ chung biểu thị bốn[188] pháp do bởi vì chỉ có một thực chất duy nhất đó là việc an trú nơi tam qui và nơi ngũ giới, ngay cả, nơi Phật Pháp chỉ thấy xuất hiện nơi bản văn thì cũng phải được đề cao.[189] (một người nào đó) thông qua tu luyện phù hợp với pháp đó[190], xuất phát từ chỗ rơi vào hiện trạng đau khổ nơi các tình thế hư mất. Trước tiên đã đặt vào phật pháp đã nói đến ở trên[191] một cách chung ngài lại nói thêm, “Ðiều này’ ám chỉ ‘pháp này’ mà thôi.

3. Xét theo khía cạnh đó (yattha[192]); có liên quan đến Tăng Ðoàn bậc thánh trong đó. Của bố thí (dinnaṃ): một việc cúng dường vật thực v.v... đã bị bỏ qua. Những điều được bố thí đem lại thánh qua to lớn (dinna mahapphalaṃ): [233] một cách đọc lướt giọng mũi, theo vần thơ, liên quan đến bốn cặp hạng người ta đang đề cập tới bằng cách nói tới ‘vị nhập lưu’[193], tức là hạng người đang tu tập thể hiện thánh quả nhập lưu v.v... là người hoàn toàn tinh tuyền liên quan đến những ô uế lại chính là các lậu hoặc. Tám vị đó (aṭṭha): tám cá nhân qua việc xử lý từng người một (tại xếp họ thành cặp) liên quan đến ai nào đã an trú nơi chánh đạo và những người đã an trú nơi thánh quả; và ở đây từ này đã được cắt ngắn thành puggala[194] dhammadasa), cũng vậy đây chỉ là cách tuân thủ luật làm thơ. Là những người tìm kiếm Phật Pháp (dhammadasā): những người đó trước tiên đã nhận ra[195] rằng Phật Pháp đó chính là Tứ Diệu Ðế và Phật Pháp đó chính là Níp bàn vậy. Ðối với Tăng đoàn này đó chính là tăng đoàn do đã được thoả thuận (saṃghāta-)[196] thông qua đặc tính cân bằng về Chánh Kiến và trì giới.

Khi phương pháp Tam Qui, đi kèm với biểu hiện những phẩm chất thiện liên kết với Tam Qui đó, lại là điều chính Ðức Phật đã đề cập đến. Như vậy ngài đã thốt lên trong ba đoạn kệ đó, hỡi chàng trai trẻ, sau từng đoạn kệ được lặp lại với việc giải thích: “Ngài có tài ăn nói (hùng biện) tuyệt vời”; bằng cách thiền định từng phẩm hạnh thiện liên kết với Tam Quy đó, thực chất là hành vi Tam Qui đã được gắn chặt trong tâm trí của ngài. Khi ngài an trú sau khi đã lặp lại[197] Tam Qui (Ðức Phật) giải thích thêm năm điều tu luyện khác nữa dưới dạng Tam Qui thể hiện và lợi ích Tam Qui đó đem lại và rồi ngài nói tới phương pháp thực hiện Tam Quy, với tâm tịnh tín sau khi đã cân nhắc điều này, chàng trai nói. “Tốt lắm, Bạch thầy, con phải thực hiện Tam Qui đó’ và đang khi nhập niệm chính những phẩm chất liên kết với Tam Bảo, chàng tiếp tục tiến tới trên chánh đạo đó; đang khi biết rõ hành vi thiện ở mức độ đủ để khởi sanh nơi thiên giới, Ðức Phật đã đi thẳng trở về cánh rừng Kỳ Viên.

Tuy nhiên với tâm tịnh tín liên quan đến nhận thức những phẩm hạnh thiện liên kết với Tam Bảo, chàng trai đã an trú Tam Qui.[198] Trong đó chàng đã nẩy sanh suy nghĩ tiến hành như sau, “Ta phải chạy tới qui y Tam Bảo”, và thọ ngũ giới thông qua quyết định nắm giữ ngũ giới theo cách Ðức Phật đã đề cập tới. Ðang lúc chàng trai đến qui y Tam Bảo trong khi vẫn nhập định theo cùng một cách thức đó những phẩm hạnh thiện liên kết với Tam Bảo thì những tên trộm đó đã bao vây chàng trên đường đi. Và vì chàng không để ý đến những tên trộm đó và vẫn tiếp tục đi trên đường, nhập định những phẩm chất thiện liên quan đến Tam Bảo đó. Bấy giờ có một tên cướp đang đứng nấp trong một bụi cây đã thình lình[199] bắn chàng trai một mũi tên tẩm độc [234] và đã kết thúc sanh mệnh của chàng và chộp lấy sâu tiền vàng kahāpaṇas biến dạng[200] cùng với những tên tòng phạm. Tuy nhiên khi chàng trai qua đời, anh ta đã tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam, như tỉnh dậy khỏi một giấc mơ, vây quanh chàng là một đoàn tuỳ tùng khoảng một ngàn tiên nữ, toàn thân được trang điểm với một số đồ trang sức[201] chất đầy tới sáu mươi chuyến xe. Những tia sáng thiên chúng đó lan toả khắp cả một vùng lên tới hai mươi do tuần.

Bấy giờ khi họ nhìn thấy chàng trai trẻ[202] đó đã chết, những cư dân thành Setavya[203] đã trẩy đến thành Setavya và báo cho mẹ và cha của chàng trai biết, trong khi đó những cư dân thành Ukkattha lại chạy tới thành Ukkattha và nói với vị bà là môn Pokkharasati. Khi nghe thấy tin này cha mẹ họ hàng và bạn bè của chàng trai[204] và cả thầy bà la môn Pokkharasati cùng với đoàn tuỳ tùng của họ, đã đi tới điểm đó khóc lóc với bộ mặt đẫm lệ; và thực tế toàn bộ dân chúng cư ngụ tại Setavya, Ukkhattha và Icchanangala[205] đã tề tựu đông đủ tại đó. Quả là một cuộc tụ tập rất đông người. Thế rồi cha mẹ chàng trai đã cho dựng[206] một đài hỏa thiêu không xa con đường đó là bao và bắt đầu thực hiện nghi thức hỏa táng. Thế rồi Ðức Phật nghĩ. “ Khi ta tới (đó) thì Chattamanava sẽ đến đảnh lễ ta và sau khi đã khiến hắn kể lại sự việc hắn đã làm. Trước tiên ta sẽ đặt quả phước đức đó rồi diễn giải Phật Pháp - như vậy những con người đó sẽ thấu triệt Phật Pháp”. Nghĩ thế rồi, ngài đi tới địa điểm đó kèm theo là một đoàn tùy tùng chư vị Tỳ khưu rất đông và rồi ngài ngồi dưới một gốc cây, tỏa ra luồng sáng sáu màu của vị Đức Phật. Khi vị tiên Chattamanava[207] suy nghĩ về chính thù thắng của mình, trong khi suy xét lý do tạo ra thù thắng đó, chàng đã nhận ra việc đến quy y Tam Bảo và thọ ngũ giới; tâm chàng tràn ngập kinh ngạc và với tâm tịnh tín và thành kính Ðức Thế Tôn, nghĩ rằng, “là cách công nhận điều gì đã được thực hiện ngài phải đảnh lễ Ðức Thế Tôn và tăng đoàn các vị Tỳ khưu và thể hiện nơi chúng sanh những phẩm hạnh thiện kèm theo với Tam Bảo. Biến toàn bộ điểm đó thành một cánh rừng ánh sáng chàng trai đã xuất hiện cùng với thiên cung, xuống khỏi thiên cung đó và sau khi đã tiến lại gần có đoàn tuỳ tùng đông đảo đi kèm chàng trai đã hiện rõ nguyên hình, [235] ảnh lễ Đức Phật, rồi xụp đầu lạy xuống tận chân vị trưởng lão. Và rồi đứng sang một bên thực hiện kính lễ anjali. Khi dân chúng nhìn thấy chàng trai đầy kinh ngạc và nghĩ rằng. “Chàng ta là ai? Liệu có phải là chư thiên hay Phạm Thiên?” thế rồi họ tiến lại vây quanh Ðức Thế Tôn để thể hiện được phước đức chàng đã làm Ðức Thế Tôn đã hỏi thiên tử đó như sau:

Cả mặt trời cũng không chiếu sáng bầu trời[208] như vậy, đến cả mặt trăng lẫn sao Phussa[209] không sánh bằng[210] đại ánh quang của chàng được – Giờ đây ngươi là ai hỡi vị giáng trần từ thiên giới?

Rồi[211] ánh hào quang này dập tắt (cắt đứt) mọi tia nắng[212] khắp hai mươi do tuần lan toả sáng hào quang – hơn thế nữa: ngay cả[213] lúc bóng đêm lan toả khắp lại sáng ngời tựa lúc ban ngày: ôi thiên cung tinh tuyền, thanh tịnh vô cùng tuyệt mỹ.

Với hoa sen padumas và hoa súng pundarikas khoe đủ màu đủ sắc, trải khắp muôn nơi tô điểm đẹp vô ngần che phủ khắp nơi với mạng lưới vàng ròng óng ả, vô tỳ vết chiếu sáng một khoảng không tựa vầng nhật trong sáng[214].

Choáng đầy bầu trời với muôn vàn tinh tú, bao phủ khắp những xiêm y tựa tia sáng hồng đỏ vàng, và khiến toả hương ngát một hương thơm bách huệ rồi chiên đàn[215] rồi bảy tiên nữ nước da óng ánh tựa vàng ròng đông đúc tựa ngàn sao rực rỡ.

Lại xuất hiện muôn vàn tiên đồng ngọc nữ[216]với sắc diện tươi tắn tựa vầng trăng rồi tiếp đến những kẻ với tâm tịnh tín được trang điểm sáng chói tựa vàng ròng, theo làn gió tỏa thiên hương phảng phất[217] khắp nơi, như che phủ ánh quang vàng ròng rực rỡ.[218]

Việc tu thân nào đã đem quả lớn thế này? Do quả nghiệp nào chàng đã hóa sanh[219] tại nơi đây? [236] và bằng cách nào chàng đã biết thiên cung hào nhoáng thế – nào ta đã hỏi, hỡi thiên tử hãy giải thích ngắn gọn từng chi tiết.

Về điểm này:

4. Chiếu sáng (rapati): tỏa ánh hào quang. Trên bầu trời (nabhasmiṃ): trên không trung. Tháng mười hai / tháng giêng (Phusso): sao Phussa. khôn ví (atulaṃ) không gì sánh bằng, hay nói cách khác vô song[220], không thể đo lường được, do bản chất tỏa sáng lung linh, từ đó chỉ duy nhất thiên cung này, giống như một luồng sáng chói, chiếu rọi khắp bầu trời - ngay cả muôn vàn tinh tú và vầng nguyệt cộng lại như thế[221] cũng không bằng; với ánh sáng toả lan như vậy ngay cả mặt trời cũng không chiếu sáng bằng. Giờ đây ngươi là ai lại xuất hiện tại nơi đây trên cõi đời này từ thiên giới? Hãy nói rõ cho toàn dân để làm rõ điều này.

5. Cắt đứt (chindati): ngăn cản, có nghĩa là chọi lại không cho phép được toả ánh sáng. Những tia sáng: raṃsi = rasmiyo (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Nguồn tạo ánh sáng (pabhaṅkarassa): mặt trời. Và ánh hào quang của thiên cung này lan tỏa khắp hai mươi lăm do tuần. Vì lý do đó chàng nói rằng, ‘Ánh hào quang... lan tỏa khắp hai mươi do tuần’ – và còn hơn thế nữa.” Ngay cả đêm tối sáng tỏ tựa ban ngày (rattim api yatthā divaṃ karoti): ngay cả vào ban tối thì thiên cung lại tỏa sáng tự ban ngày. Xua tan bóng đêm với chính luồng sáng của thiên cung. Thật thanh tịnh do tính chất tinh luyện kỹ càng nơi thiên cung đó chiếu sáng khắp muôn phương. Cả bên trong thiên cung lẫn bên ngoài, vô tỳ vết do chẳng còn vết nhơ nào sót lại. Lại kiều diễm do chính tất dễ thương hấp dẫn.

6. Với muôn vàn bông sen và bông súng (padumas và pundarikas) (bahupadumavicitrapuṇḍarīkaṃ): với cả hai loại nào là sen kamalas màu đỏ và bông súng kamalas màu trắng khoe sắc muôn màu[222]người ta cũng cho rằng bông súng trắng kamala lại là một paduma, bông sen pakamala đỏ là bông súng pundarika[223] nở rộ muôn hoa đủ loại. Bao phủ một mạng ánh sáng (vokiṇṇaṃ kasumehi): và[224] được rải rắc với đủ loại hoa. Vô số những đồ trang sức (nekacittaṃ): được trang hoàng bằng đủ cách với những vòng hoa kết lại với cây leo v.v... được che phủ với một mạng bằng vàng ròng, tinh tuyền vô tỳ vết (arajavirajahemajālacchannaṃ): che phủ với mạng lưới bằng vàng ròng, chẳng còn một chút thiếu sót nào, mọi bụi bặm không còn bám vào theo ý thích nữa.

7. Khoác xiêm y ánh sáng đỏ rực và vàng óng ả. (rattambarapītavāsāhi): những kẻ đó khoác vào mình cả hai loại xiêm y đỏ rực và vàng óng; vì những kẻ nào được khoác áo chư thiên với nền đỏ khoác ngoài một lớp vải màu vàng trong khi đó những kẻ nào dùng áo trong màu vàng thì khoác ngoài là một lớp vải màu đỏ. [237] Tỏa ra hương thơm ngào ngạt, piyangu và chiên đà (agarupiyañgucandanussadāhi): được trang điểm (ussadāhi) với hương thơm chiên đàn[225], vòng hoa piyangu và[226] hương thơm chiên đàn, có nghĩa là hương thơm thiên giới chiên đàn v.v... [227]. làm da của các tiên nữ bóng láng màu vàng óng ả. (kaṅcanatanucannibhattacāhi.): có đông đảo những nàng tiên nữ đang đàn ca đang khi di chuyển nơi này nơi khác.

8.  đây còn nhiều cây đồng tiền và ngọc nữ: attha-bahukā ettha (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Với vẻ mặt thiên hình vạn trạng (nekavaṇṇā): dưới nhiều hình thái. Với nhiều đồ trang sức tô điểm bằng luồng sáng phát ra. (kusumavibhūsitābharanā): cùng với đồ trang sức thiên giới tô điểm chung với sắc hương nở rộ như thể phơi sắc trước gió với hương thơm phảng phất nhẹ nhàng.  đây (ettha): trong thiên cung này. Những kẻ đó với tâm thanh thản: sumanā = sundaramanā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) những kẻ đó có tâm hoan hỷ. Theo gió đưa hương phảng phất nhẹ nhàng (anilapamuñcitā pavanti surabhiṃ): vì lý do chúng được bó lại khắp nơi[228] với những vòng hoa có hương thơm lan tỏa[229] ra khắp tứ phương trong gió nhị thoảng như thể những sọt cành hoa đó được rải khắp trong gió[230] và do chúng toả ra nở ra, nên toát ra hương thơm ngào ngạt. Người ta cũng giải thích là anilapadhūpitā[231] (phảng phất trong gió) có nghĩa là với những bông hoa bằng vàng ròng lắc lư nhẹ nhàng[232] đong đưa trước gió phảng phất. Chúng tỏa rộng ra với ánh sáng vàng ròng do những đồ viền quanh[233] v.v... với sọc[234] v.v... bằng vàng. Họ được phủ một lớp vàng vì đa phần thân thể họ được phủ đầy[235] những thứ đồ trang hoàng bằng vàng ròng tỏa sáng rực rỡ. Cả những phụ nữ lẫn nam giới (naranariyo) chứng tỏ một điều là trong thiên cung của nhà ngươi có rất nhiều tiên nữ và thiên tử.

9. Nào hãy đến đây (iṅgha) là phân từ hiểu theo nghĩa động viên, thôi thúc. được yêu cầu: puṭṭho = pucchito (một dạng ngữ pháp hoán chuyển): nhằm đem lại thánh quả do những phước nghiệp đó trước tiên cho những chúng sanh này được nhìn thấy - đây là ý nghĩa.

Thiên tử nhân đây đã giải thích với những đoạn kệ sau:

“Ngay tại nơi đây, trên đường đi chính các ngươi[236] đã tụ tập lại đông đủ với chàng trai trẻ đó; đạo sư với tâm đại bi sẳn có đã giảng giải cho chàng; và sau khi nghe phật pháp do chính ngài giải thích; là ngọc báu tuyệt vời. Chatta đã lên tiếng nói rằng, “Ta sẽ phải hành xử như[237] vậy’;

[238] Con đến[238] qui y vị chiến thắng[239] huy hoàng rồi qui y Phật Pháp và Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu’.

Trước tiên[240] con đã nói “không”, nhưng bạch Thế Tôn, sau đó con sẽ thực hiện chính lời ngài dạy.

Và không sống theo tà hạnh, sát sanh sinh vật bất trinh, vì kẻ nào có tuệ quán không cổ vũ những ai thiếu kiềm chế liên quan đến sát sanh sinh vật. – trước tiên con đã nói “không”, bạch Thế Tôn, nhưng sau đó con đã thực hiện chính lời ngài dạy.’

Rồi không lấy làm của riêng những vật gì không của riêng con – trước tiên con đã nói “không”, bạch Thế Tôn, nhưng sau đó con sẽ thực hiện chính lời ngài dạy.

Rồi con không giao tiếp với tín nữ người khác bảo vệ, là điều không được cho con làm tài sản riêng - trước tiên con đã nói “không” Bạch Thế Tôn, nhưng sau đó con sẽ thực hiện chính lời ngài dạy.

Và xin đừng nói những nguỵ ngôn, lập lờ hai nghĩa. Vì những kẻ nào có tuệ quán tốt không khen ngợi những người nói dối - thoạt tiên con đã nói “không” nhưng sau đó con sẽ thực hiện chính lời ngài dạy.

Và không dùng toàn bộ những gì gây nghiện do đó một người ý thức của người đó sẽ phải rời xa. Thoạt tiên con đã nói “không” nhưng sau đó con sẽ thực hiện chính lời ngài dạy.

Chính vì ở đây sau khi con đã thực thi ngũ giới đã tu luyện những gì liên quan đến giáo pháp vị Như Lai, con đã đi theo hai con đường giữa nhóm người cướp bóc; họ đã lấy mạng con để chiếm đoạt tài sản.

Tới mức độ này con đã thiền định nhớ phước đức tiền kiếp; vượt qua đó con chẳng biết điều gì ngoài ra. [239]do phẩm hạnh thiện đó, lại nhờ phước đức đó, con đã tái sanh nơi cõi tam thiên giới được thỏa mãn đủ mọi ước mơ.

Hãy nhìn xem quả việc tu luyện phù hợp với Giáo pháp Đức Phật liên tục kiềm chế từng giây phút này đến thời điểm tiếp theo. Có nhiều kẻ tự hãm dẹp sắc dục[241] giống như con được tỏa sáng. Như được toả sáng do tiếng tăm lừng lẫy thật dáng ghen tương.

Hãy nhìn xem thông qua một ít giáo pháp con đã được dẫn tới nh mệnh hạnh phúc và đã biết niềm hạnh phúc vui tươi. Và kẻ nào liên tục lắng nghe ngươi diễn giải Phật Pháp ta thiết nghĩ người đó sẽ đạt đến bất tử, đó cũng chính là an tịnh[242] cho tâm hồn.

Dầu chỉ một khối lượng[243] nhỏ không đáng kể liên quan đến giáo pháp vị Như Lai cũng sẽ trở nên dồi dào[244] không kể xiết, với nhiều quả thật vô song. Hãy nhìn xem Chatta sau khi đã thực hiện phước đức, đã thắp sáng cả trái đất hoàn cầu hạ giới. giống như thể[245] mặt trời vẫn thường làm.

“Phước đức này chính là điều gì vậy?” còn điều gì[246] khiến ta phải hoàn thành nữa đây? Thế nên đông người đã tụ tập cùng nhau để tham khảo; “liệu ta[247] phải tái sanh thành kiếp người[248] một lần[249] nữa?” Ðể tu luyện (điều thiện này chăng?), để đã biết giới hạnh hoàn hảo?”

Bạch Ðạo sư, do bao điều cần thực hiện như vậy, cùng với tâm đại bi ngài sẳn có, xin hãy đến[250] buổi sớm hôm nay khi con còn tồn tại trên cõi đời này; để con đến gặp ngài xứng danh như vậy, “Xin nhủ lòng đại bi, cho dù phải lắng nghe Phật Pháp hơn một lần.

Ở đây những kẻ nào biết sớm dứt luyến ái dục tham và những ai biết hữu ái tuỳ miên, si mê tận diệt, những kẻ nào không phải đầu thai một lần nữa.

Về điểm này:

10. Ở đây trên chính đại lộ này, chính ngài đã hội ngộ với chàng trai trẻ (sayaṃ idha pathe samecca māṇavena):  đây, ngay trên con đường này, trên đại lộ này, chính ngài đã tụ tập gặp lại chàng trai trẻ đó, là con trai một vị bà la môn, chàng trai đã đến cùng với ngài, bạch thầy, ngài là đạo sư do ngài đã dạy dỗ chúng sanh thật thích hợp nơi những gì nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho họ liên quan đến cả những điều nhìn thấy nhãn tiền nơi cõi đời này lẫn cả cõi đời sau[251]. [240] Xin thương xót, xin giúp đỡ, dạy dỗ chàng trai đó phù hợp với Giáo Pháp của ngài; sau khi đã lắng nghe giáo pháp, ôi châu báu tuyệt vời, là châu báu chính tông, là Đức Phật toàn hảo, chàng là Chatta, chàng trai trẻ đó có tên là Chatta, đã lên tiếng, đã nói lên mà rằng, “Chính vì thế con sẽ hành đông[252] theo cách đó. Con sẽ tu luyện như ngài đã dạy bảo” - đây chính là ý nghĩa cần phải phân tích về các từ đó. Sau khi đã làm rõ câu hỏi về phước đức là lý do đem lại thánh quả đó, thế rồi chàng nói rằng, “(Ta sẽ đến dự kiến vị chiến thắng tuyệt hảo nhất trong số các vị chiến thắng” v.v... để làm rõ chính việc chàng đã an trú trong đó theo sự đồng ý của chàng do Ðức Phật ban cho và sau khi chàng đã được an trú trong đó sau này theo cách thức chàng đã thực hiện và phân loại. Về điểm này.

11. Thoạt đầu ta đã nói “không” thưa thầy (no ti paṭhamaṃ avoc’ āhaṃ bhante) Thưa Ðức Thế Tôn khi ngài nói, “Liệu nhà ngươi có hiểu qui y Tam Bảo là gì chăng?” Thoạt đầu con đã trả lời là “không” Nhưng không phải “con không biết.”[253] Nhưng sau đó con đã y lời ngài mà tu luyện (pacchā te vacanaṃ that’ev’akāsiṃ): nhưng sau này, do con tụng các đoạn kệ ngài đã thốt lên. Con đã tu luyện làm y lời ngài dạy dỗ, có nghĩa là con đến qui y Tam Bảo.

12. Ða dạng (vivīdhaṃ): cả cao lẫn thấp, có nghĩa là gánh chịu lỗi phạm vừa nhẹ nhàng lẫn trầm trọng. Không thực hiện (ma carassu): không thực hiện. điều gì không tinh tuyền (asuciṃ): điều gì không tinh tuyền do pha trộn với những ô uế nơi các lậu hoặc. Thiếu kiềm chế liên quan đến những sanh vật (pāṇesu asañataṃ): không tự kiềm chế khỏi sát sanh. Vì những kẻ nào đã biết tuệ quan đã không tán thành việc đó (na hi avaṇṇaiṃsu): Vì những kẻ nào có tuệ sẽ không tán thành. Ðây chính là phép hoán dụ luôn luôn được nói tới một phần mà thôi; chính vì thế[254] trong quá khứ họ đã không tán thành, cũng chính vì thế lúc này cũng như trong tương lai họ cũng sẽ không tán thành việc đó.

13. Ðiều gì người khác đang canh giữ (parajanassa sakkhitaṃ) một vật gì đó thuộc sở hữu người khác. Chính vì lý do đó chàng nói rằng. “Ðiều gì chẳng được ban cho ta.”

14. Không lui tới với (mā agamā): không ăn nằm với người phụ nữ.

15. điều không trung thực (vitathaṃ): điều không đúng, có nghĩa là điều nói dối. áng nghi ngờ (khả nghi) (aññathā): hơi có vẻ khả nghi, có nghĩa là ý thức được đó là điều không đúng, không có thực, như vậy tựu trung[255] lại đó là điều dối trá, không nên nói điều đó.

16. [241] Do đó (yena): do đó là những chất gây nghiện ngập; do uống phải những chất đó - đây là ý nghĩa. Rời xa chàng (apeti): ra đi khỏi. Ý thức rõ (saññā) nhận thức rõ giáo pháp, hay ý thức rõ được chính lời Ðức Phật. Toàn bộ (sabbaṃ); không bỏ qua bất kỳ điều gì; có nghĩa là bắt đầu chỉ bằng kích thước một hạt giống nhỏ xíu.

17. Mà con đã (svāhaṃ): vào thời điểm đó con chính là Chattamāṇava.  đây (idha[256]) ngay tại điểm này trên đường đi; hay nói cách khác  đây (idha[257]): với giáo pháp này của ngài. Vì lý do đó chàng nói rằng, Liên quan đến Giáo Pháp của vị Như Lai”. ngũ giới (pañca sikkhā): ngũ luật. Sau khi đã thực hiện (karitvā): sau khi đã nhận lấy cho chính mình, có nghĩa là sau khi đã đảm trách. Hai con đường song nhau (dvepathaṃ): một con lộ tạo thành một điểm giao nhau nơi ranh giới của hai ngôi làng, có nghĩa là một con lộ phân ranh giới ra hai làng. Những tên này (te): những tên cướp này. Tại đó (tattha): trên đường đi bọn chúng đã ẩn nấp giữa đường biên giới phân chia thành hai làng. Nhằm ăn cướp lấy tài sản (bhogahetu): do một số của cải kha khá.

18. Vượt hẳn, thêm vào đó, phước đức[258] đã đề cập đến ở trên chẳng có ai biết tới cả. Không ai tìm ra được, ý nghĩa là ta có thể thu lượm được. Ta hoàn toàn thoả mãn với những ước muốn của ta (kāmakāmi): được cung ứng cho ngũ giác quan như hằng mong mỏi.

19. Chỉ một giây lát, chỉ trong chốc lát, được kiềm chế (khaṇamuhutta-saññamassa): với trì giới chỉ diễn ra trong giây lát, trong chốc lát. Với cách tu tập phù hợp với Phật Pháp (anudhammapaṭipattīyā): Bạch thầy, xin nhìn đến kết quả đối với kẻ tu tập Phật Pháp phù hợp với kết quả đã đạt được như vậy.” Hay nói cách khác về việc tu tập Phật Pháp[259] nhờ việc động viên khích lệ của ngài. Có nghĩa là tuân thủ thực hiện qui y Tam Bảo và đã biết Ngũ Giới chính xác theo y như cách đã nói ở trên. Tỏa sáng như con hằng mong ước, do đoàn tùy tùng con có được (jalam iva yasassā): như được tỏa sáng do oai lực thần thông và thù thắng đoàn tùy tùng con đem lại. Hãy quan sát (samekkhamānā): hãy nhìn xem. Nhiều người: bahukā = bahavo (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Phải ghen tỵ (pihayanti): ước muốn, “làm sao chúng con cũng được như vậy, trở nên như vậy.[260] Với những ước muốn tham dục hạ giới (hīnakāmā): có được tài sản đáng kể so với thù thắng của con.

20. Ít (katipayāya) : một số lượng ít quan trọng. Những kẻ nào (ye): chư vị Tỳ khưu và thiện nam tín nữ v.v... là kẻ. Từ ca (và) chỉ rõ một số điều thêm vào đó[261]. Thông qua ngài: te = tava (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Liên tục, (satataṃ): ngày này qua ngày khác.

21. Thành quả dồi dào (vipulaṃ): với kết quả to lớn, với oai lực dồi dào. Liên quan đến Giáo Pháp của vị Như Lai (Tathagatassa dhamme): được thực hiện khi ngài đại diện cho giáo pháp, đang lúc có sự động viên của vị Như Lai - đây là điều ta phải phân tích. Ngài nói rằng, “Hãy nhìn kìa” v.v... bằng cách ám chỉ chính mình, vấn đề được nói tới một cách xa xa như vậy. Ở đây hãy nhìn xem (passa): chàng nói với Ðức Thế Tôn; hay nói cách khác chàng đang nói chỉ về chính ngài hành động như một người khác.

22. [242] “Thiện nghiệp này là gì vậy, chúng ta phải thực hiện điều gì vậy? (kim idaṃ kusalaṃ kim ācarema): bản chất đó là gì, giống như điều này là gì mà ta gọi là thiện nghiệp’; hay làm cách nào[262] chúng ta có thể thực hiện được điều đó. Như vậy một số người, sau khi đã tụ tập lại, đã tham khảo (icc eke hi samecca mantayanti) theo cách này một số người, sau khi đã qui tụ lại, sau khi đã gặp nhau, liền tham khảo, đã vượt qua, đã thực hiện được điều rất kho làm, như làm cho trái đất quay tròn[263] và như tái sanh[264] trên núi Sineru[265]; hơn thế nữa, liệu chúng ta có thể hoàn thành được một lần nữa ngay cả phước đức này đơn giản là không gặp bất kỳ khó khăn nào[266]?” Ðây là ý nghĩa. Chính vì lý do đó ngài nói rằng[267], (Chúng ta phải” v.v...

23. Thực hiện nhiều (bahukāro): thực hiện nhiều dịch vụ, hay dịch vụ to lớn. Xin hãy tỏ tâm đại bi (anukampako): xin hãy thương xót con, các từ này có liên quan một cách êm dịu do người tạo hoan hỷ –m- như vậy (iti): theo cách đó; chàng đang nói có liên quan đến phương cách Ðức Thế Tôn hành động có liên quan đến chính mình. Khi con còn tồn tại: me sati = mayi sati (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), khi con biết điều đó, có nghĩa là đang lúc những tên cướp vẫn chưa giết chết con. Vẫn còn sớm vào buổi sáng: divādivassa = divasassa[268]pi divā (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), có nghĩa là còn rất sớm vào buổi sáng[269]. Con đã (svāhaṃ): con chính là Chattamāṇava. Quả thật con tên là (saccanāmaṃ): là người có tên là, nhờ những tên như vậy như “Ðức Thế Tôn, vị A-la-hán, Đức Phật toàn hảo v.v... [270] Xin ngài hãy xót thương con (anukampassu): xin hãy cứu giúp con. Một lần nữa ngay cả khi (puna pi): ngay khi con phải lắng nghe Phật Pháp thêm một lần nữa, có nghĩa là con chỉ có thể lắng nghe Phật Pháp từ chính cửa miệng ngài[271] mà thôi.

Khi vị thiên tử đã nói ra như vậy[272] tất cả những điều này trở thành lời thừa nhận về những gì chàng đã thực hiện, chàng liền nói thêm nhằm giải thích toàn bộ điều không thỏa mãn liên quan đến việc ngồi vây quanh tỏ lòng kính lễ Đức Phật và liên quan đến việc lắng nghe Phật Pháp. Ðức Thế Tôn liền quan sát hiện trạng của thiên tử và chúng sanh tụ tập lại tại đó và diễn giải pháp thoại tiếp theo; Thế rồi khi ngài biết rõ tâm họ đã sẳn sàng ngài liền hiện rõ giáo pháp các Đức Phật đã khám phá ra. Vào lúc kết thúc diễn giải giáo pháp thiên tử đó và cha mẹ chàng[273] đã được an trú nơi thánh quả Nhập Lưu. Trong khi thấu triệt được Phật Pháp nổi lên nơi Tăng chúng đông đảo đang tụ tập lại ở đó. Ðược an trú[274] nơi thánh quả thứ nhất thiên tử đó đã thốt lên đoạn kệ cuối cùng kết thúc như sau, “Ở đây kẻ nào đã từ bỏ tham dục” giải thích làm rõ tâm tịnh tín và thận trọng[275] liên quan đến chánh đạo cao siêu hơn và những lợi ích đã biết chánh đạo đó.

24. Ðây là ý nghĩa: ở đây, những kẻ đó đại diện cho giáo pháp này, là người đã từ bỏ, đã triệt phá tận gốc không bỏ qua bất kỳ điều gì, thói tham dục, những ước muốn tham dục, họ không thể được tái sanh làm người trên cõi đời này một lần nữa. [243] Do đã triệt phá được những gông cùm dẫn đến hạ giới[276]. Hơn thế nữa, những kẻ nào đã từ bỏ sân si, sau khi đã loại bỏ hoàn toàn và triệt phá được khuynh hướng tiềm ẩn tái sanh, ý muốn nói ở đây là được tái sanh trở lại trong lòng mẹ là điều không thích hợp. Tại sao thế? Vì họ đã nhập vô dư níp bàn, đã trở nên mát mẻ (cool). Vì tuyệt đại đa số những nguời nào nhập vô dư níp bàn bằng cách nhập níp bàn không còn bát kỳ sanh y tồn tại nào nữa (đều đòi hỏi phải tái sanh thêm nữa) và như vậy[277] trở nên mát mẻ nhờ kết thúc ngay tại đây, toàn bộ những gì đã cảm thấy được[278] toàn bộ những ốm đau, bệnh tật và tử nữa.

Sau khi đã làm rõ thực chất là chính việc gia nhập lắng nghe những người bậc thánh[279] đã biến giáo pháp đó đến điểm tột đỉnh[280] bằng cách liên quan đến hình thái níp bàn không còn tồn tại bất kỳ sanh y nào nữa (tức việc đòi hỏi phải tái sanh thêm một lần nữa.) Thiên tử đó đã đảnh lễ Ðức Thế Tôn về phía bên phải tỏ lòng kính lễ tăng đoàn chư vị Tỳ khưu và sau khi đã xin phép cha mẹ được xuất gia, chàng đã tiến thẳng tới thiên giới. Chính Ðức Thế Tôn cũng rời khỏi chỗ ngồi của ngài[281] và cũng ra đi, kèm theo là tăng đoàn chư vị Tỳ khưu. Hơn thế nữa cha mẹ của chàng trai trẻ tuổi, chính là hại vị bà la môn Pokkharasati và toàn bộ những chúng sanh đều theo tiễn Ðức Thế Tôn và quay trở về nhà. Đức Phật vào cánh rừng Kỳ Viên và đã diễn giải chi tiết thiên cung đó[282] cho đám đông tụ lại quanh ngài tại đó. Giáo pháp của ngài đem lợi lại cho hết thẩy những chúng sanh đó.

Phần diễn giải thiên cung Chattamāṇava đến đây là kết thúc.

5.4 Chú Giải THIÊN CUNG CỦA NGƯỜI CÚNG CHÁO CUA [Kakkaṭakarasadāyakavimānavaṇṇanā]

"Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích”. Ðây là thiên cung của người cúng dường cháo cua. Thiên cung này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Phật còn đang lưu lại trong Thành Rājagaha, trong cánh rừng Trúc. Vào thời đó có vị Tỳ khưu nọ đang thực hành thiền quán bỗng ngã bệnh do chứng đau tai rất trầm trọng, khiến ngài không thể tiếp tục thực hành thiền quán được nữa. Bệnh tình của ngài không hề thuyên giảm chút nào ngay cả khi ngài đã được điều trị theo đúng toa của vị lang trong vùng. Tỳ khưu liền thông báo cho Ðức Phật vấn đề này. Thế rồi Ðức Thế Tôn nhận ra rằng phương thuốc chữa trị bằng cách ăn món cháo cua, ngài liền nói với Tỳ khưu mà rằng, “Hỡi Tỳ khưu, ngài phải lên đường và du hành khất thực đến vùng Magadhakhetta[283] Tỳ khưu suy nghĩ mà rằng, “Chắc chắn đấng nhìn xa trông rộng đã khám phá điều gì đó chăng”. ngài liền đồng ý[284]với Ðức Phật nói rằng, “Ðược vậy thì tốt quá, bạch thầy” rồi đảnh lễ vị thiện thệ và lấy bát khất thực và y cà sa vị Tỳ khưu đó đã lên đường đến thành Magaghakhetta và [244] rồi đứng ngay trước cửa lều của người canh ruộng lúa. Người canh ruộng lúa sau khi đã bắt được một số cua trong cánh đồng, nấu món cháo cua và ngồi xuống suy nghĩ rằng, “Ta nghỉ một chút rồi dùng bữa.”[285] Khi người đó nhìn thấy trưởng lão. Người đó liền đỡ lấy bát khất thực của ngài, và bảo ngài ngồi xuống trên chiếc lều nhỏ xíu[286] và rồi dâng cho ngài một bữa ăn cháo cua. Chẳng bao lâu sau khi vị trưởng lão đã dùng bữa xong[287], một chút cháo cua thì chứng đau tai của ngài thuyên giảm ngay[288]. Như thể ngài được tắm với cả trăm bình nước lạnh. Bằng món ăn chữa bệnh đó ngài đã lấy lại được sức mạnh tinh thần và rồi thực hiện tu luyện thiền quán. Ngay cả trước khi kết thúc bữa ăn đã tạo ra thì các lậu hoặc đã biến mất không bỏ qua bất kỳ điều gì và ngài đã chứng đắc thánh quả A-la-hán. Ngài liền nói với người canh lúa mà rằng, “Hỡi thiện nam, nhờ ăn món cháo cua nhà ngươi dâng cúng mà căn bệnh của ta đã được thuyên giảm. Thân xác và tinh thần của ta đã được chữa lành; qua kết quả phước đức này chính nhà người cũng thoát khỏi mọi đau khổ cả tinh thần lẫn thể chất.” Và sau khi ngài đã nói như vậy[289] ngài liền tỏ lòng cám ơn và rồi rời khỏi[290] đó.

Một khoảng thời gian sau người canh lúa đã qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam trong một thiên cung bằng vàng ròng dài khoảng mười hai do tuần[291], có cột bằng ngọc bích, trang điểm với bảy trăm ngôi nhà mái cong và toàn bộ căn phòng trong thiên cung đó đều làm bằng đá quí bê ryl. Và ngay cửa nhà, để chỉ cho thấy cách người đó đã tích luỹ phước đức, ông đã cho treo một chuỗi ngọc quí,[292] có một con cua vàng. Thế rồi vị trưởng lão Mahāmoggallāna đã lên đường theo cách đã bàn đến ở trên, thực hiện một chuyến du hành thiên giới đến cõi Tam Thập Tam, trưởng lão đã nhìn thấy thiên tử toả sáng với đủ mọi phép thần thông vĩ đại của một chư thiên, vây quanh là một đoàn tiên nữ, thân xác thiên tử đó được trang hoàng với đủ đồ trang sức thiên giới tới mức độ phải dùng tới sáu mươi chiếc xe mới chở hết và tỏa sáng giống như mặt trời và mặt trăng[293]. Trưởng lão đã hỏi thiên tử với những đoạn kệ sau đây:

Thiên cung này có trụ cao cột làm bằng châu báu ngọc bích, khắp mọi bề rộng khoảng mười hai[294] do tuần; có bảy trăm căn nhà mái cong trong đó thật huy hoàng lộng lẫy. Có cột bằng ngọc bích[295]ược trát vỏ vụn kim loại vàng ròng[296] trông thật kiều diễm tráng lệ.

Tại đó nhà ngươi đã cư ngụ, ăn uống[297] rồi phát lên âm thanh nhạc cụ vinas tạo âm thanh vô cùng hấp dẫn[298]; [245] những hương vị thiên giới lan toả khắp nơi, làm thỏa mãn mọi lạc thú ngũ giác; ở đây còn có các phụ nữ ăn mặc xiêm y bằng vàng nhảy múa.

Do đâu nhà ngươi có diện mạo kiều diễm đến vậy? Vì lý do gì chàng đã có được sắc đẹp kiều diễm như vậy ngay tại cõi đời này và được tái sanh nơi cõi đó với bất kỳ lạc thú nào chàng thường ấp ủ mong muốn?

Ta hỏi ngươi, hỡi thiên tử đầy uy lực, phước đức nào ngươi đã thực hiện khi còn sống kiếp chúng sanh giữa thế nhân? Do đâu chàng đã biết vẻ oai lực to lớn và sắc đẹp nàng sáng chói khắp mười phương đến như vậy?

Và thiên tử giải thích cho ngài, để làm rõ điều này.

Khi Moggallāna hỏi thiên tử đó, lòng chàng tràn ngập hạnh phúc và sung sướng, nàng đã giải thích câu hỏi ngài đã đặt ra, về phước đức nào chàng đã thực hiện hầu đem lại phước quả to lớn đến như vậy.

Con vật mười chân; trên cửa nhà treo cua vàng, đứng đó để nhắc nhớ con rõ ràng. Những phước đức con đã làm được trong quá khứ thì cua này toả sáng cả mười càng.

Khi Moggallāna hỏi thiên tử đó, lòng chàng tràn ngập hạnh phúc và sung sướng, chàng đã giải thích câu hỏi ngài đã đặt ra, về phước đức nào chàng đã thực hiện hầu đem lại phước quả to lớn đến như vậy.

Thưa Tỳ khưu đầy oai lực, ta công bố cho chư vị phước đức nào ta thực hiện được khi còn sống nơi kiếp thế nhân[299]. Do đó ta có được vẻ oai lực toả sáng đến như vậy, và diện mạo sáng chói của ta tỏa sáng khắp mười phương.”

Về điểm này”

1. Trên cao (uccamṃ): bay vút lên cao. Với cột trụ làm bằng ngọc bích (maṇithūnaṃ): với rất nhiều cột trụ làm bằng đá qúi như đá ruby padumaraga v.v... Tứ bề (samantato): toàn bộ khắp tứ bề. được trét bằng vàng (rucakatthatā); được trát đây kia trên mặt đất với vỏ bào vàng óng.

2. Ăn uống (pivasi khādasi ca): ngài nói tới một thức uống toả hương ngào ngạt và thứ đồ ăn lại có cả rượu tiên thỉnh thoảng cũng được phục vụ. Tỏa ra tiếng nhạc thật hấp dẫn (pavadanti): đang toả âm thanh. Hương vị thiên giới, thoả mãn đủ ngũ giác quan. Cũng xuất hiện ở đây (dibbā rasā kamagun’ettha pañca) ở đây có nghĩa là đủ mọi hương vị thiên giới toả khắp nơi, được tìm thấy nơi thiên cung này. Che phủ bằng xiêm y vàng ròng (savaṇṇachannā): được trang hoàng với đủ thứ trang sức bằng vàng.

6. Dùng làm điều nhắc nhở: satisamuppādakaro = satuppādakaro (là từ đồng nghĩa) nhờ có phước đức đó mà ta đã chiếm được thù thắng thiên giới đó - là điều gì đó nhằm nhắc nhớ liên quan đến vấn đề này. Có nghĩa là làm điều nhắc nhở như sau: “Chính thông qua việc cúng dường cháo cua mà ta chiếm được thù thắng thiên giới này.”[300] [246] kể cả hoàng kim được trét (niṭṭhito jātarūpassa): được hoàn tất với đủ thứ vàng ròng. Làm bằng kim hoàn. Vì con cua có tám cẳng hai càng – mỗi bên có năm – được gọi là ‘con vật mười càng”[301]; con của treo ngay trên cửa thiên cung của ta toả sáng’; chỉ con cua đó đã giải thích làm rõ phước đức ta đã làm cho vị đại ẩn sĩ là ngài trưởng lão. Ta chẳng còn phải nói thêm điều gì liên quan đến vấn đề này – Ðây chính là ý nghĩa. Chính vì lý do đó thiên tử nói: Do đó ta có diện mạo kiều diễm’ v.v...

Phần còn lại giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Phần Chú giải thiên cung của người cúng dường cháo cua đến đây là kết thúc.

5.5 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG NGƯỜI GIỮ CỬA.
[Dvārapālakavimānavaṇṇanā]

“Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích”[302]. Ðây chính là thiên cung của người giữ cửa. Thiên Cung này xuất xứ như thế nào?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, trong cánh rừng Trúc[303]. Vào Thời điểm đó[304] có một thiện nam nọ cư trú trong thành Rājagaha[305] đã thực hiện cúng dường vĩnh viễn bốn xuất ăn cho Tăng đoàn. Tuy nhiên nhà của đệ tử cư sĩ này lại tọa lạc ở vùng ngoại ô[306] thành phố thế nên đa phần người đó luôn đóng kín cửa vì sợ kẻ trộm. Khi chư vị Tỳ khưu tới đó và đôi khi họ phải nhịn đói trở về chẳng kiếm được gì để ăn cả vì cửa nhà luôn đóng kín. Vị cư sĩ nói với vợ mình mà rằng, “Em yêu của anh, em có cúng dường cẩn thận cho chư vị Tỳ khưu xứng nhận cúng dường chăng?” Nàng cho biết (một vài ngày qua) chư vị xứng nhận cúng duờng đã không thấy tới đây”. “Vì lý do gì vậy, em yêu?” “Em nghĩ có lẽ vì cửa nhà chúng ta lúc nào cũng đóng kín chăng”. Khi thiện nam nghe được điều này trong lòng dao động dữ dội và liền cắt cử một người canh cửa nói rằng, “Kể từ nay trở đi nhà ngươi phải ngồi canh cửa cẩn thận và khi chư vị xứng nhận cúng dường tới đây nhà ngươi phải mở cửa và mời chư vị đó vào trong nhà và phải chú ý để mọi việc được thực hiện trôi chảy như nhận tô khất thực, chỉ định chỗ ngồi cho chư vị ngồi trong nhà v.v... ” “Vâng thưa ông chủ.” Người canh cửa thực hiện y lời ông chủ và cũng đến lắng nghe Phật Pháp trước sự hiện diện của chư vị Tỳ khưu; với tâm tịnh tín và đặt niềm tin nơi thánh quả phước đức đã làm, chàng đã an trú Qui Y Tam Bảo và đã biết ngũ giới và chàng đã hầu hạ các ngài rất cẩn thận.

Sau đó ít lâu thiện nam này là người cúng dường liên tục thực phẩm cho chư vị Tỳ khưu đã qua đời và được tái sanh[307] nơi các Diêm Vương[308], trong khi đó người canh cửa, sau khi đã hầu hạ chư vị Tỳ khưu rất cẩn thận thông qua việc tài phán lòng quảng đại của người khác và qua việc ngưỡng mộ của ngài đã được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam với một thiên cung dài tới mười hai do tuần v.v... mọi vấn đề khác ta nên hiểu giống như cách thức đã được diễn giải trong Thiên Cung do cúng dường cháo cua. Những đoạn kệ[309] (ghi lại ở đây) những câu hỏi và câu trả lời đã được lưu truyền lại như sau:

[247] Thiên cung này có cột cao làm bằng ngọc bích, khắp mọi bề rộng khoảng mười hai do tuần; có bảy trăm căn nhà mái cong trong đó trang bị thật huy hoàng lộng lẫy. Có cột cao bằng ngọc bích được trát vỏ vụn kim loại vàng ròng trông thật kiều diễm tráng lệ.

Tại đó nhà ngươi đã cư ngụ, ăn uống rồi tấu lên tiếng nhạc cụ vinas tạo âm thanh vô cùng hấp dẫn. Những hương vị thiên giới lan toả khắp nơi. Làm thỏa mãn mọi lạc thú ngũ giác; ở đây còn có các phụ nữ ăn mặc xiêm y bằng vàng nhảy múa.

3-4. Do đâu nhà ngươi có ... được sắc diện kiều diễm tỏa sáng khắp mười phương như vậy?”

5. Thiên tử đó với tâm hoan hỷ... phứơc nghiệp gì đem lại kết qủa đến như vậy:

6. “Ta có sanh mệnh kéo dài tại thiên giới tới một ngàn năm. Ðược loan báo bằng lời nói, xuất hiện do lòng ta thanh thản; nhờ đó ta đã được an trú do những phước đức đã đem lại cho ta những cảm khoái thiên giới.

7-8. Do phước nghiệp đó mà diện mạo ta... và ta có làn da tỏa sáng khắp mười phương.”

Về điểm này:

6. Có thọ mạng thiên giới kéo dài cả ngàn năm (dibbaṃ mamaṃ vassasahassam āyu): ngài đơn giản nói về qui mô thọ mạng của chư thiên nơi cõi Tam Thập Tam trong nhóm chư thiên đó chàng đã được tái sanh. Ở đó khoảng thời gian một trăm năm nơi cõi con người chỉ bằng một ngày một đêm[310] thôi; số ngày trong tháng đủ ba mươi ngày[311]; số tháng trong năm đủ mười hai tháng; với năm như vậy thì thọ mệnh kéo dài cả ngàn năm.[312] Biến thành thọ mạnh người kéo dài tới ba kotis và sáu mươi trăm ngàn năm[313]. Tấu lên bằng lời nói: vācābhigītaṃ = vācāya abhigitaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) chỉ thốt lên bằng lời với, “Xin các ngài hãy tới, hỡi những kẻ xứng được cúng dường, đây là chỗ ngồi được chỉ định cho ngài, làm ơn ngồi xuống đây” v.v... và thông qua lời chào đảnh lẽ thân tình bằng lời, “Các vị xứng nhận cúng dường có được hưởng sức khoẻ dồi dào chăng?” Các ngài có nơi cư trú thoải mái chăng?” v.v... [248] ảnh lễ thành tâm đã diễn ra (manasā pavattitaṃ.); chỉ là tịnh tín đã diễn ra[314] với suy nghĩ, “Những kẻ xứng đáng nhận cúng dường chính là các vị thực hiện cuộc sống phạm thiên[315], là những người thực thi Phật Pháp, là những người samacarin quả thật đáng yêu biết dường nào’ v.v... ; tuy nhiên chàng nghĩ rằng , “Chẳng có gì của chàng lại phải loại bỏ đi. Chỉ nhờ điều này (ettāvāta): tới mức độ này. Kẻ thực hiện phước đức sẽ cư trú (ṭhassati paññakammo): là kẻ đã thực hiện phước đức, người đó sẽ cư trú, sẽ tiếp tục hiện hữu trong mọt thời gian dài nơi cõi thiên giới. Và vì được cư trú nơi cõi thiên giới đó kẻ đó được cung cấp cho niềm hoan hỷ thiên giới, với những ước muốn được thỏa mãn giống như những gì dành cho chư thiên và thế là chàng du hành đó đây hoàn toàn thỏa mãn với những suy nghĩ của mình.

Phần còn lại giống như những gì đã trình bày ở trên.

Phần Chú giải thiên cung của người giữ cửa kết thúc tại đây.

5.6 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG DO CÔNG ÐỨC THIỆN SỰ
[Karaṇīyavimānavaṇṇanā
[316]]

“Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích”. Ðây là Thiên Cung do Công Ðức Thiện Sự đem lại. Thiên Cung này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong khu rừng Kỳ Viên. Vào thời bấy giờ có một thiện nam là cư dân đang sống trong thành Sāvatthi đã sửa soạn vật dụng và đi tới sông Aciravati[317] để tắm và đang khi trên đường trở về nhà chàng đã nhìn thấy Ðức Thế Tôn đang đi vào[318] thành Sāvatthi khất thực; chàng liền tiến lại gặp ngài, đảnh lễ ngài và lên tiếng như sau, “Bạch thầy, có người nào đã mời thầy dùng bữa chưa?” Ðức Thế Tôn giữ im lặng. Nhận ra chưa có ai mời ngài dùng bữa chàng liền nói, “Bạch thầy, xin thầy vì lòng đại bi đồng ý đến dùng bữa tại tịnh xá của con”. Ðức Thế Tôn  im lặng[319] đồng ý. Thế rồi chàng thanh niên dẫn Ðức Thế Tôn đến tịnh xá của mình, chỉ cho ngài một chỗ ngồi xứng đáng với một vị Đức Phật, mời Ðức Phật ngồi trên đó rồi phục vụ ngài với những thức ăn đồ uống tuyển chọn nhất. Khi Đức Phật đã dùng xong bữa ngài tỏ lòng cảm ơn rồi ra đi[320]. Phần còn lại cũng giống hệt như chuyện kể thiên cung vừa diễn giải ở trên. Vì lý do đó có lời nói rằng:

1-2. ““Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích... ....và rất nhiều phụ nữ với xiêm y tuyệt hảo nhảy múa vũ điệu vàng ròng.

3-4. Do đâu nhà ngươi có ... sắc đẹp kiều diễm tỏa sáng khắp mười phương đến như vậy?”

5. [249] Thiên tử đó với tâm hoan hỷ... ...phước đức gì đã đem lại kết quả to lớn đến như vậy:

Người khôn ngoan và người có nhận thức nên thực hiện[321] phước đức dành cho các Đức Phật, những người đã xuất gia[322] đích thực. Trong đó điều gì ta cúng dường đều đem lại đại phước cho ta.

Quả thật vì muốn đem lợi cho ta Đức Phật đã du hành hết rừng nọ đến làng mạc kia; khiến tâm con tịnh tín thế rồi con được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam.

Do phước đức đó nên diện mạo của ta... và ta có làm da toả sáng khắp mười phương.”

Về điểm này:

6. Những người khôn ngoan (paṇḍitena): do những kẻ có tuệ quán. Do những người có nhận thức đúng đắn. (vijānatā): những kẻ nào biết rõ điều gì phải làm và điều gì thì không[323] để đem lại hạnh phúc cho chính mình. Là những kẻ đã xuất gia một cách đích thực (sammaggatesu): là những người tu luyện đích thực. Liên quan đến các Đức Phật (buddhesu): liên quan đến các vị toàn hảo.

7. Nhằm đem lại lợi ích (atthāya): vì hạnh phúc. Hay nói cách khác nhằm thăng tiến[324] chúng ta. Từ cánh rừng (arañā): từ thiền viện - ngài đề cập đến khu rừng Kỳ Viên. Ta được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam (Tāvatiṃsūpago): được tái sanh, bằng cách tái sanh nơi đoàn chư thiên nơi cõi Tam Thập Tam[325], hay nơi cõi Tam Thập Tam.

Phần còn lại giống như điều đã diễn giải ở trên.

Phần diễn giải thiên cung do Công Ðức Thiện Sự đến đây là kết thúc.

5. 7 Chú Giải CHUYỆN KỂ THIÊN CUNG THỨ HAI CÔNG ÐỨC THIỆN SỰ
[Dutiyakaraṇīyavimānavaṇṇanā
[326]]

Thiên cung thứ bảy giống hệt như thiên cung thứ sáu[327]. Chỉ có một chi tiết khác biệt đó là nơi thiên cung thứ sáu thiện nam đã cúng dường cho Ðức Thế Tôn (ngược lại) ở đây vật thực đã được cúng dường cho vị trưởng lão. Phần còn lại giống như đã được giải thích ở trên. vì lý do đó có lời nói rằng:

1. Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích, khắp mọi bề rộng mười hai do tuần; trong đó có bảy trăm căn nhà mái cong thật huy hoàng lộng lẫy. Có trụ cao bằng ngọc bích được trát bằng vỏ vụn kim loại vàng ròng trông thật kiều diễm tráng lệ.

2. Tại đó ta đã cư ngụ, ăn uống rồi phát lên âm thanh nhạc cụ vinas vô cùng hấp dẫn. Những hương vị thiên giới lan toả khắp nơi. Làm thỏa mãn mọi lạc thú ngũ giác; lại có các phụ nữ ăn mặc xiêm y bằng vàng nhảy múa.

3-4. Do đâu nhà ngươi có ... sắc đẹp kiều diễm tỏa sáng khắp mười phương đến như vậy?”

5. [250] Thiên tử đó với tâm hoan hỷ... phước đức gì đã đem lại kết quả to lớn đến như vậy:

6. Người khôn ngoan và có nhận thức nên thực hiện[328] phước đức cho các Đức Phật là những người đã xuất gia[329] đích thực. Những gì ta cúng dường đều đem lại nghiệp phước to lớn.

7. Quả thật vì muốn đem lợi ích cho ta ÐứcPhật đã du hành[330] hết rừng nọ đến làng mạc kia; khiến cho tâm con tịnh tín thế rồi con được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam.

8-9. Do phước nghiệp đó có diện mạo ... và có làn da toả sáng khắp mười phương.”

Phần Chú giải thiên cung thứ hai do Công Ðức Thiện Sự kết thúc tại đây.

5. 8 Chú Giải THIÊN CUNG DO CÚNG DƯỜNG CÂY KIM MÀ CÓ.
[Sūcivimānavaṇṇanā]

Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích”. Ðây là thiên cung do cúng dường cây kim mà ra. Thiên cung này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, trong cánh rừng Trúc. Vào thời đó có một số việc cần phải may xiêm y cho trưởng lão Sāriputta nên phải cần đến một cây kim. Khi ngài du hành khất thực trong thành Rājagaha và đến đứng trước cửa nhà người thợ rèn. Vừa nhìn thấy ngài người thợ rèn lên tiếng nói rằng, “ Bạch thầy, ngài có cần điều gì chăng?” “Có việc may xiêm y cần phải thực hiện ngay[331] và ta cần một cây kim”. Người thợ rèn trao cho ngài hai cây kim đã làm xong nói rằng, “Bạch thầy, xin ngài cho con biết khi nào lại cần đến kim nữa.” Sau đó người thợ rèn đảnh lễ ngài với năm cử điệu kính chào. Vị trưởng lão tỏ lòng ngưỡng mộ người thợ rèn và rồi lên đường về[332] thiền viện. Ít lâu sau nguời thợ rèn qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Thế rồi vị trưởng lão Mahāmoggallāna đang thực hiện chuyến du hành thiên giới đã đến đặt câu hỏi với thiên tử với những đoạn kệ sau đây:

1-4. “Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích... và rất nhiều phụ nữ với xiêm y tuyệt hảo nhảy múa vũ điệu vàng ròng.

5. Thiên tử đó với tâm hoan hỷ... ....phước đức gì đã đem lại kết quả to lớn đến như vậy:

6. “Những gì ta ban tặng; kết quả chẳng là gì hết; những gì ta cần ban tặng; chỉ vật đó đem lại kết quả tốt hơn. Một cây kim được ban tặng, còn tốt hơn chính cây kim đó.[333]

7-8. “Do phước đức đó nên ta có diện mạo ... và có làn da tỏa sáng khắp mười phương.”

Về điểm này:

6. Những gì ta đem dâng cúng (yaṃ dadāti): bất luận điều gì ta đem cúng dường[334]. Kết quả chẳng là gì cả. (na[335] taṃ hoti): kết quả đem lại không giống như vật cúng dường đâu. Ngược lại, kết quả lại rất dồi dào, huy hoàng hơn nhiều, do đã biết phước điền thành công và do chứng đắc thành công tâm tịnh tín đem lại. Chính vì thế điều gì ta cần cúng dường, chỉ có vật cúng dường đó tốt hơn nhiều (tañ c’eva dajjā tañ c’ eva seyyo): bất kỳ của cải nào hiện hữu ta nên cúng dường[336] (dajjā = dadeyya, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) Chỉ có vật cúng dường đó (Tañ c’eva = tad eva, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) đem lại kết quả tốt hơn, so với vật cúng dường bất luận là vật gì xứng được cúng dường[337], là vật vô tỳ vết mà thôi thì đem lại kết quả tốt hơn. Tại sao vậy? Vì đối với ta ‘cây kim được ban tặng, thì đem lại kết quả tốt hơn nhiều so với chính cây kim đó’; đem lại cho ta kết quả tốt hơn là việc cúng dường một cây kim từ đó thù thắng như vậy[338] ta sẽ chiếm được – đây là ý nghĩa của đoạn kệ trên.

Phần diễn giải thiên cung do cúng dường cây kim mà ra kết thúc tại đây.

5. 9 Chú Giải THIÊN CUNG THỨ HAI DO CÚNG DƯỜNG CÂY KIM MÀ CÓ
[Dutiyasūcivimānavaṇṇanā]

“Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích”. Ðây là thiên cung thứ hai do cúng dường cây kim mà có. Thiên cung này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Đức Thế Tôn còn đang lưu lại trong thành Rājagaha, trong cánh rừng Trúc. Vào thời điểm đó có một người thợ may nọ[339] là cư dân đang cư trú trong thành Rājagaha đã đến khu rừng Trúc thăm một thiền viện; người thợ đã nhìn thấy vị Tỳ khưu nọ đang may y cà sa với một cây kim rèn trong rừng Trúc, người đó liền cúng dường cho vị Tỳ khưu cây kim và cả chiếc hộp đựng kim của mình. Toàn bộ những gì còn lại đều giống như những gì đã giải thích ở trên.

1-4. “Thiên cung này có trụ cao bằng ngọc bích... và rất nhiều phụ nữ với xiêm y tuyệt hảo nhảy múa vũ điệu vàng ròng.

5. Thiên tử đó với tâm hoan hỷ... ...phước đức gì đã đem lại kết qua đến như vậy:

6. “Khi ta nhìn thấy con người giữa thế nhân – nơi kiếp trước[340] giữa thế nhân – con đã nhìn thấy vị Tỳ khưu, vô tỳ vết, thanh thản, không dao động, với tâm tịnh tín chính tay con[341] đã cúng dường cho ngài một cây kim.

7-8. “Do phứơc nghiệp đó ta diện mạo ... và có làn da toả sáng khắp mười phương.”

Toàn bộ những gì còn lại giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Phần diễn giải Thiên Cung thứ hai do cúng dường mà có kết thúc tại đây.

5.10 Chú Giải THIÊN CUNG CON VOI
[Nāgavimānavaṇṇanā]

“Cưỡi trên lưng bạch tượng toàn thân toả sáng.” Ðây chính là Thiên Cung Con Voi. Thiên cung này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời đó trưởng lão Mahāmoggallāna đang thực hiện chuyến du hành thiên cung theo cùng một cách[342] đã diễn giải ở trên, ngài tiến vào[343] cõi Tam Thập Tam, tại đó ngài đã nhìn thấy thiên tử nọ cưỡi trên con bạch tượng to lớn đang di chuyển trên không cùng với một đoàn tuỳ tùng đông đảo và với oai lực thiên cung to lớn toả sáng khắp mười phương giống như mặt trời và mặt trăng[344]. Vừa nhìn thấy trưởng lão, thiên tử đó tiến về phía ngài, thế rồi thiên tử đó xuống khỏi lưng voi, đảnh lễ trưởng lão Mahāmoggallāna và rồi đứng sang một bên thực hiện năm cử điệu kính lễ ngài. Thế rồi trưởng lão[345] hỏi phước đức thiên tử đã thực hiện bằng cách nói về thù thắng của chàng như sau:

Ðang cưỡi trên lưng bạch tượng tỏa sáng toàn thân, vô tỳ vết[346], thuần chủng[347], phi nhanh mạnh mẽ hùng tráng[348], huy hoàng. Che phủ trên lưng thật tráng lệ kiều diễm, chàng tới đây từ trên không trung[349].

Phía trên mỗi chiếc ngà xuất hiện những đầm sen nước trong tinh khiết[350] nào sen bông súng nở rộ; và trên những bông sen đó xuất hiện những đoàn nhạc công trổi lên những khúc nhạc làm mê mẩn lòng người.

Hỡi chàng thiên nữ đầy oai phong, chàng đã đắc thọ thần thông chư thiên; phước đức nào chàng đã làm khi còn sống trên cõi chúng sanh? Do đâu chàng có được oai lực tỏa sáng và sắc diện chàng toả sáng khắp mười phương như vậy?”

Về điểm này:

1. Với bộ ngực tỏa sáng chói chang (susukkakhandhaṃ): với bộ ngực trắng cực kỳ; chỉ trừ bốn chân, có lông rậm che phủ hết vùng hông, vùng gần mặt[351], cả hai tai, đuôi và toàn thân thiên tượng hầu như toàn một màu trắng toát. Tuy nhiên do màu trắng toát tỏa ra sáng chói nơi vùng lồng ngực [253] thế nên, “Với bộ ngực trắng toát’ được nói lên. Vương tượng (nagaṃ) : vương tượng thiên cung[352]. Hoàn mỹ (akacinaṃ): vô tỳ vết, có nghĩa là không có[353] vết nhơ nào trên làn da như những đốm bẩn, vết nhơ và vết da bị cháy nắng v.v... (một số) bản văn[354] lại giải thích là ājānīyaṃ (thuần chủng, giống rặc nòi) có nghĩa là được trang bị với những đặc tính thuần chủng. Một loại động vật có vòi (daniṃ): có cặp ngà thật đẹp, trắng bóng. Hùng mạnh (baliṃ): có sức mạnh oai hùng mãnh liệt[355]. Lại rất nhanh nhẹn (mahājavaṃ): di chuyển cực nhanh, cực kỳ mau lẹ. Ðiều diễn ra thêm vào từ abhiruyha  đây phải ợc coi như là ābhiruyhaṃ (có thể cưỡi được) với cách đọc lướt giọng mũi, có nghĩa là ārohanīyaṃ (thích hợp để cưỡi trên lưng). Phần còn lại giống như đã giải thích[356] ở trên.

Khi trưởng lão đã hỏi như vậy, thiên tử liền giải thích[357] với những đoạn kệ này, nói về phước đức chính chàng[358] đã thực hiện[359]

Với tâm tịnh tín, chính tay con đã gắn lên bảo tháp vị đại ẩn sĩ[360] Kassapa tám chiếc hoa tàn.

5–6[361]. “Do phứơc nghiệp đó ta có diện mạo ... và ta có làn da tỏa sáng khắp mười phương.”

Về điểm này:

4. Ðây là ý nghĩa: trước kia con đã đi ngang qua tám cánh hoa tàn đã rơi xuống đất. Sau khi đã tàn héo[362] rời khỏi đế hoa rơi xuống gốc lùm cây rậm rạp; con đã lượm các bông hoa này lại và với tâm tịnh tín bằng cách kính lễ. Gắn những bông hoa này lên[363] kính lễ bảo tháp bằng vàng cao một do tuần của Ðức Phật[364] toàn hảo Kassapa. Người ta kể lại rằng đã từ lâu, khi Ðức Phật toàn hảo Kassapa đắc vô dư níp bàn và bảo tháp cao một do tuần dâng cúng ngài làm toàn bằng vàng đã được xây dựng. Nhà vua Kiki là vua dân Kasi[365], cùng với đoàn tùy tùng, cộng thêm chư dân cả cư dân thành thị[366] lẫn nông thôn của nhà vua cả ngày lẫn đêm đều thực hiện kính lễ bằng hoa. Do họ thực hiện kính lễ như vậy thế nên hoa ở đây đã trở nên đắt giá và khó kiếm. Thế rồi có một thiện nam, đang khi du hành khắp các đường phố bán hoa mà không kiếm được dù chỉ một bông hoa duy nhất với giá là một đồng tiền vàng kahapanas, chàng liên lấy tám đồng tiền vàng kahapanas, đi vào những khu vườn trồng hoa và nói với thợ vườn mà rằng, Xin bán cho tôi tám bông hoa với giá tám đồng tiền vàng Kahapanas. [254] thưa ngài, chẳng còn một bông hoa nào nữa – mọi người đã săn lùng và nhổ hết mọi bông hoa chẳng còn bông nào nữa để cúng dường bảo tháp.” “Trong trường hợp như vậy, xin ngài cứ vào trong vườn và tự tìm cho chính mình một vài bông xem sao”. Khi người đó tự đi vào vườn hoa tìm kiếm, chàng kiếm được[367] tám bông hoa đã tàn rụng xuống đất và chàng nói với người trồng hoa rằng, “Xin nhận lấy những đồng tiền vàng này, hỡi ông bạn của tôi.” “Tôi đã kiếm được những bông hoa[368] này do công đức của nhà ngươi”; “Tôi không dám nhận những đồng tiền vàng kahappanas này đâu.” người làm vườn nói thế. Chàng trai kia đặt những đồng tiền vàng trước mặt người đó nói rằng, “Ta không thể tiến hành kính lễ Ðức Thế Tôn với những bông hoa không phải mua với bất kỳ đồng tiền nào.” Và rồi chàng cầm lấy bó hoa và bước vào sân điện thờ rồi thực hiện dâng cúng với tâm tịnh tín. Sau đó ít lâu thiện nam đó qua đời và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam và lưu lại nơi cõi đó trong suốt một thiên mệnh[369] và rồi di chuyển liên tục trong số chư thiên hết cõi thiên giới này tới cõi thiêng giới khác và lại[370] tái sanh trở lại nơi cõi Tam Thập Tam cũng trong cùng một Phật kỳ đó. Như là kết quả[371] định mệnh cùng một phước đức đó. Chính vì liên quan đến điều này có lời nói rằng, “Tại đó ngài đã nhìn thấy thiên tử đó’ v.v...

Hơn thế nữa trưởng lão Mahāmoggallāna, sau khi quay trở lại cõi chúng sanh đã thông báo sự việc cho Ðức Thế Tôn. Ngài xem đó như là vấn đề[372] nổi lên và thuyết pháp cho tăng chúng tụ họp lại đó. Giáo Pháp của ngài đã đem lợi lại cho những chúng sanh đó.

Phần diễn giải thiên cung con voi kết thúc tại đây.

5.11 Chú Giải THIÊN CUNG CON VOI THỨ HAI
[Dutiyanāgavimānavaṇṇanā]

“Ngự trên bạch tượng đại oai hùng”. Ðây là thiên Cung con voi thứ hai. Chuyện kể này[373] xuất xứ như thế nào?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, trong cánh rừng Trúc; vào thời đó có một thiện nam nọ đang cư trú trong thành Rājagaha, có tâm tịnh tín và sẳn có đức tin vững vàng và là người thọ ngũ giới, thường nắm giữ Bát quan trai giới vào những ngày đó, lại bố thí cho chư vị Tỳ khưu vào buổi sáng phù hợp với hoàn cảnh của thiện nam đó, chính thiện nam đó đã dùng bữa và rồi vào buổi chiều lại đến thiền viện mặc quần áo sạch sẽ mặc áo khoác ngoài và mang theo[374] tám phần nước uống dâng cúng cho tăng đoàn chư vị Tỳ khưu. Rồi tiến đến gặp Ðức Thế Tôn và lắng nghe Phật Pháp. Sau khi đã thực hiện cẩn thận những việc đó thiện nam đã tích lũy phẩm hạnh tốt bao gồm bố thí và trì giới, Thế rồi thiện nam đó đã qua đời và tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam. Nhờ oai lực phước đức thiện đã thực hiện [255] ngay tại đó đã xuất hiện một thiên bạch tượng. Thiện tử đó đã ngự trên bạch tượng và di chuyển khắp nơi với đoàn tuỳ tùng vĩ đại với oai lực thiên giới hùng mạnh, qua thời gian đến tiêu khiển trong dục lạc viên hoàng cung.

Thế rồi một ngày kia do thôi thúc muốn tỏ lòng tri ân thiện nam đã cưỡi lên lưng thiên tượng đó vào lúc nửa đêm rời khỏi thiên giới với đoàn tuỳ tùng đông đảo nghĩ rằng, “Ta phải đến đảnh lễ Ðức Thế Tôn” và rồi toả sáng[375] khắp khu rừng Trúc. Rồi xuống khỏi thiên tượng[376] và tiến đến gặp Ðức Thế Tôn, đảnh lễ ngài và rồi đứng sang một bên thực hiện năm cử điệu, điều đảnh lễ tôn kính Ðức Thế Tôn. Có trưởng lão Vaṅgisa, đang đứng gần Ðức Thế Tôn. được Ðức Phật cho phép liền hỏi[377] thiện nam đó với những đoạn kệ như sau:

“Ngự trên bạch tượng sáng toàn thân, là thiên tượng thuần chủng phi rất nhanh từ cánh rừng này sang cánh rừng khác được cả đoàn tiên nữ[378] vây quanh hầu hạ, toả sáng khắp mười phương giống như Dược Vương Tinh[379].

2-3[380]. “Do phước đức nào ta có diện mạo .... và làn da toả của ta sáng khắp mười phương.”

Và được hỏi theo cách thức[381] như vậy, thiện nam đã giải thích cho ngài với chính[382] những đoạn kệ sau:

4. Với tâm hoan hỉ chính[383] trưởng lão Vaṅgisa vừa đặt câu hỏi, thiên tử đã giải thích câu hỏi nêu phước đức nào đã đem lại kết quả to lớn đến như vậy:

5. “Khi còn sống trên cõi đời này giữa thế nhân, con là một thiện nam của Ðấng có thiên nhãn; con đã kiềm chế không sát sanh và xa lánh không trộm cắp những gì không được dâng cúng cho mình.

6. Con đã kiêng không sử dụng thức uống gây nghiện, cũng không nói lời vọng ngữ, trong khi đó con hoàn toàn thỏa mãn người vợ của mình; với tâm tịnh tín con đã cẩn thận dâng cúng vật thực và thức uống – của cúng dường dồi dào vô số kể.

7-8. “Do phước nghiệp đó ta có diện mạo ... và làn da của ta toả sáng khắp mười phương.”

Về điểm này không có gì mới cần diễn giải.

Phần còn lại[384] giống như những gì đã diễn giải ở trên.

Phần diễn giải thiên cung con voi thứ hai đến đây là kết thúc.

5. 12 Chú Giải THIÊN CUNG CON VOI THỨ BA
[Tatiyanāgavimānavaṇṇanā]

“Giờ đây ai cưỡi trên thiên tượng trắng ngần thế kia?” Ðây chính là thiên cung con voi thứ ba. Thiên cung này[385] xuất xứ ra sao?

[256] Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Rājagaha, trong cánh rừng Trúc làm nơi nuôi sóc[386]. Vào thời điểm đó có ba vị trưởng lão trong lòng đã triệt phá hết các lậu hoặc đang thực hiện an cư kiết hạ trong một ngôi làng nọ để tìm kiếm nơi cư trú, rồi cử hành nghi lễ Pavāranā, đang khi họ lên đường tiến về thành Rājagaha với ý định đảnh lễ Ðức Thế Tôn, ngay đêm hôm đó họ đi ngang qua một cánh đồng trồng mía của vị bà la môn có tà kiến[387] trong một ngôi làng nhỏ trên đường đi và họ hỏi người canh vườn mía mà rằng,“Thưa ngài, chúng tôi đến thành Rājagaha có kịp chăng?” người đó nói, “Bạch tôn giả, không kịp đâu vì thành Rājagaha cách đây nửa do tuần chư vị nên lưu lại đây và sáng mai lên đường mới phải”, “Liệu ở đây có nơi cư trú nào có thể lưu lại qua đêm được chăng?” “Bạch tôn giả, chẳng có nơi nào thích hợp cho chư vị đâu, nhưng con sẽ tìm kiếm để nơi cư trú cho chư vị có thể qua đêm” chư vị trưởng lão đồng ý nhận lời. Người đó cột mấy cây mía giữa ruộng làm thành một sảnh đường có mái che[388] lợp bằng lá mía, lấy cỏ khô trải xuống đất và rồi chỉ cho chư vị trưởng lão; còn vị trưởng lão thứ hai ông ta cột ba cây mía lại với nhau giống như một bó mía, lấy cỏ phủ lên trên và rồi cũng trải lên một tấm thảm cỏ khô[389] ở dưới nền và trao cho ngài; trong lúc đó với vị thứ ba ông ta cho rời hai ba cây mía gồm cả căn chòi của chính mình và che trên đó một tấm vải làm tấm che rồi giao cho vị đó. Và chư vị Tỳ khưu đã cư trú trong đó. Hơn nữa vào buổi sáng sớm ngay lúc trời vừa hừng sáng, người đó nấu một nồi cơm cho chư Tỳ khưu dụng và dâng cúng chư vị tăm xỉa răng và nước rửa miệng và rồi dâng cơm cho các ngài kèm với nước ép mía.

Khi họ lên đường tiến về thành Rājagaha sau khi đã dùng bữa xong và tỏ lòng biết ơn, người canh vườn mía còn dâng cho mỗi vị một cây mía, tin tưởng rằng đây chính là việc bố thí mình,[390] nhằm chia sẻ vụ mùa bội thu. Người đó tiễn chư vị Tỳ khưu một quãng đường và quay trở lại chòi canh[391] đang khi quay trở về chòi người đó được hưởng niềm vui to lớn và hạnh phúc tràn đầy vì việc phục dịch[392] chư vị Tỳ khưu ông vừa thực hiện. Tuy nhiên người chủ ruộng mía cũng đang trên đường đi[393] từ phía ngược lại với chư vị Tỳ khưu và ông đã gặp chư vị và hỏi rằng, “Chư vị đã có mấy cây mía này ở đâu vậy?” “Chính người canh mía đã dâng cúng cho chúng ta đó”. Khi nghe thấy vậy vị bà la môn liền nổi nóng và không thể làm chủ được chính mình, ông ta đã đuổi người coi ruộng và lấy ngay chiếc gậy nện anh ta một cú, người canh mía chết ngay sau cú nện đó. [257] và qua đời đang lúc suy nghĩ đến[394]phước đức mình[395] đã thực hiện và đã tới sảnh đường[396] thiện pháp (Sudhammā) nhờ oai lực phước đức người đó đã làm có một bạch tượng thù thắng oai lực xuất hiện cho hắn.

Khi nghe tin người canh mía[397] đã chết, cha mẹ họ hàng và bạn bè của anh ta kéo đến nơi đó với bộ mặt khóc lóc thảm não; và toàn bộ cư dân trong làng tụ họp lại với nhau tại đó. Thế rồi cha mẹ người đó cử hành nghi lễ an táng cho anh. Ngay lúc đó thiên tử cưỡi[398] trên một thiên tượng và một đoàn tuỳ tùng gồm toàn những nhạc công đã xuất hiện từ cõi thiên giới cùng với đoàn tùy tùng to lớn theo hầu, với thần thông phép lạ chư thiên dũng mạnh và với ngũ huyền cầm đã trổi lên những điệu nhạc du dương. Người canh mía đã hiện nguyên hình trên không trung cho tăng chúng tụ tập tại đó chiêm ngưỡng. Thế rồi một người hiện diện tại đó với tâm địa khôn ngoan đã hỏi người đó về những phước đức người canh mía đã thực hiện bằng những đoạn kệ sau đây:

“Ngươi là ai lại cưỡi trên thiên tượng trắng ngần thế kia với tiếng nhạc trổi êm dịu lòng người, còn ngự trên đỉnh không trung trời cao thế?”

“Phải chăng ngươi là chư thiên, là gandhabba hay ngay cả[399]dạ xoa Purindada chăng? Do không nhận ra nhà ngươi nữa, thế nên chúng ta phải hỏi làm cách nào có thể nhận ra được ngươi?

Thế rồi người canh mía đã giải thích vấn nạn đó cho anh ta với những đoạn kệ[400] mà rằng:

“Ta chẳng phải chư thiên cũng chẳng phải[401] dạ xoa Purindada[402] gì cho cam.; vị chư thiên đó mang tên là Sudhammā – ta thuộc một trong số chư vị đó.”

Người đó hỏi thêm:

Chúng ta hỏi[403] chư thiên Sudhammā[404] sau khi đã thực hiện năm cử điệu đảnh lễ kính phục- ngài đã thực hiện phước đức gì lại tái sanh[405] nơi cõi chư vị Sudhammā thế?”

Người canh mía lại giải thích thêm:

“Ta đã cúng dường nơi cư trú làm bằng cây mía, rải cỏ khô[406] làm nền và lấy vải lợp mái- sau khi đã cúng dường một trong ba nơi cư trú đó ta đã tái sanh nơi cõi chư vị Sudhammā.

Về điểm này:

1. Với những tiếng nhạc do ngũ huyền cầm chư thiên trổi lên (turiyatāḷitanigghoso): với tiếng nhạc ngũ huyền cầm thiên giới cử lên[407] tiếng nhạc ngũ huyền cầm thiên giới trổi lên đã được biểu diễn nhằm phục vụ các ngươi. [258] Ngự trên không trung vẻ vang đến thế. (antalikkhe mahīyatti): đang ngự trên không trung vinh quang với đoàn tuỳ tùng đông đảo cũng đang ngự trên không trung[408] với ngươi.

2. Thế rồi phải chăng ngươi là chư thiên: devatā nu ’si = devatā nu asi (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), có nghĩa là phải chăng nhà ngươi là chư thiên chăng? là gandhabba (gandhabbo) có nghĩa là nhà ngươi có phải là chư thiên thuộc dòng dõi gandhabba[409] chăng? Hay là dạ xoa Purindada (adu Sakko Purindado) hay phải chăng nhà ngươi là dạ xoa là người nổi tiếng tên là Purindada vì dạ xoa này đã bố thí rất nhiều nơi tiền kiếp (pure dadati), có nghĩa là phải chăng ngươi là Dạ Xoa thiên chủ chăng? và ở đây, cho dù thực chất là Dạ xoa và Gandhabbas là chư thiên, vì vị này được gộp lại riêng rẽ trong từ “chư thiên” và coi như là đã cập đến các vị đó. Theo cách thừa từ[410]ối với chư thiên lại rất khác biệt với những hạng này[411]. Thế nên thiên tử đã từ chối khả năng trở thành chư thiên, thế nên gandhabba hay dạ xoa đã được tìm hiểu thì câu trả lời là phù hợp với câu hỏi và nói rằng, “Ta chẳng phải là chư thiên cũng chẳng phải gandhabba” v.v... cho chúng tăng biết ông ta là ai. Về điểm này:

3. Ta chẳng phải chư thiên (n’ amhi devo) : ta chẳng phải là chư thiên đó cũng chẳng thuộc nhóm gandhabba hay dạ xoa nhà ngươi có thể nghi ngờ. Dù sao chư thiên đó cũng có tên là Sudhammā, ta là người trong nhóm đó; chư thiên Sudhammā chính là tên của một loại chư thiên.[412] đơn giản thuộc nhóm chư thiên có tên là nhóm Tam Thập Tam. Một số người cho rằng người canh mía đã nghe biết đến thù thắng của các chư thiên này, ngay cả ở lối ra người đó đã cư trú với ước ao được ở trong đó.

4. a dạng (puthum): to lớn, có nghĩa là thực hiện hoàn toàn như vậy; vì ta nói tới điều này nhằm làm rõ phước đức người canh mía[413] đã thực hiện. Người ta hỏi thiên tử về con đường Sudhammā[414] đang đi, chỉ đơn giản[415] cho là những điều gì hiện hữu như đã nói đến dáng vẻ bề ngoài của một con tắc kè hoa, và đã thốt lên đoạn kệ bắt đầu như sau, “(kẻ nào bố thí) một căn lều làm bằng cây mía” nhằm nói cho họ biết những phước đức người đó đã thực hiện. Về điểm này:

5. Sau khi đã cúng dường một trong ba thứ đó (tiṇṇaṃ aññataraṃ datvā): thiên tử nói một cách hiểu rõ (nắm được) phương pháp như vậy, “Ngay cả ta đã bố thí một trong ba nơi cư trú đó. Tuy nhiên mục tiêu này đã được thực hiện.”

Phần còn lại cũng dễ dàng hiểu được.

[259] Khi người canh mía đã trả lời vấn đề người khôn ngoan đó đưa ra, anh ta đã chào thân thiết cha mẹ mình và cho cha mẹ anh nhìn thấy những phẩm chất thiện liên kết với Tam Bảo và rồi tiến thẳng về cõi thiên giới Tam Thập Tam. Chúng sanh nghe những lời thiên tử nói tâm tràn đầy tịnh tín và kính trọng dối với Ðức Thế Tôn và tăng đoàn chư vị Tỳ khưu và đã sửa soạn rất nhiều vật cúng dường[416], chất đầy lên xe[417] và hướng về cánh rừng Trúc tới thành Rājagaha và đã thực hiện một cuộc bố thí rất hào phóng cho tăng đoàn chư vị Tỳ khưu có Đức Phật dẫn đầu và rồi thông báo cho Đức Thế Tôn sự kiện mới xảy ra. Ðức Thiện Thệ đã giải thích thêm hàng loạt câu hỏi và câu trả lời đã được đặt ra theo cùng một cách thức như vậy, ngài coi sự kiện đó như là vấn đề nổi lên, diễn giải Phật Pháp đến từng chi tiết và an trú[418] chúng sanh qui tụ tại đó đã quy y Tam Bảo và ngũ giới. Thế rồi họ đã an trú niềm tin như vậy, đảnh lễ Ðức Phật và trở về làng mình rồi còn cho xây một thiền viện ngay tại địa điểm người canh mía đã qua đời.

Phần Chú giải Thiên Cung Con Voi thứ ba kết thúc tại đây.

5.13 Chú Giải THIÊN CUNG CÓ CỖ XE NHỎ
[Cūḷarathavimānavaṇṇanā]

“Chàng đứng dựa vào cây cung, làm bàng gỗ cứng[419] thật oai hùng.” Ðây chính là thiên cung[420] có cỗ xe nhỏ. Thiên cung này[421] xuất xứ ra sao?

Khi các bảo tháp dâng cúng Ðạo Sư được thiết lập đó đây căn cứ vào việc phân chia Xá Lợi của Ðức Phật khi ngài nhập vô dư níp bàn và khi có rất đông chư vị trưởng lão với trưởng lão Mahākassapa dẫn đầu chư tăng được triệu tập để duyệt lại Giáo pháp, và chư vị đồ đệ đã tụ tập để trải qua an cư kiết hạ đó đây. Mỗi vị cùng đi với hội chúng của mình và cư trú tại nhiều vị trí khác nhau, để quan tâm chăm sóc đến đám chúng sanh cần được dẫn dắt nhập đạo[422]. Bấy giờ có vị trưởng lão Mahākaccanā[423] đang lưu lại trong rừng rậm ở vùng biên cương. Vào thời điểm đó nhà vua Assaka đang cai trị[424] thành phố Potali[425] trong vương quốc Assaka[426]. Hoàng tử Sujāta là con trai chánh hậu nhà vua đã bị vua cha đuổi khỏi vương quốc vào tuổi mười sáu, do nghe lời nài nỉ của một tiểu thứ phi và phải đày vào rừng sâu để sống nhờ vào những người thợ rừng chăm sóc. Người ta kể lại rằng hoàng tử đã xuất gia theo giáo pháp của Ðức Thế Tôn Kassapa, vì đã từ trần như một người phàm tục đã thọ ngũ giới nên đã tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam, [260] và lưu lại trong cõi đó suốt một thọ mệnh dài rồi luôn đi đó đi kia liên tục nơi cõi đó trong định mệnh hạnh phúc.[427] Và đã tái đầu thai[428] dưới thời Đức Phật trong lòng[429] chánh hậu của nhà vua Assaka đang trị vì vương quốc Assaka. Và tên ngài được đặt là Sujāta. Hoàng tử đã lớn lên với đoàn tùy tùng đông đảo theo hầu. Nhưng khi mẹ hoàng tử qua đời, nhà vua lại chọn một phi hầu khác lên làm chánh hậu. Sau này nàng đã hạ sanh một hoàng tử, quá vui mừng hoan hỷ[430] khi được chứng kiến hoàng tử chào đời, nhà vua đã ban cho nàng một ân huệ nói rằng, “Hậu yêu quí, hãy chọn lấy bất kỳ điều gì hậu muốn”. Hoàng hậu ghi nhận ân huệ này trong lòng và khi hoàng tử Sujāta đã lên mười sáu tuổi, hoàng hậu liền nói với nhà vua mà rằng, “Tâu bệ hạ, ân huệ nhà vua đã ban cho thần với tâm thoả mãn khi nhìn thấy con trai của thần chào đời – giờ đây xin bệ hạ hãy ban cho con trai thần đi.” “Xin cứ lấy đi, hoàng hậu yêu”. “Hãy nhường ngôi cho con trai thần”. Nhà vua không chấp nhận ân huệ này nói rằng, “Hậu muốn chết hay sao, đồ đáng ruồng bỏ! Làm sao ta có thể nhường ngôi cho con trai hậu đang khi người anh trai cả vẫn còn sống, Sujata trông tựa chư thiên vẫn còn sống kia?” Hoàng hậu cứ nài nỉ mãi[431]liên tục nhấn mạnh đến ân huệ đó. Vì biết không thể đạt được ân huệ đó một ngày kia hoàng hậu tâu nhà vua nói rằng, “Tâu bệ hạ nếu bệ hạ giữ đúng lời, thì đơn giản bệ hạ hãy thực hiện ân huệ đó đi.” Nhà vua rơi vào tình huống lương tâm khó xử nói rằng, “Ta đã ban cho nàng ân huệ đó trong lúc không suy xét kỹ[432]. Và giờ đây nàng cứ năn nỉ đòi cho được.” Nhà vua liền cho triệu hoàng tử Sujāta đến, thông báo cho hoàng tử vấn đề đó và rồi bật khóc nức nở. Nhìn thấy vua cha quá đau khổ, hoàng tử trở nên thất vọng và chính hoàng tử cũng đã bật khóc và nói rằng, “Xin vua cha cho phép con tâu một lời và con sẽ đi nơi nào khác.[433] Khi nghe điều này, nhà vua nói rằng, “Ta sẽ cho xây một thành phố khác cho con; con có thể dọn đến đó mà ở.” Vị hoàng tử không muốn nhận ân huệ đó, cũng như nhà vua không đồng ý để cho hoàng tử ra đi nói rằng, “Cha sẽ sai[434] con đến trình diện các vị vua đồng minh[435] của cha đang trị vì những vương quốc lân cận.” Hoàng tử chỉ[436] nói có một lời. “Con sẽ đi vào rừng, tâu bệ hạ.” Nhà vua liền ôm lấy con trai của mình hôn cậu ta trên trán và rồi cho cậu ra đi nói rằng, “Hãy trở lại đây khi cha qua đời và hãy nhận lấy ngai vàng.”

Hoàng tử ra đi vào rừng và sống nhờ vào những người thợ rừng ngày ngày đi săn bắn kiếm ăn. Vào thời điểm đó có một thiên tử tên là Sahāyavara, đang cố gắng giữ lấy hạnh phúc cho mình, liền chạy trước mặt hoàng tử dưới dạng một con nai và khi đã đến được[437] khu vực là nơi trưởng lão Mahākaccana đang cư trú và rồi biến mất. Sujāta [261] đang đuổi theo con nai đó nghĩ rằng, “Giờ đây ta sẽ hạ con nai này” chàng đến nơi trưởng lão Mahakaccana đang cư ngụ – và không nhìn thấy con nai đâu mà chỉ nhìn thấy trưởng lão đang ngồi ngoài căn chòi lợp lá của mình và rồi hoàng tử đến gần trưởng lão đứng tựa vào cây cung. Trưởng lão nhìn hoàng tử và trực cảm thấy được toàn bộ những gì đã xảy đến với hoàng tử từ đầu cho tới bây giờ; trưởng lão đã giúp đỡ hoàng tử và cư xử rất tử tế với chàng như thể không hay biết gì chàng là hoàng tử, trưởng lão cất tiếng hỏi:

Chàng đứng dựa vào một cây cung[438] làm bằng gỗ thật oai hùng. – nhà ngươi có phải là một hoàng thân, là Ðại Sá li hay [439] một người thợ rừng[440] đi săn hay sao?”

Về điểm này:

1. Nhà ngươi với một cây cung thật oai hùng mạnh mẽ: daḷhadhammā = daḷhanu (một dạng ngữ pháp hoán chuyển)[441] một chiếc cung rất mạnh mẽ quả thật[442]ược nói tới ở đây về một người cần có sức mạnh của hai ngàn người và (từ) “một người cần đến sức mạnh của hai ngàn người”; cần đến một sức nặng của đồng hay chì v.v... gắn vào dây cung, gắn chặt vào đầu cây cung[443] để chương lên và nâng tới mang tai[444]rồi buông tên ra. Làm bằng loại gỗ cứng (nisārassa): trên chiếc cung làm bằng một loại gỗ rất cứng, loại cây rất tốt, có nghĩa là với cây cung[445] làm bằng gỗ lấy từ loại cây rất cứng[446]. Chàng dựa vào cây cung đó (olubbha):ấn xuống[447]. Thuộc hoàng cung (rājañño): một vị hoàng tử. Người thợ rừng: vanecaro = vanacaro[448] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển).

Thế rồi để làm rõ chàng là ai hoàng tử nói tiếp:

Bạch thầy, con chính là thiên tử Assaka, một người thợ rừng; còn đối với ngài, hỡi vị tỳ khưu, con khẳng định tên tuổi của con – dân chúng thường gọi con là Sujāta.

Con thường săn bắn hươu nai, con đi sâu vào khu rừng rậm đến nỗi không thể phân biệt được hưu nai cùng thứ đó[449]; nhưng nhìn thấy ngài con liền dừng ngay lại.”

Về điểm này:

2. Thuộc nhà vua Assaka (Assakādhipatissa): con của nhà vua Assaka, là vị vua cai trị vương quốc Assaka[450], vị Tỳ khưu (bhikkhu): cậu hoàng tử nói với trưởng lão.

3. i săn hươu nai (mige gavesamāno): đi lùng kiếm những con vật này con vật nọ là hươu nai, lợn lòi đực v.v... có nghĩa là đi vào rừng săn bắn thú rừng.

Khi ngài nghe được điều này vị trưởng lão đã bày tỏ lời chào thân thiện với hoàng tử và nói:

“Xin đón chào chàng, đại quí nhân, chàng chẳng phải là người không đáng hoan nghênh; hãy tự lấy nước nơi đây và rửa chân cho mát mẻ.

[262] Cả thứ nước mát[451] này hãy uống thoải mái, thứ nước này được kín từ vực núi sâu – xin hãy uống[452] nước này hỡi vương tử rồi ngồi xuống trên thảm cỏ lau.”

Về điểm này:

4. Không phải vị khách không đáng hoan nghênh (adurāgataṃ): ngoại trừ không được tiếp đón; chàng đến đây thật đáng hoan nghênh[453] chàng là vị khách đáng ngưỡng mộ. Chẳng có bất kỳ chút nhơ bẩn nào không hoan nghênh bám vào nhà ngươi cả. Do sự xuất hiện của chàng đem lại hoan hỉ và hạnh phúc cho cả ta và nhà ngươi nữa. - đây là ý nghĩa muốn nói tới. Adhunāgataṃ (khách mới tới) cũng là cách giải thích, có nghĩa là chàng mới tới đây.

5. Hãy tới và ngồi trên thảm cỏ (santhatasmiṃ upāvisa): xin đừng ngồi trên đất – hãy ngồi trên thảm cỏ[454].

Thế rồi hoàng tử đáp lại lời chào đón ân cần của trưởng lão nói rằng:

Lời ngài nghe thật êm tai,[455] thật xứng đáng được nghe, ôi bậc Ðại Trí nhân, không lầm lỗi, đem lại lợi ích đáng yêu,[456] ngài vừa nói những lời đầy thiện ý[457] chỉ đem lại lợi ích cho chúng sanh.

Thích thú nào khiến ngài lưu lại nơi chốn rừng sâu. Xin ngài hãy nói cho biết hỡi Ngươu vương – lắng nghe cách thức lời ngài khuyên nhủ chúng ta sẽ thực hành theo pháp đem lại lợi ích lớn.”

Về điểm này:

6. Thật êm tai (kalyāni): đẹp đẽ, tuyệt vời. Xứng Ðáng được nghe (savanīyā): xứng đáng thích hợp để lắng nghe. Không lỗi lầm (nelā): vô tỳ vết, em lại lợi ích (atthavatī): kết hợp với lợi ích, đem lại hạnh phúc phụ thuộc vào những điều kiện thực tế v.v... Ðáng yêu (vaggu):ngọt ngào. Sau khi đã nhất quyết (mantvā):sau khi đã phát hiện ra, sau khi đã xác định được bằng tuệ quán. điều đó chỉ đem lại lợi ích (atthaṃ) điều đó không đi trật đường không đem lại lợi ích, mà chỉ đem lại lợi ích tuyệt đối mà thôi.

7. Ngài là ngươu vương các ẩn sĩ: isinisabha = isīsu nisabha (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), ngài giống vương ngươu thuần chủng. Theo lời ngài khuyên giải (vacanapathaṃ): lời của ngài; vì chỉ có lời ngài nói ra là những lời khuyên nhủ được coi là phương tiện dẫn đến lợi ích hạnh phúc. [263] Chúng ta sẽ tuân thủ theo đường lối Phật Pháp đem lại lợi ích lớn (atthadhammapadaṃ samācaremase): chúng ta sẽ thực hành phần Phật Pháp đó như giới đức v.v... đem lại lợi ích cả trên đời này lẫn đời sau.

Thế rồi trưởng lão đề cập đến chính cách thức thực hành Chánh Pháp theo cách thức phù hợp với chàng trai, nói rằng:

“Không sát sanh muôn loài vật làm thoả lòng chúng con[458]hỡi hoàng tử, và đẩy lùi trộm cắp, không mắc phải sai phạm và không uống chất gây nghiện.

Tránh xa điều ác sống công bằng, lắng nghe chăm chú và biết nhớ ơn những gì người khác làm cho ta – cần tán thưởng những điều kiện hiện hữu, những điều đó thật đáng ngưỡng mộ biết bao.”

Về điểm này:

9. Tránh xa những điều ác và sống công bằng (ārati samacariyā ca): tránh xa, kiềm chế khỏi[459] những ác pháp đã nói tới ở trên và sống công bằng đó chính là bình thản nơi thân xác v.v... [460]. lắng nghe nhiều (bāhusaccaṃ): lắng nghe nhiều các bản Kinh Phật[461]. Ghi nhớ công ơn những gì người khác làm cho mình (kataññutā): ghi nhớ đến việc phục dưỡng người khác đã làm cho mình. áng khen ngợi (pāsaṃsā): hy vọng được[462] siêng năng chuyên cần do những con cái nơi gia đình tốt ước ao được hưởng lợi ích. Những pháp thiện này (dhamma ete): những pháp đã đề cập đến ở trên như: không làm hại đến người khác v.v... Xứng được khen ngợi (pasaṃsiyā): xứng được những người thông thái khen ngợi.

Khi trưởng lão nói lên những gì ngài đã thực hiện theo cách phù hợp với chính mình, ngài đã nhìn thấy, đang khi nhìn ngắm thọ mệnh của những người cùng sống với mình với kiến thức hiểu biết về tương lai[463], thấy rằng thọ mệnh của chàng chỉ còn kéo dài năm tháng ngắn ngủi; ngài đã tạo dao động nổi lên nơi chàng và rồi thốt lên đoạn kệ này để an trú[464] chàng vững chắc tu luyện chánh pháp:

“Hỡi hoàng tử, giờ đây hãy biết rằng chỉ còn năm tháng nữa nhà ngươi phải trình diện trước thần chết – hãy lo mau mau giải thoát chính mình khỏi ác nghiệp.”

Về điểm này:

10: Hãy tự giải thoát mình khỏi (attānaṃ parimocaya): hãy tự giải thoát khỏi đau khổ nơi chốn hư mất.

Thế rồi hoàng tử tìm hiểu những phương cách để dành được giải thoát[465] cho chính mình, liền nói:

“Sau khi đến vương quốc nào, bằng phước đức nào còn phải thực hiện, và chủ yếu hay hơn thế nữa với loại hiểu biết nào mới giải thoát con khỏi tuổi già và tử thần?”

Về điểm này:

11. đến (vương quốc) nào... con phải ra đi : katamaṃ svāhaṃ = katamaṃ su ahaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), có nghĩa là đến với điều gì (katamaṃ nu). Hành vi nào và chủ yếu điều gì (con phải thực hiện) (kiṃ kammaṃ kiñ ca porisaṃ): ‘sau khi đã làm’ là điều còn lại của những từ đó. Chủ yếu, (porisaṃ): hành vi chính yếu.[466]

[264] Ngay sau đó trưởng lão đã nói những đoạn kệ này để dạy Phật Pháp cho hoàng tử:

“Hỡi hoàng tử[467] của ta ơi, chẳng có miền nào nơi cõi trần gian này, chẳng có nghiệp nào, kiến thức nào và hành vi thiện nào thiên tử thực hiện mong có được giải thoát khỏi tuổi già và chết chóc thế kia.

[468] Kể cả những người đại phú lắm kho tàng, ngay cả người Sát Ðế Lỵ, sở hữu nhiều vương quốc – ngay cả những hạng người này giàu có của cải và kho lẫm đầy nhóc cũng chẳng[469] được giải thoát khỏi cảnh già và chết chóc đâu.

Chắc hẳn chàng đã biết các vương tôn Andhakavenhu[470] họ vô cùng dũng mãnh gan dạ và mãnh liệt nơi trận mạc; ngay cả những hạng người này, xem ra có vẻ như trường cưủ[471]. Khi dứt thọ mệnh vẫn tan xương.

Các vị Sát Ðế Lỵ, bà la môn, nô lệ dân quê hạng quét đường – ngay cả những hạng người thuộc dạng đó, do đã sanh ra chẳng thoát khỏi tuổi già và chết chóc đâu.

Những kẻ luôn niệm thần chú thuộc sáu phần kinh tạng phạm thiên ngay cả những hạng người này và nhiều người khác nữa cũng phải từ bỏ thân xác này khi đến thời điểm cáo chung.

Và ngay cả chư vị ẩn sĩ, những vị sống cuộc đời khổ hạnh đã được an tịnh và tự mình kiềm khổ, chế cả những hạng người này cũng phải rời khỏi thân xác này khi thời điểm cáo chung đã điểm.

Chư vị A-la-hán, là những người tự tu tập, các ngài đã hoàn tất những gì cần thực hiện và đã thoát khỏi mọi lậu hoặc vấn vương- ngay cả họ cũng phải từ giã con người này phải nằm xuống vào lúc diệt vong thiện ác nghiệp đã làm.”

12. Con phải lui tới nơi đâu (yattha gantvā), có nghĩa là sau khi đã đi tới vùng đất nào, sau khi đã thực hiện, đã đạt đến được, hành vi kiến thức, nghiệp chủ yếu[472] do tu luyện thể chất và bằng những tập luyện khác nữa khiến ta có thể thoát khỏi cảnh già và chết chóc chăng.

13. Họ còn là những người có nhiều tài sản đã để sang một bên sau khi đã thu vén được từ lúc kotis khởi điểm cho đến hàng ngàn, hàng vạn kotis tiếp theo v.v... họ là những người có nhiều tài sản vì tài sản của họ[473] với số lượng rất lớn bao gồm cả những thu nhập có thể phân phát được thuộc ba loại[474] khác nhau v.v... đầy nhóc đồng tiền vàng kahapanas. Sở hữu nhiều vương quốc (raṭṭhavanto): làm chủ được nhiều vương quốc; những kẻ đó cai quản một vương quốc trải dài nhiều do tuần[475] - đây chính là ý nghĩa muốn nói đến. Sát đế lỵ (khattiyā): các vị Sát đế lị bẩm sanh. Quá dồi dào tài sản và lúa gạo (pahūtadhanaññase): tích trữ được rất nhiều của cải và ngũ cốc, tích lũy được của cải và lúa gạo đủ dùng trong bảy tám năm cho chính họ và cho cả đoàn tuỳ tùng. Ngay cả những người đó cũng không thể thoát khỏi cảnh già và chết chóc (te pi na ajarāmarā): [265] Chính họ cũng phải chịu cảnh già và chết chóc, có nghĩa là cho dù có sở hữu tài sản to lớn đến như vậy v.v... [476] họ cũng không thể làm cho tuổi già và chết chóc lùi lại không giáng trên họ.

14. Biết đến vương tôn Andhakavenhi (Andhukaveṇhuputtā): tới những người được biết đến là con cái nhà vua Andhakavenhu[477]. Dũng cảm (sūrā): có sức mạnh[478] phi thường. Mạnh mẽ (vīrā): có sức khỏe[479] tốt. Mãnh lịêt trong trận mạc (vikkantappharino): đơn giản chỉ do người đó dũng cảm và mãnh liệt trong trận mạc thế nên bản chất của họ là chiến đấu một cách kiên cường.[480] Với quân đội và đoàn quân đối phương. Cũng bị tan tành (viddhastā): tiêu diệt. Xem như tồn tại trường cửu (sassatīsamā): xem ra, do dòng họ gia đình có truyền thống như vậy, giống như mặt trời và mặt trăng v.v... tồn tại vĩnh cửu, có nghĩa là ngay cả những hạng người thuộc dòng giống[481] gia đình tồn tại ngắn hạn.

15. Do bẩm sanh (jātiyā): do họ sanh ra trong gia đình quyền quí cao sang, ý nghĩa ở đây là ngay cả họ có thuộc những gia đình quyền quí cao sang thì cũng không thể đẩy lùi[482] lại tuổi già và chết chóc.

16. Thần chú (mantaṃ): kiến thức phệ đà. Sáu nguồn Kinh Phạm Thiên (chaḷangaṃ)[483]: sáu nguồn Kinh Phật với sáu chi được coi là các luật lệ ghi lại các nghi lễ, hy lễ, ngữ pháp[484] nguyên từ, âm ngữ[485], thi ca và thiên văn. Do các vị Phạm Thiên xếp loại (brahmacintitaṃ): được xếp loại do các vị phạm thiên Atthaka v.v... [486]coi như các vị có khả năng nhìn xa trông rộng (nhãn quán)[487]

17. đã đạt đến tâm tịnh (santā): những sanh hoạt thể chất và lời nói của họ đã được an tịnh. Là những người biết tự kiềm chế (saññatattā): đã kiềm chế được tâm. Chư vị ẩn sĩ đó (tapassino): những người chuyên tâm thực hiện theo đuổi cuộc sống khổ hạnh.

Thế rồi đang lúc đề cập đến những gì phải làm, vị hoàng tử đã lên tiếng nói rằng:

Ðoạn kệ ngài thốt lên thật khéo léo và đem lại lợi biết bao, ôi vị đại trí hiền nhân; nhờ lời vàng ngọc của ngài con được an tịnh và xin cho con được nương tựa qui y nơi ngài.”

Về điểm này: con được an tịnh (nijhatto’ mhi): con được khuây khỏa tâm can (nijjhāpito, một dạng ngữ pháp hoán chuyển), cho con đạt đến an tịnh tâm hồn nhờ thấu hiểu thực chất sống nương tựa nơi Phật Pháp[488]. Nhờ những lời vàng ngọc (subhaṭṭena): nhờ cách trình bày Phật Pháp khéo léo[489]

[266] Bởi thế cho nên, đang lúc dậy bảo hoàng tử, trưởng lão đã thốt lên đoạn kệ này:

Xin đừng tìm nương tựa ở nơi ta, song hãy quay lại qui y Phật Ðà là người chính ta cũng đến tìm nương tựa. Ngài là bậc Ðại Hùng[490], thuộc dòng tộc Thích Ca.

Bởi thế nên hoàng tử [491] lên tiếng:

Kính chư tôn giả, ở nơi vương quốc nào vị đạo sư này đang an cư? Cả ta nữa cũng phải đến đó để yết kiến đấng vô lượng, vị thắng giả oai hùng của chúng ta.

Một lần nữa trưởng lão lại lên tiếng:

Ngài xuất thân từ dòng họ Okkāka[492], trong vương quốc nằm về phía đông, ngài chính là con dòng[493] cháu rặc, nhưng giờ đây ngài đã nhập Vô Dư Níp Bàn.”

Về điểm này:

22. Tại một vương quốc phía phương đông (puratthimasmiṃ Janapade) ngài đề cập đến điều này là vì quốc gia đó ở phía đông so với vương quốc trung tâm, ngay tại vị trí trưởng lão đang ngồi thiền.

Như vậy khi hoàng tử nghe trưởng lão diễn giải Giáo Pháp, tâm ngài được tịnh tín, được an trú nơi Tam Qui và Ngũ Giới vì lý do đó có lời nói rằng:

Giá như Đức Phật đại đạo sư vẫn còn trụ thế đến tận bây giờ, Bạch thầy, hẳn con sẽ nguyện đi[494] ngàn dặm để được yết kiến ngài cho thoả lòng mong ước.

Song chính vì[495] nay vị đại sư đó đã nhập Vô Dư Níp Bàn[496], Bạch thầy, con vẫn chạy đến tìm nơi nương tựa nơi vị anh hùng vĩ đại của chúng ta cho dù ngài đã nhập Níp Bàn[497].

Con đến qui y Ðức Thế Tôn và cũng qui y cả Pháp vô song, và đến qui y cả Tăng Ðoàn gồm toàn hạng người thiên nhân.

Từ nay con nguyền xa lánh sát sanh và tránh xa lấy vật sở hữu những gì không dành riêng cho mình trên cõi đời này; con không dùng thức uống gây nhiện ngập, con cũng chẳng màng đến nói lời vọng ngôn. Và tri túc với vợ mình mà thôi.”

Hơn thế nữa sau khi trưởng lão đã nói với hoàng tử những lời lẽ như vây, ngài đã an trú hoàng tử nơi Tam Qui và Ngũ Giới. Ngài nhắc nhủ thêm, “Hỡi hoàng tử của ta, chẳng có nơi nào làm nơi tá túc cho ngươi trong rừng sâu thẳm cả; thọ mệnh của ngươi còn lại không dài. Chỉ trong vòng năm tháng nữa ngươi sẽ qua đời từ biệt cõi thế. Chính vì thế hãy quay trở về nhà vua cha đi, hãy thực hiện phước đức và rộng tay bố thí v.v... [498] để người được tái sanh nơi cõi thiên giới” Sau khi trưởng lão đã nói với hoàng tử những lời lẽ như vậy, ngài trưởng lão trao lại cho hoàng tử một ít Xá Lợi của Đức Phật trưởng lão còn giữ được và bảo hoàng tử hoàn cung. Ðang lúc ra đi hoàng tử còn lên tiếng, Con sẽ quay trở về hoàng cung[499] theo chỉ thị của ngài, Bạch thầy và cả ngài nữa [267] cũng phải trở lại đó do lòng đại bi của ngài đối với con”, và khi hoàng tử hiểu ra trưởng lão đã đồng ý, đảnh lễ ngài, đi quanh ngài từ phía bên phải và quay trở về thủ đô vương quốc của vua cha đang cai trị, ngài đi vào công viên hoàng gia và báo cho nhà vua biết hoàng tử đã trở về cung. Khi nghe biết tin này nhà vua vội chạy ra công viên với đoàn tuỳ tùng đông đảo. Ôm chầm lấy hoàng tử và dẫn vào toà nội cung. Và rồi nhà vua tấn phong ngôi vua cho hoàng tử. Hoàng tử lên tiếng nói rằng, “Tâu bệ hạ, thọ mệnh của con đã đến lúc kết thúc, chỉ còn hơn bốn tháng nữa là con sẽ qua đời. Thế thì ngai vàng có ích gì cho con nào? Với sự hỗ trợ của vua cha, con chỉ muốn thực hiên phước đức.” và rồi công bố cho mọi người biết những thiện hạnh của trưởng lão và vẻ uy lực nơi Tam Bảo[500] mà thôi. Khi nghe được điều này nhà vua trở nên dao động dữ dội và với tâm tịnh tín với Tam Bảo và trưởng lão, nhà vua đã lệnh cho xây một thiền viện vĩ đại và rồi gửi thông điệp báo cho trưởng lão Mahākaccāna. Và trưởng lão đã đến để giúp đỡ nhà vua và chúng sanh. Cùng với đoàn tuỳ tùng của ngài, nhà vua đã xuất cung từ xa xa để chào đón ngài, cho phép trưởng lão vào thiền viện và hầu hạ ngài rất cẩn thận, cung cấp cho ngài bốn nhu thiết yếu và nhà vua đã an trú nơi Tam Qui và Ngũ Giới, rồi nhà vua ra lệnh chăm sóc cẩn thận trưởng lão và chư vị Tỳ khưu nữa, đang lúc đó lại thực hiện bố thí[501] và lắng nghe Phật Pháp. Khi bốn tháng kết thúc hoàng tử qua đời và được tái sanh nơi cõi Tam Thập Tam.

Nhờ vẻ oai lực những phước thiện hoàng tử đã làm, có một chiếc xe được trang hoàng với bảy châu báu và dài khoảng bảy do tuần xuất hiện cho hoàng tử. Và còn có một đoàn tùy tùng cả ngàn tiên nữ hầu hạ ngài. Nhà vua đã tổ chức nghi lễ an táng[502] cho hoàng tử. Sau đó khởi công cuộc bố thí to lớn cho tăng đoàn chư vị Tỳ khưu đồng thời cũng tổ chức kính lễ bảo tháp. Dân chúng kéo đến tụ tập rất đông tại đó, cùng với đoàn tùy tùng các trưởng lão cũng đổ đến[503] vị trị đó. Thế rồi đang lúc quan sát những phước đức mình đã thực hiện và suy nghĩ rằng đó là cách thức ngài nhớ ơn về những gì ngài đã hoàn thành và ngài phải đến[504] và đảnh lễ trưởng lão và công bổ làm rõ những phẩm chất thiện liên quan đến giáo pháp của ngài, hoàng tử đã thượng lên chiếc xe thiên giới và đã hiện rõ thân hình cho đám tùy tùng to lớn của mình, thế rồi hoàng tử xuống xe và đến đảnh lễ phủ phục xuống tận chân trưởng lão và trao đổi lời chào thân thiện với vua cha rồi kính lễ vị trưởng lão với năm tư thế kính chào. Vị trưởng lão lại hỏi hoàng tử với những đoạn kệ sau:

Giống như hàng vạn hào quang mặt trời chiếu sáng khắp mười phương, cũng giống vậy một tia sáng chói chang[505]toả khắp mười phương thiên hạ; [268] cũng thế[506] cỗ xe to lớn của chàng[507] tỏa sáng tới bảy[508] do tuần từ khắp mười phương.

Xe hoàng tử được che phủ[509] phía trên với từng phiến vàng, rồi ngọc trai và châu báu cẩn toàn thân xe, các khung trạm trổ đầy vàng vòng quí giá bằng đá bê-rin ngọc bích tô điểm[510] khéo léo tuyệt trần.

Và trang trí mặt tiền với đá qúi bê-ril và càng xe được trang hoàng bằng hồng ngọc; cả đoàn ngựa kéo cũng vậy với cân đai trang hoàng đủ loại, phóng nhanh tựa ánh chớp sáng, toả khắp vùng toàn vàng ròng bạc toả ánh hào quang.

Ngay giữa chiếc xe vàng ròng chàng đứng oai nghiêm tựa chúa tể các chư thiên, vượt hẳn quần tiên cả ngàn qui tụ khắp, ta hỏi nhà ngươi do đâu chàng có được chiếc xe huy hoàng diễm lệ đến như vậy.”

Về điểm này:

27. Như ngàn vạn hào quang chiếu sáng (sahassaraṃsi): đó chính là mặt trời vì được gọi là “vật toả ra hàng ngàn vạn hào quang” do mặt trời có được[511] vô vàn vô số tia sáng. Xoay vần chiếu sáng khắp mọi nơi (yatthā mahappabho): toả sáng phù hợp với tính chất vĩ đại, và chẳng nơi nào xuất hiện được vầng sáng ngang bằng với tính chất vĩ đại[512] giống như vầng tròn thái dương, như vậy cũng giống như ánh hào quang[513] rực rỡ này vì ánh sáng này giống như những vị trí tỏa sáng chỉ trong giây lát, thắp sáng khắp ba đại lục[514]. Giăng trải mười phương trên bầu trời chiếc xe cũng toả sáng giống như vậy (disaṃ yatthaā bhāli nabhe anukkamaṃ): theo đuổi, đi tới[515], mười phương giống như vậy trên bầu trời. Trên không trung, chiếc xe đó tỏa sáng[516], chiếc xe đó chiếu sáng, sáng chói, giống như vậy, theo cách này. Chính vì thế cũng giống vậy (tathappakāro): theo cách giống như vậy[517]. Chiếc xe của ngài :tav’ayaṃ = tava ayaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài).

28. Với các phiến vàng (suvaṇṇapaṭṭehi): với những tấm kim loại bằng vàng. được phủ toàn bộ bề mặt (samantam otthaṭo): che phủ khắp nơi. Toàn thân: ur’assa = uro assa (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài); [269] và rồi ngài nói tới cặp càng xe như thể thân xe. Trạm trổ (lekhā): những công trình trạm trổ với vòng hoa và các cây leo v.v... được làm bằng đá bê-ril; trước sự chứng kiến đủ thứ mọi công trình trên những phiến kim loại bằng vàng, bằng bạc người ta nói là “bằng vàng và bằng bạc.” Khéo tô điểm cho chiếc xe trở nên đẹp đẽ (sobhenti): tô điểm chiếc xe thêm đẹp đẽ.

29. Mặt tiền chiếc xe (sīsaṃ): phía trước càng xe[518]. Bằng ngọc quí màu xanh (veḷuriyassa nimmitaṃ.) được bố trí với đá quí bê-ril, có nghĩa là được chế tác bằng đá quí hồng ngọc be-ril. Có màu đỏ tươi (lohitakāya): làm bằng đá ru-by, hay với một vài viên ngọc quí bê-ril màu đỏ. Thắng yên cương: yuttā = yojitā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển)[519]; hay nói cách khác được thắng yên cương với dây cân đai bằng vàng và bạc (yotta[520] suvaṇṇassa ca rūpiyassa ca): với dây cân đai[521] làm bằng vàng và bạc, có nghĩa là với những sợi sên (làm bằng vàng bạc như vậy).

30. Trổi vượt hơn hẳn (abhiṭṭhito): dáng đứng yên hơn hẳn thắng thế hoàn toàn tại điểm này với chính thần thông của vị chư thiên. Với chiếc xe vàng do cả ngàn con ngựa nòi thắng yên cương kéo xe (sahassavāhano): giống hệt như Chúa Tể chư thiên với chiếc xe của ngài được thắng yên cương cả ngàn ngựa nòi kéo, chiếc xe của ngài được thắng yên cương cả ngàn ngựa nòi rặc[522]. Ðây chính là ý nghĩa muốn nói tới ở đây.[523] Nhà ngươi danh tiếng lừng lẫy (yasavanta) đang nói với ngài,[524] có nghĩa là ngài là người rất nổi tiếng. Rất thông thạo (kovidaṃ): biết được những gì là thiện, hay nói cách khác là chuyên gia sành điệu cưỡi trên xe. điều này quả rất huy hoàng (ayaṃ ulāro). đây chính là tiếng tăm huy hoàng nổi lên – đây là ý nghĩa muốn nói tới.

Khi trưởng lão đặt câu hỏi như vậy, thiên tử đó đã giải thích với những đoạn kệ sau đây:

“Bạch thầy, ở kiếp trước con là hoàng tử tên là Sujāta và do lòng đại bi của ngài cho con được an trú giới tại gia.

Và biết được thọ mạng của con sắp tàn, ngài đã ban cho con xá lợi của vị Ðạo sư nói rằng, “Này Sujata hãy thành tâm kính lễ; điều này[525] sẽ đem lợi cho con rất nhiều.

Sau khi đã kính lễ xá lợi ấy, toàn tâm nhiệt thành, với hương nhang và vòng hoa đủ loại, con đã từ bỏ xác phàm và được tái sanh nơi cõi Dục Lạc Viên (Nandana[526])

Trong vườn hỷ lạc Nandana[527] đủ mọi bầy chim đến tô điểm, với cả ngàn tiên nữ hộ tống và hầu hạ hoan hỷ thưởng thức vũ nhạc đồng ca.”

Về điểm này.

32. Thể xác này (sarīraṃ): di cốt thể chất (xá lợi). Con sẽ được hưởng: yhehiti = bhavissati (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Vô cùng nhiệt tâm (samuyyuto): hoàn toàn (sammā) nhiệt tình (uyyutto)[528] có nghĩa là con đã hoàn tất được hết những gì cần phải làm.[529]

Khi thiên tử đó nói rõ vấn đề như vậy về những gì trưởng lão đã hỏi, hoàng tử đã đảnh lễ trưởng lão, đi vòng quanh ngài về phía bên phải, xin phép được từ biệt cha ngài, [270] thượng lên xe và đi thẳng về thiên giới và trưởng lão đã coi đó là vấn đề nổi lên và diễn giải pháp thoại chi tiết cho tăng chúng tụ tập lại ở đó. Pháp thoại đó đã đem lại lợi lớn cho chúng sanh qui tụ lại ở đó. Hơn thế nữa trưởng lão còn thông báo sự kiện này với các trưởng lão kết tập Phật Pháp, vào thời điểm duyệt xét Kinh Tạng, ngài[530] đã thuật lại toàn bộ sự kiện này và chính ngài cũng như chư vị trưởng lão khác đã chấp nhận và truyền lại[531] dưới dạng kết tập các ngài đã thực hiện.

Phần diễn giải thiên cung có chiếc xe nhỏ đến đây là kết thúc.

5.14 Chú Giải THIÊN CUNG CÓ CỖ XE LỚN
[Mahārathavimānavaṇṇanā]

Cưỡi trên cỗ xe tô điểm muôn màu rực rỡ, có cả ngàn tuấn mã thiên giới kéo đó đây.” đây chính thiên cung có cỗ xe lớn. Chuyện kể này xuất xứ ra sao?

Bấy giờ Ðức Thế Tôn đang lưu lại trong thành Sāvatthi, trong cánh rừng Kỳ Viên. Vào thời điểm đó[532] trưởng lão Mahāmoggallāna đang thực hiện chuyến du hành thiên giới theo cách ta đã nói tới ở trên, ngài đã xuất hiện nơi cõi Tam Thập Tam không cách xa thiên tử tên là Gopāla đã ra khỏi thiên cung và sau khi đã cưỡi trên cỗ xe[533] tuyệt đẹp có cả ngàn thiên tuấn mã kéo đi khắp nơi, chàng đang du hành với đoàn tùy tùng và với oai lực thần thông vĩ đại thấy nơi chư thiên để đến tiêu khiển trong công viên thiên giới. Khi nhìn thấy trưởng lão tâm tràn đầy kính cẩn và thành tâm, thiên tử đã nhanh chóng xuống xe và tiến đến gặp ngài, đảnh lễ theo năm kiểu chào ngũ thể đầu địa (anjali) và rồi cúi rạp đầu xuống tận đất.[534] Ðây chính là phước đức ngài đã thực hiện nơi tiền kiếp.

Người ta kể lại rằng thiên tử là một vị bà la môn tên là Gopāla, là gia sư (phụ trách giáo dục) cho một công chúa giống như một nữ tỳ chư thiên đã tỏ lòng tôn kính Thế tôn Vipassin với một vòng hoa làm bằng vàng với khát vọng[535] nhờ oai lực phước đức đó đem lại có thể xuất hiện cho nàng một vòng hoa[536] làm bằng vàng[537] và khiến nàng có thể trải qua vô số niên kỳ nơi định mệnh hạnh phước. Vào thời Ðức Phật Kassapa, được tái sanh nơi cõi trần gian trong lòng hoàng hậu nhiếp chánh Kiki, là vương quân cai trị thần dân Kasi và ngài đã được đặt tên là Uracchadamālā do đã chiếm được vòng hoa đúng với ước nguyện đó[538]; thiên tử đã khai mạc một cuộc bố thí vô song v.v... dành cho Phật tổ Kassapa cùng với tăng đoàn đồ đệ của ngài, nhưng không thể tạo được khác biệt để tái sanh do hiện trạng các căn của ngài chưa có dị thục, dầu sao ngài cũng đã lắng nghe Phật Pháp do đạo sư thuyết giảng đặc biệt dành cho chính ngài[539] và nàng công chúa, [271] chàng đã qua đời đang khi còn là phàm nhân và do oai lực của những phước đức đó chàng đã tái sanh trong một thiên cung[540] to tới hàng trăm do tuần nơi cõi Tam Thập Tam. Lại có đoàn tùy tùng đông đảo lên tới cả ngàn tiên nữ [541] theo hầu. Rồi lại xuất hiện[542] cho chàng một cỗ xe thiên giới do những con ngựa nòi kéo, được làm bằng bảy loại châu báu và thắng cân đai đủ thứ vàng vòng châu báu, tường nhà rất cân đối phát ra âm thanh ngọt ngào như thể đụng tới tận mặt trời[543] toả ra muôn vàng tia nắng chói chang. Liên tục di chuyển giữa những chư thiên sau khi được hưởng thù thắng thiên giới trong suốt một thọ mệnh tại đó. Rồi lại được tái sanh cùng với những chư thiên đó nơi cõi Tam Thập Tam vào Phật kỳ được biết đến là một thiên tử với những thù thắng đã đề cập đến ở trên và cũng có tên là Gopāla do kết quả những phuớc nghiệp chàng đã thực hiện được. Chính vì liên quan đến vấn đề đó mà hiện giờ1 vào thời điểm trưởng lão Mahāmoggallāna rồi xuất hiện trứơc ngài chấp tay đảnh lễ cúi đầu sát đất3 nói kệ rằng:.

1. Và rồi trưởng lão Mahāmoggallāna đã hỏi thiên tử với những đoạn kệ khi chàng đứng như vậy và tiến đến gặp ngài:

2. “Cưỡi trên cỗ xe tô điểm muôn màu rực rỡ, có cả ngàn thiên tuấn mã kéo đó đây tiến tới gần công viên hoàng gia ngươi tỏa sáng tựa Purindada, chúa tể mọi chúng sanh, Vasava[544]

3. Hai càng xe được làm bằng vàng, cả sườn[545] lẫn vai xe thật cân đối, rồi thợ khéo tinh vi đúc trụ xe cân xứng,- tỏa ánh quang rực rỡ[546] tựa trăng rằm.

4. Toàn thân xe trải lưới vàng óng ánh, lại trang điểm với đủ loại châu báu ngọc ngà; lấp lánh[547] trên không, tạo âm thanh dịu dàng thật hấp dẫn, phe phẩy quạt chầu lắm cánh tay.

5. Rồi kèm với trục[548] xe được thiết kế thật cầu kỳ và trang điểm phần giữa thật xinh xinh, trục nan xe tô điểm với trăm ngàn nét vẽ – còn loé sáng[549] tựa ánh chớp[550] trên không.

6. [272] Trên xe phủ đầy loại tranh vẽ. – khung xe rộng[551] rực chiếu ngàn tia sáng; phát ra âm thanh êm tai giống tựa đờn ngũ huyền cầm tấu nhạc vui.

7. Phần phía trước xe được trang hoàng kỹ lưỡng, gọt đẽo với châu báu tựa mặt trăng, chiếu sáng long lanh ánh vàng tinh khiết, óng ánh lung linh cùng hòa quyện vào nhau, phát tỏa ánh ngọc xanh xanh thật dịu dàng.

8. Cả phần cuối xe cũng được trang hoàng tỷ mỉ cùng cách đó với châu báu hình chị hằng đẽo gọt kỹ càng. Rồi cổ xe ngẩng cao đầy tốc lực, phần thân xe to lớn tựa Phạm Thiên[552]ầy dũng mãnh phi nước kiệu nhanh lao về phía trước chỉ lòng chàng hay biết.

9. Toàn tứ chi đàn ngựa khéo nhịp nhàng đồng nhất cùng một cử điệu chỉ tâm chàng hiểu rõ, phi nước đại theo ý nghĩ chàng khắp nơi nơi[553]. Ðoàn tuấn mã thuần thục hân hoan kéo xe chàng quả tối thượng giữa loài các loài bốn chân.

10. Chúng tung tăng, nhảy nhót[554] di chuyển trên không trung, đủ thứ trang điểm trên mình khuya vang tiếng nhạc êm tai giống tựa ngũ huyền cầm hoà tấu nhạc.

11. Tiếng xe di chuyển phát ra cùng tiếng cân đai trang hoàng[555], cùng tiếng sấm[556] vó câu, tiếng ngựa hý vang rền, hoà quện đủ thứ [557] âm thanh kỳ diệu đó tựa tiếng nhạc trổi nơi vườn[558] thiên lạc tuyệt vời.

12. Dáng dứng[559] ngơ ngác loài dinh dương, với ánh nhìn đầy thán phục. Cùng với đoàn tiên nữ đứng trên xe ánh mắt lung linh, hòa tiếng cười, tiếng nói đầy khả ái, với làn da óng ánh, thỏ thẻ giọng oanh vàng, khoác trên mình xiêm y lam ngọc[560] rực rỡ cùng kính lễ chúa tể các suras.[561]

13. [273] Rực rỡ xiêm y đủ màu vàng sắc đỏ; mắt mở to màu đỏ sẫm thật thanh cao, toàn hạng người xuất thân từ gia đình[562] quyền quí, thân hình yểu điệu thật duyên dáng, với nụ cười lôi cuốn tựa bên xe sẳn sàng đảnh lễ Phật.

14. Họ ăn mặc xiêm y thật rực rỡ, đeo vòng vàng[563] toàn thân đầy khả ái; tay[564] búp măng mũm mĩm, sắc diện kiều diễm rất dễ thương, họ đứng tựa bên xe sẳn sàng đảnh lễ Phật.

15. Vài nàng ngọc nữ được trang điểm kỹ càng, các lọn tóc tiên kết búi gọn gàng rực rỡ sẳn sàng[565] chiều theo ý chàng. Trên xe tay chắp lại, đầu phủ phục sẳn sàng kính lễ chàng, họ đứng tựa bên xe sẳn sàng đảnh lễ chàng.

16. Họ trang điểm với đủ thứ hoa sen đỏ vàng xanh. Vòng hoa đọi trên đầu tỏa ngát hương thơm chiên đàn[566] đệ nhất hương, luôn sẳn sàng làm đẹp lòng chàng và tuân lệnh đang đứng gần bên xe, tay chấp đứng hầu chàng.

17. Ðóa sen xanh đỏ khéo trang hoàng tỏa ngát hương thơm chiên đàn đệ nhất. Thơm nức hương sẳn sàng tuân lệnh chàng, đẹp lòng chàng họ đứng sẳn trên xe, tay chắp lại hộ tống chàng một đoàn tiên nữ.

18. Các món trang sức trên cổ trên vai và trên cả hai tay, trên hai chân cũng như trên đầu tóc lẫn cả hai tai. Lan tỏa[567] mười phương thẩy đều bừng sáng như dưới nắng mùa thu rạng chiếu ngời.

19. Lay động trước gió rung rinh vòng hoa và những đồ trang sức trên tay, tạo ra những âm thanh tinh tuyền kiều kiễm và vô cùng hấp dẫn lọt bên tai[568] êm dịu làm mê mẩn lòng người.

20. [274] Rồi âm thanh tiếng nhạc[569] từ xe ngựa tượng nagas[570]rồi tiếng nhạc ngũ huyền cầm trổi lên khắp chốn, là những gì đứng cả hai bên đường dẫn vào vườn[571] hỷ lạc, khiến lòng chàng hoan hỷ thiên chủ chư thiên cõi thiên giới. Như tiếng tơ lòng đàn lục huyền cầm đồng tấu.

21. Trong khi đàn lục huyền cầm trổi nhạc mê ly[572] có dáng dấp yểu điệu đầy hấp dẫn, được trổi lên khiến tâm chàng rạo rực[573], bao hỷ lạc các tiên nữ tạo cho chàng, đứng yên trên đài sen rực rỡ các tiên nữ khéo tinh luyện[574], cùng nữ tỳ chăm chỉ đứng giữa rừng sen nở rộ lượn hát múa từng vòng.

22. Rồi khi tiếng nhạc[575] cùng tiếng hát điệu múa hoà quện vào nhau làm nên một. Rồi tiên nữ đây kia cùng cử điệu múa. Trong lúc đó các nàng tiên nữ đẹp tuyệt trần tỏa ánh quang sáng chói[576] cả đôi bên[577].

23. Chàng thức tỉnh thọ hưởng[578] tiếng nhạc ca cùng điệu múa. Chẳng khác nào thiên chủ chiến thắng đầy vinh quang với vũ khí trong tay chùm thiên lôi dũng khí. Cùng tiếng nhạc huyền cầm dịu êm[579] có dáng dấp mê ly đầy hấp dẫn, được trổi lên khiến tâm chàng rạo rực.

24. Chính chàng đã thực hiện phước đức gì nơi tiền kiếp khi còn sống nơi kiếp con người giữa thế nhân? Chàng đã giữ giới hay hoan hỷ sống chánh chân, tu tập pháp lành nào thế?

25. Chàng được hưởng cảnh vinh hiển đại oai thần này, chàng đã thực hiện phước đức gì[580]ể vượt qua thiên chúng bội phần hoặc do phát sanh từ việc nhỏ bé hay do nắm giữ trai giới chuyên cần.

26. Phải chăng phước quả xuất phát từ bố thí này do phước đức chàng đã làm v.v... ...hay do phước đức hay đảnh lễ ngài Phật Tổ? Ta hỏi chàng hãy tường trình từng chữ cho ta thông!

Về điểm này:

1. được trang bị cả ngàn thiên tuấn mã (sahassayuttaṃ): được trang bị (yuttaṃ) cả ngàn tuấn mã; hay nói cách khác chiếc xe được thắng yên cương cả ngàn tuấn mã vì cả ngàn tuấn mã đã đựơc thắng yên cương. (yuttam = yojitaṃ[581], một dạng ngữ pháp hoán chuyển) vào chiếc xe. Nhưng cả ngàn gì vậy? Vấn đề này cũng dễ dàng khẳng định là thắng cả ngàn tuấn mã do chiếc xe này có “ngựa kéo[582]là điều đã được khẳng định ngay sau đó. Chiếc xe có ngựa kéo (hayavāhanaṃ) chính vì người ta đã dùng ngưa[583] để kéo chiếc xe này. Tuy nhiên một số người lại bình luận biến thành một từ ghép duy nhất bằng cách đọc lướt giọng mũi[584], tức là. sahassayutayavāhanaṃ[585] [586] trong cách này ý nghĩa được phân tích là ‘có ngựa kéo’[587] vì ý nghĩa ở đây là cả ngàn con ngựa được thắng vào xe[588]. Tuy nhiên một số người lại cho là “thắng với cả ngàn” có nghĩa là được thắng với cả ngàn thiên tuấn mã thuần chủng’. Chiếc xe phóng như bay (sandanaṃ): chiếc xe. được trang điểm với vô số đồ trang sức: nekacittaṃ = anekacittaṃ (phục hồi cách đọc lướt), có được hàng trăm đồ trang sức. Kế bên khu rừng trong công viên (uyyānabhūmuṃ abhito): kế bên gần khu vườn công viên; vì điều này, ngoài cách cân nhắc suy xét với từ abhito (kế bên), bổ cách hiểu theo nghĩa sở hữu cách. Tuy nhiên ngay cả[589] có một số người còn giải thích là uyyānabhūmayā[590] - họ giải thích như vậy không đếm xỉa gì tới[591] luật ngữ pháp. Thúc (ngựa) chạy: lên đường. Chàng tỏa sáng giống tựa Purindada, chúa tể chúng sanh, là Vāsava – đây chính là mối tương quan.

2. được làm bằng vàng: sovaṇṇamayā = suvaṇṇamayā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) Thuộc về ngài: te = tava (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Cả hai sườn xe (rathakubbarā ubho): những khung chắn cả hai bên chiếc xe này. Vì phần vây quanh chiếc xe được thiết kế[592] bằng cách dựng lên những khung chắn  cả hai bên sườn xe nhằm mục đích trang hoàng cho đẹp và bảo đảm cho những người đứng trên xe, phía đầu xe kể từ phần gọng buộc ngựa vào xe cho tới phần trọng yếu tạo nên thành xe được thiết kế dùng để đỡ tay, nên ở đây ta gọi là kubbara (khung). Chính vì lý do đó người ta nói tới “cả hai”. Tuy nhiên ở những vị trí khác[593] ta cũng gọi là kubbara (vị trí đóng ngựa vào càng xe) cũng được gọi là càng xe. Với các trụ điểm (phalehi): với hai trụ – cả hai trụ bên trái và bên phải - là chỗ tựa[594] trên xe và ở đây phần tận cùng được gọi là hai trụ. Với những chiếc sào (amsehi) với hai trụ phía dưới để ổn định điểm khung xe[595] đó. được thiết kế rất cân xứng với nhau (ativa saṃgatā): được thiết kế rất tương xứng[596], được gắn chặt với nhau, không có khe hở nào hết. Và điều này được mô tả là những dấu ấn phân biệt rõ ràng có được trong trường hợp một chiếc xe được thiết kế lắp ghép lại do một người thợ thủ công[597] rành nghề. Trong khi ngược lại chiếc xe này do không phải do con người thiết kế và chế tạo nên được gọi là tự tạo thành[598] [276] chẳng do bất kỳ ai lắp ráp chiếc xe này cả. Cả một đám cột rất xinh sắn xuất hiện (sujātagumbā): có nguyên một dẫy cột trụ[599] nhỏ nhắn xinh xinh có dáng rất đặc biệt được gắn đúng vị trí v.v... đứng một mình[600] trong phần khung xe đó. – Chính vì lý do đó nên có lời nói rằng: có những dẫy cột trụ nhỏ nhắm được gắn rất chính xác vào các khoảng trống[601] trên sườn xe. được hoàn thành do một nghệ nhân tuỵêt vời nhất nơi những thợ thủ công (naravīraniṭṭhita): giống như người thợ cả rành nghề đã hoàn thành chiếc xe; chính vì thế người thơ cả đã được nhắc đến ở đây như là một người tuyệt vời nhất trên cõi đời này. Vì trước mắt người đời sống trên cõi đời này người thợ cả là[602] người hùng và oai lực nhất làm việc không tỏ ra mệt mỏi[603] ngay cả trong ý nghĩ. Hay nói cách khác[604] naravīra (nhà ngươi chính là nhân vật tuyệt tác nhất trong số chúng sanh) là cách nói về thiên tử, niṭṭhitā (kết thúc) đã hoàn tất, vẻ tráng lệ rực rỡ quá sức tưởng tượng, họ thật hoàn hảo. Một cách giải thích khác nữa chính là naravīranimitā (ược hình thành được tạo ra do người tuyệt hảo nhất nơi chúng sanh) có nghĩa là giống như [605] do những người tuyệt hảo nhất nơi chúng sanh tạo ra, họ được phú cho tính kiên định vững vàng. Chiếc xe của chàng tỏa sáng rực rỡ do sườn xe thuộc dạng[606] đó. Giống thứ gì vậy? Giống như ánh trăng rằm, giống mặt trăng ở thời điểm trăng tròn, vào ngày rằm[607] ở tuần trăng sáng rực rỡ.

3. được trải phủ bằng lưới vàng óng ả. (suvaṇṇajālāvatato): được rải khắp được che phủ với màng lưới bằng vàng. Suvaṇṇajālāvitato (ược phủ bằng[608] những mạng lưới vàng óng ả) cũng là cách giải thích, có nghĩa là một rèm lưới[609] vàng óng ả. Với rất nhiều thứ (bahuhi): với vô số. Ðủ mọi loại châu báu (nānāratanehi): rất nhiều loại châu báu đủ loại như đá ru-bi và đá quí to-pa v.v... Với âm thành rất êm tai (sunandighoso): với âm thanh trong trẻo dịu dàng, có nghĩa là với âm thanh vang vọng rất thích hợp để nghe. Hay nói cách khác với âm thanh sảng khoái (sunandighoso): Với âm thanh đem lại sảng khoái êm dịu, có nghĩa là với tiếng vang dội đầy hoan hỷ có được do tiếng hô hoan nghênh nhiệt liệt v.v... do kết quả được chiêm ngưỡng chiếc xe đó v.v... được thưởng lãm lời ca điệu múa v.v... và họ cho rằng, âm thanh sảng khoái đó đã được sử dụng không biết bao nhiêu lần bằng những lời chúc tụng[610]. Thật cầu kỳ, (subhassaro): thuộc dạng toả sáng chói chang cực kỳ; hay nói cách khác rất bài bản (verbal) subhassaro[611] với âm thanh của những bài hát rất hay và tiếng nhạc chư thiên xuất hiện nơi đó. Cánh tay phe phẩy quạt chầu (cāmarahatthabāhuhi) quả thật cũng rạng rỡ sáng chói do những cánh tay phe phẩy quạt chầu quanh chàng. – với những cánh tay tiên nữ đang cầm quạt[612] phe phẩy đây đó - hay với các chư thiên đang hiển thị hình dạng xinh đẹp như vậy.

4. Trục bánh xe (nābhyo): những chiếc trục gắn bánh xe. Do ý nghĩ tạo ra một cách kỳ diệu như vậy (manasābhinimmitā): giống như chúng được sáng tạo do suy tính rằng, “Ước mong những thứ đó được tạo thành theo kiểu này kiểu nọ.” [177] được trang điểm cầu kỳ ngay giữa hai bánh xe (rathassa pādantaramajjhabhūsitā) được trang điểm với một cặp vành xe tỏa sáng rực rỡ với đủ loại châu báu[613] vô cùng [614] quí giá ngay giữa hai bánh xe, thuộc hai bánh xe, và ngay vùng trung tâm các nan (căm) bánh xe. Ðược tô điểm với cả trăm nét vẽ (satarājicittitā) : được tô điểm với, trang điểm đạt đến trình độ[615] cả trăm ngàn nét vẽ điêu luyện, đường nét vẽ và vô số màu sắc sặc sỡ. Giống như tia sáng chớp trên không (sateratā vijju-r-iva): chúng tỏa sáng, chúng phát ra ánh sáng giống như tia chớp[616] , có thể gọi là tia chớp loé trên bầu trời.

5. Xe được phủ với vô số loại tranh (aneckacittāvatato): được trải ra, được rải ra[617] với vô số các loại tranh vẽ như các tác phẩm vòng hoa v.v... Cũng được giải thích là anekacittāvitato (ược giăng ra với đủ loại tranh đa dạng); ý nghĩa ở đây cũng giống như vậy, nhưng lại nhằm kéo dài luật chân thơ (metri causa)[618]. Và khung xe rộng (puthū ca nemī ca): với những khung[619] xe rộng rãi. Một trong các nguyên âm ca ở đây chỉ là một tiểu từ. Có hàng ngàn tia sáng lóe ra (sahassaraṃsiko): có vô vàn, vô số tia sáng lóe sáng. Một số bản văn cũng giải thích là sahassaraṃsiyo. Tuy nhiên trong khi[620] các bản văn cũng giải thích là natāraṃsiyo[621]. Về điểm này được uốn cong (natā): tại vị trí trục xe bị uốn cong[622] trông giống như cây cung đã tháo dây ra. Có vô vàn vô số tia sáng (sahassaraṃsiyo): với những màu sắc rực rỡ tỏa lan khắp[623] giống như vòng tròn mặt trời. Với những vị trí này (tesaṃ): về những vị trí trục xe ta thấy treo chữ dây chuông nhỏ kêu leng keng[624].

6. Mặt tiền xe (phía trước) : sirasmiṃ = sīse (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) có nghĩa là ngay phía đầu xe; hay nói cách khác (điều này cần được phân tích thành) phía trước (sirasmiṃ = siro asmiṃ, thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) chiếc xe[625]ó. được trang trí (cittaṃ): ta trang trí. Châu báu được gọt giũa theo hình mặt trăng, được gắn châu báu tương tự như hình mặt trăng[626]. Lập lòe chập chờn ánh sáng, tỏa sáng ngời (ruciraṃ pabhassaraṃ): bằng cách này ngài làm rõ tính chất giống như vầng trăng tròn. Luôn thanh tịnh (sadā visuddhanaṃ): tuy nhiên nhờ điều này ngài chỉ ra cho thấy tính chất tách biệt rõ khỏi vầng trăng. Với những tia vàng óng ánh (suvaṇṇarājīhi): có những đường nét bằng vàng khác nhau[627] được gắn theo hình vòng tròn[628]. được liên kết với (saṃgataṃ): được gắn vào. Tựa như những tia ngọc xanh (veḷhuriyarājīva) tỏa ra tia sáng tựa như những tia sáng ngọc xanh do được gắn với những viên ngọc tròn cũng được gắn chung với các đường xọc bằng vàng ròng. Và (một số người) còn giải thích là veḷhuriyarājīhi (vi những đường sọc bằng ngọc châu báu bê-ril.

7. Với đuôi (vālī) : có đuôi, được trang bị với đuôi - ngài đang đề cập đến ngựa kéo xe. [278] Một cách giải thích khác nữa là vājī (những con ngựa nòi). Gọt dũa theo hình dạng mặt trăng (maṇicandakappitā): được gắn những châu báu hình mặt trăng ngay tại vị trí gắn lông gà[629] (trên đầu ngựa). Trên hết về (ārohakambū)[630]: cả về chiều cao lẫn cân đai phù hợp, có nghĩa là được trang bị dáng vóc tốt[631]. ầy tốc lực (nhanh): sujavā = sundaravā (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), có tốc độ[632] (rất nhanh), có tốc lực rất mạnh, có nghĩa là với dáng đi thật đáng yêu[633]. Sánh tựa vị Phạm Thiên (brahmūpamā): sánh bằng với phạm thiên[634]. Có nghĩa là xem ra[635] có vẻ to lớn hơn kích cỡ bình thường. Cao lớn kếch xù (brāhā)[636]; nổi bật[637] cộng với tứ chi, cả to lẫn nhỏ, thật là tuyệt vời[638].Vĩ đại (mahantā): thật oai phong lẫm liệt, đầy vẻ oai lực thần thông. Dũng mạnh (balino): có sức mạnh nhờ sức mạnh thể chất và nhiệt tình. Rất nhanh nhẹn (mahājavā): có vận tốc cực nhanh. ọc được tâm trí (mano tav’aññaya): ọc được suy nghĩ của bạn. Cũng theo cách thức đó (that ’eva): rất giống với suy nghĩa của bạn. Giống như điệu chạy nước kiệu (siṃsare): giống như lướt nhanh đi, có nghĩa là tiến tới.

8. Những (con ngựa) này : ngài nói đến những con ngựa đã đề cập ở trên. Toàn bộ (tất cả) (sabbe): lên tới cả ngàn con. ồng đều (sahitā): đồng nhất liên quan đến dáng đi do có tốc độ đồng đều và có cách di chuyển[639] tương tự như nhau, có nghĩa là hoàn toàn chính xác[640]giống hệt như nhau. Ðây chính là những loại thú bốn chân (cattukkamā) vì chúng di chuyển (kamanti) khắp nơi trên bốn chân (catūhi pādehi), chúng di chuyển nơi này nơi khác (samaṃ vahanti): điều này còn làm rõ thêm[641] ý nghĩa ta nói tới ở đây đơn giản bằng thành ngữ “đồng đều”. Dễ sai khiến (mudukā) trong tư thế dễ điều khiển có nghĩa là những chú ngựa nòi đầy oai phong. Chính vì lý do đó ngài nói rằng chẳng hung hăng (anuddhatā), có nghĩa là không hung hăng làm xáo trộn, không làm cho chiếc xe lắc lư. Hân hoan (āmodamānā): vô cùng hoan hỷ, có nghĩa là khiến cho người này người khác biết và cả đối với người đánh xe nữa[642] về sự hài lòng bằng cách không tỏ ra khó khăn điều khiển chế ngự chiếc xe đó.

9. Chúng lắc lư (dhumanti): chúng lắc lư[643] chiếc bờm thật nặng cả chiếc đuôi ngựa[644] rất rậm lắc lư trên không. Nước phi (vagganti): có đôi chúng di chuyển bằng phi nước đại[645], tiếp đất rất cẩn thận từng chân một tiếp theo nhau.[646] Nhảy lên (patenti): ôi khi chúng di chuyển về phía trước[647], có nghĩa là chúng nhảy lồng lên. Và một số lại giải thích là plavanti (diễu hành) nhưng ý nghĩa vẫn không thay đổi. Nổi lên tiếng kêu lách kách (abbhuddhunantā): [279] phát ra tiếng kêu lách cách (abhi-uddhunantā, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) phát ra tiếng kêu lắc kắc rất lớn[648] những đồ trang điểm cho ngựa như những chiếc chuông nhỏ v.v... được chế rất đẹp, được tạo ra do một nghệ nhân lành nghề. Về những đồ trang trí này.

10. Âm thanh chiếc xe (rathassa ghoso) tiếng động từ chiếc xe phát ra như đã nói ở trên. Và những đồ trang hoàng (apiḷandhanānañ ca): nguyên âm tiếp đầu ngữ a chỉ là một tiểu từ; và các đồ trang hoàng (piḷandhanānaṃ), (và) những đồ trang trí[649]. Hay nói cách khác[650]họ cho rằng apiḷandhanaṃ [651](đồ trang điểm) và ābhraṇaṃ (đồ tô điểm) chỉ là từ đồng nghĩa.[652]Có nghĩa là âm thanh phát ra từ chiếc xe, những con ngựa và những đồ trang điểm cho ngựa và xe đó. Tiếng sấm vó câu (khurassa nado), có nghĩa là tiếng động từ chiếc xe ngựa kéo và những đồ trang điểm cho ngựa phát ra. Tiếng vó câu như sấm vang rền (khunassa nādo): âm thanh[653] phát ra từ vó ngựa nện xuống đường. Họ cho biết cho dù những con ngựa nòi di chuyển trên không, tuy nhiên chúng ta vẫn nhận ra được tiếng động do sức cản trên không mỗi khi ngựa đặt chân[654] bước đi do hành vi đó là nguyên nhân ta nhận ra tiếng động êm dịu đó cứ mỗi lần vó ngựa bước đi. Và do tiếng ngựa hí vang rền (abhihiṃsanāya ca) và do tiếng hí[655] liên tục vang lên, có nghĩa là do tiếng những con ngựa hí liên tục phát ra. Một số người còn giải thích là abhihesanāya ca (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Và những âm thanh kỳ diệu (samitassa): và[656]những âm thanh đồng phát ra do những đám đông thiên giới tụ tập lại, nghe rất du dương và êm dịu.[657] Giống như điều gì thế? Chàng cho biết (giống như) tiếng nhạc dục lạc viên tuyệt vời vậy (gandhabbaturiyani vicirasamvane): giống như tiếng nhạc ngũ huyền câm do các chư thiên là những gandhabbas[658] trổi lên trong vườn thiên lạc (Citralata[659]). Vì tiếng nhạc do nhạc cụ (turiya) nổi lên, ta thường ám chỉ đến những gì dựa vào[660] đó âm thanh nổi lên, ở đây là các ‘nhạc cụ’ (turiya). Và các gandhabbaturiyāna[661] ca vicitrasaṃvane[662] (và do tiếng nhạc cụ các gandhabbas nơi vườn thiên lạc muôn màu muôn vẻ nổi lên) cũng là một cách giải thích; đây là cách ta nên phân tích bằng cách khôi phục giọng mũi như sau: turiyānañ ca[663], một số người lại giải thích là gandhabbaturiyāni vicitrapavane[664].

11. Những tiên nữ đứng trên xe: rathe ṭhitā ’ta[665] = rathe ṭhitā etā (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài). Với cặp mắt nai ngơ ngác (migamandalalocanā): với ánh mat dịu dàng, ướt át giống như mắt nai tơ. Với đôi mi dầy (āḷārapamhā): với cặp lông mi dầy rậm[666], có nghĩa là với đôi mí mắt giống như mắt bò. Cười nói vui vẻ (hasitā): cười khúc khích[667] với vẻ mặt mỉm cười[668] tươi tỉnh. Với giọng nói thỏ thẻ oanh vàng (piyaṃvadā): giọng nói niềm mở ân cần. Tỏa ra mạng lưới kết đầy lam ngọc (veḷhuriyajālaāvatatā): [280] toàn thân thiên nữ được khoác với những xiêm y làm bằng lam ngọc. Với làn da láng mướt (tanucchavā): với làn da tinh tế. đơn giản là lúc nào cũng vậy: sad’ eva = sadā eva (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài) đơn giản là mọi lúc. Các thần gandhabbas, là nhạc thần thống lãnh việc kính lễ liên tục. (gandhabbasuraggapūjitā): nhận được kính lễ từ các chư thiên là các vị gandhabbas và chư thiên khác nữa.

12. Chư vị chư thiên tụ tập lại đây mặc xiêm y đủ màu sắc đỏ vàng (tā rattalocanā): với giáng điệu[669] hấp dẫn lôi cuốn và xiêm y[670] muôn màu xanh vàng đỏ tím. Với ánh mắt to màu đỏ sẫm (abhirattalocanā): với ánh mắt long lanh đặc biệt rạng rỡ với những tia sáng chói chan. Xuất thân từ gia dòng ngựa tốt (thuần chủng). (kule sujātā): được sanh ra[671] trong dòng ngựa tốt thuần chủng sindha. Xuất thân từ dòng giống ngựa chư thiên tốt[672] Với hình dáng yểu điệu (sutanū): vôi vơi thể chất kiều diễm. Với nụ cười tươi tắn (sucimhitā): với nụ cười thật ấn tượng[673].

13. Họ mặc xiêm y kambhu-bangles (kambukāyuradharā): họ đeo vòng tay làm bằng vàng[674]. Vòng eo thon thả (sumajjhimā): vùng giữa[675] mảnh khảnh duyên dáng. ùi và vùng ngực nở nang (ūruthanūpapannā): với cặp dò và bộ ngực nẩy nở thật hoàn hảo. - bộ dò của họ trông giống như thân cây chuối lá và bộ ngực giống như những chiếc hộp tròn[676]. Những ngón tay tròn trịa (búp măng) (vaṭṭ’ aṅguliyo) : với những ngón tay thon nhọn (búp măng). Với vẻ mặt tươi tắn dễ thương (sumukhā): với gương mặt kiều diễm, hay nói cách khác với gương mặt hân hoan[677]. Có ngoại hình hấp dẫn (sudassana): rất dễ coi.

14. Một vài người khác (añña): một số người khác. Với những bím tóc kiều diễm (suveṇī): với những lọn tóc duyên dáng. Là các thanh niên (susu): là những người trẻ tuổi. Có mái tóc kết lại gọn gàng.(missakesiyo): những lọn tóc của họ kết chung lại với vòng hoa rực rỡ v.v... [678]. Bằng cách nào thế? Ðược phân bổ đều đặn và toả sáng chói chang (samaṃ vibhattāhi pabhassarāhi ca): tóc họ được kết[679] lại thành nhiều lọn, phân rẽ thật cân xứng. Bằng nhiều cách phân bổ đồng đều nhau.[680] (và) tỏa sáng như ánh ngọc sa-phia. v.v... được gắn thêm những sợi vàng óng ánh. – đây là cách chúng ta cần phân tích. Trung kiên (anubbatā) (kiên định): hành động rất đẹp. Họ là (tā): những tiên nữ.

15. Toả ngát hương thơm chiên đàn (candanasāravāsitā): xức hương thơm, thoa bột thơm, xức bột thơm thiên giới là tinh chất chiên đàn.

17. Trang sức đeo ở cổ (kaṇṭhesu): với những thứ trang sức này nọ v.v... chàng ám chỉ những đồ trang điểm đeo ở cổ, đeo ở cánh tay,  đôi chân và ở đầu v.v... [681]. Phát ra ánh quang (obhāsayanti): bất luận thứ trang điểm nào đeo ở cổ... những thứ đó đều phát ra ánh quang chói chang – đây là cách ta nên phân tích. Cũng như vậy liên quan đến những gì còn lại. Nổi lên ở trên đầu (abbhudhayaṃ): di chuyển từ trên đầu[682] abbhudasaṃ[683] cũng là cách giải thích nhưng ý nghĩa vẫn không thay đổi. Vào mùa thu (sāradiko): vào mùa thu. Những tia nắng màu đỏ thẫm (bhāmumā): ánh mặt trời; đối với chàng, những thiếu sót, bụi bậm như những đám mây v.v... chính vì thế ánh dương mặt trời đã soi chiếu khắp mười phương.

18. Di chuyển nhanh như gió. (vātassa vegena ca): nhờ vận tốc[684] gió như một bằng chứng hiện hữu[685], xuất hiện hương thơm ngào ngạt và hiện hữu[686] cả âm thanh và với vận tốc chiếc xe và những chú ngựa nòi. Thả ra (muñcanti): toát ra, tỏa ra. khiến sảng khoái (ruciraṃ).[687] Tạo cảm khoái lặp đi lặp lại[688] giống như tiếng nhạc ngũ huyền cầm[689]. Tinh tuyền (suciṃ): sạch sẽ, thuần khiết không pha trộn. Xinh đẹp (subhaṃ): đáng yêu, dễ thương. ối với những ai am hiểu tiếng nhạc này thật đáng thưởng thức (sabbehi viññūhi sutabbarūpaṃ): toát ra âm thanh thuộc hạng tuyệt vời[690] thật xứng để thưởng thức (sotabbaṃ = savanīyaṃ, một dạng ngữ pháp hoán chuyển) mọi người ngay cả những ai thuộc hạng người thông minh thông thạo nghệ thuật gandhabba. Ðây chính là cách ta nên phân tích.

19. Trong vườn Thiên Lạc : uyyābhūmyā = uyyānabhūmiyaṃ[691] (một dạng ngữ pháp hoán chuyển). Cả hai bên đường (duvaddhato):  hai bên đường[692]. Họ cũng giải thích là dubhanto ca ṭhitā nhưng ý nghĩa vẫn giống nhau. Những cỗ xe: rathā = rathe; nāgas : nāgā = nāge; vì đây là ở thể danh cách[693] hiểu theo nghĩa đối cách[694]. Âm thanh (saro): âm thanh toát ra tuỳ thuộc vào những cỗ xe, các nagas và các nhạc cụ ngũ huyền cầm. Chúa tể chư thiên (devinda): chàng đang nói về chư thiên. Giống như cây đờn vina vang trên khoảng không, vang dội âm thanh thánh thót (viṇā yathā pokkharāpattabāhuhi) giống như cây đờn vina với vùng gẩy đờn, bầu đờn, múm lên giây đờn và phiếm đờn được chế tạo rất khéo và lên dây thích hợp với thanh âm phù hợp[695] khi trổi lên sẽ tạo ra tiếng nhạc hoan hỷ người nghe. Cũng như vậy những cỗ xe này v.v... với âm thanh làm mê hoặc lòng người. Cũng giống như cây đờn vina được nhạc công điêu luyện gẩy dạo ra những điệu nhạc du dương với cõi bồng lai, là điều tuyệt vời, nhờ được huấn luyện kỹ càng đã khiến cho lòng người hoan hỷ. Cũng như vậy những cỗ xe này với tiếng nhạc trổi lên khiến cho tâm chàng hoan hỷ[696].

20. Ðây là ý nghĩa ngắn gọn của đoạn kệ (bắt đầu như sau:) “Trong khi những chiếc đàn vinas này”: trong lúc đó có nhiều đờn vinas của ujukoti, vanka, brahati, nandini, tisara v.v... [697], đây là những điệu nhạc hấp dẫn do tiếng nhạc tuôn trào, ngọt ngào, từ đó chỉ vì chúng thể hiện dưới dạng ngọt ngào, được trổi lên (pavajjamānāsu = pavādiyamānāsu, một dạng ngữ pháp hoán chuyển), khiến lòng chàng rộn ràng, đi vào tận tâm hồn chàng. Một cách quyến rũ tâm hồn, một cách hoan hỷ. Với niềm vui, các tiên nữ, các nữ tỳ, cộng lại với kích thích hoan hỷ [282] do họ được huấn luyện kỹ càng, nhảy vũ điệu, du ngoạn đây đó trình diễn điệu nhảy, giữa những đóa sen thiên giới này.

21. Những (vũ điệu này) (imāni): điều này cần được phân tích riêng rẽ, tức là, những bài ca này, thứ âm nhạc[698] này và những điệu nhảy này. Hoà quyện vào nhau trộn lẫn với nhau. (samenti ekato): tạo ra một thứ âm thanh duy nhất, trong một mạch nhạc liên tục, trong cùng một tình cảm ngang bằng nhau vì chúng không nằm trong một mạch âm nhạc cùng những tình cảm[699] hay vì chúng quấn quyện lại với nhau, đan lại với nhau, nổi lên cùng một cây đờn với tiếng nhạc và tiếng ca đó quấn quyện vào với tiếng đờn, không bỏ qua nnững tình cảm như đùa giỡn vui vẻ v.v... [700] ta đạt đến được thông qua múa hát[701]. Thế rồi các tiên nữ múa ca tại đây (những phụ nữ tuyệt hảo nhất) cũng toả sáng tại đây (ath’ attha naccanti ath’ ettha accharā obhāsayanti) có nghĩa là họ thực hiện như vậy. Với những bài ca tiếng hát v.v... tạo ra cùng một thứ tình cảm, thế rồi một số tiên nữ khác cũng nhảy nhót ngay tại đây trên chiếc xe của chàng, trong khi đó một số kẻ khác[702] là phụ nữ tuyệt vời nhất, là những phụ nữ hoàn hảo nhất, đang ngắm nhìn[703] buổi trình diễn ca múa với ánh sáng toát ra từ thân thể họ và ánh sáng từ xiêm y họ toát ra và những đồ trang điểm toả sáng lung linh hoàn toàn[704] chiếu sáng khắp mười phương ngay cả trên cả hai, phía ngay tại đây và tại điểm này.

22. Chàng (so)[705]: chính chàng cũng giống như vậy. Thức dậy do tiếng từng đoàn ngũ huyền cầm phát ra âm thanh dịu dàng (turiyagaṇappabodhano): cùng với niềm vui được khơi dậy ảnh hưởng đến tập thể các nhạc cụ thiên giới. được vinh quang (mahīyamāno): được kính trọng, giống như chàng có thứ vũ khí là chiếc lòi tói trong tay (vajiravudho-r-iva): giống như thần Indra vậy.[706].

23. Hay luật bát giới nào nhà ngươi đã nắm giữ (uposatham kam va tuvam upavasi): chàng hỏi có phải là bát giới cũng là[707] giới luật nhiều người nắm giữ. Tuy nhiên bất kỳ luật bát giới nào nhà ngươi đã tuân giữ. Sống theo Phật Pháp (dhammacariyaṃ): thực hiện cac phước đức như bố thí v.v... hành vi nghi thức (vataṃ): thực hiện nghi thức cúng dường. Liệu nhà ngươi có hoàn toàn hài lòng chăng: abhiīrocayi = abhirocesi (một dạng ngữ pháp hoán chuyển) có nghĩa là không hiểu nhà ngươi có hoan hỷ chu toàn những giới luật đó chăng? Abhirādhayi (liệu nhà ngươi có hài lòng) cũng là cách giải thích, có nghĩa là nhà ngươi có thoả mãn chăng, nhà ngươi có chu toàn chăng?

24. Idam (không dịch) chỉ là một tiểu từ; hay nói cách khác có nghĩa là “kết quả”[708]. Chàng tỏa sáng (abhirocase): nhà ngươi tỏa sáng vô song.

Trưởng lão đã hỏi thiên tử như vậy, chàng đã kể lại cho ngài mọi sự việc diễn ra. Vì lý do đó có lời nói rằng:

26. [283] Với tâm đầy hoan hỷ trưởng lão Moggallāna đã đặt câu hỏi, thiên tử đó đã giải thích câu hỏi đã đặt ra, về phước đức nào đã đem lại kết quả[709] to lớn đến thế.

27. Ðiều phục các căn, Ðức Phật Kassapa, đấng từ bỏ tuyệt đối, con ngươi toàn thiện, chủ tể chúng sanh, người đã mở[710] cánh cửa bất tử, thiên chủ chư thiên, với tuớng hàng trăm phước đức in hằn.

28. Ta nhận ra người, là thiên tượng, vượt thắng mọi bộc lưu, giống như quả cầu singi.[711]nhận biết ngài tâm trí[712] con an tịnh chỉ cần nhận ra ngài là vị thiện ngôn lẫy lừng.

29. Ở chính nơi trú ngụ con an trú, con đã trải tọa sàng trang hoàng với đủ thứ hoa với tâm từ bỏ không vương vấn con đã an tịnh dâng vật thực cho ngài[713] rồi dâng thức uống tinh khiết, cả hai thuộc loại tuyển chọn nhất[714] với đủ loại hương kèm theo[715] với dâng y phục.

30. Khi đã khiến ngài toại trí, vị tối cao giữa thế nhân với vật thực thức uống và y phục rồi thực phẩm[716] cả loại mềm loại cứng con hoan hỷ cúng dường theo thiên cách. Con hưởng được thiên lạc viên an trú.

31. Sau khi dâng lễ cúng dường dồi dào phẩm vật theo cách ba lần thanh tịnh, con từ bỏ thể xác phàm trần đã tích tụ phước đức, được hưởng an vui viên lạc chốn khác nào thiên chủ ngài Indra[717].

32. Thọ mệnh, sắc diện, hạnh phúc và sức mạnh phi thường. - Kẻ nào mong muốn thắng thù cao sang, hãy đem thực phẩm đầy thanh tịnh dâng cúng dường lên ngài Ðại Trí tịnh an.

33. Chẳng phải ở đời này[718] lẫn cõi đời sau có ai sánh bằng Ðức Phật ta đâu. [284] Với người chờ mong kết quả nghiệp phước đức, ngài đã trở nên thần tượng tối cao siêu giữa những bậc hiền nhân xứng đáng với lời nguyện ước đạt yêu cầu.

Về điểm này:

27. Các căn đã được khống chế (jitindriyaṃ): nhờ việc ngài chiến thắng các căn bằng chánh đạo tột đỉnh, ngay dưới gốc cây Bồ Ðề. Các giác quan của ngài, có tâm là giác quan thứ sáu, qua việc ngài đã tạo ra hiện trạng không theo đuổi[719], ngài đã thắng vượt được giác quan. Ngài đã trở thành Đức Phật bằng cách giác ngộ hoàn toàn (abhisambuddhanttā) những sự việc cần phải được thể hiện[720] cần được hoàn tất v.v... không bỏ qua bất kỳ điều gì. Ngài là người đã từ bỏ tuyệt đối do thực chất là ngài đã hoàn thành được chánh tin tấn có nghĩa là nhờ chánh tinh tấn trang bị với tứ giác chi[721] và tứ chánh cần. Ngài là thiên chủ chúng sanh:naruttamaṃ = narānaṃ uttamaṃ (thay thế hai âm tiết ngắn thành một âm tiết dài), là người tuyệt hảo nhất giữa thế nhân. Kassapa (Kassapaṃ): ngài đề cập đến Ðức Phật Kassapa bằng cách nhắc tới chủng tánh của ngài. Là người mở cánh của bất tử (apāpurantaṃ amatassa dvāraṃ): là người vén bức màn che cửa, tức là chánh đạo, để gia nhập vào thành trì níp bàn vĩ đại, đã bị che khuất kể từ khi giáo pháp của Ðức Phật Koṇāgamana[722] biến mất. Ngài là thiên đế tối cao nơi thiên giới (devātidevaṃ): ngài là thiên chủ toàn bộ chư thiên. Ngài mang trăm tướng nghiệp phước đức cao sang (satāpuññalakkhaṇaṃ): với các tướng của một đại nhân[723] đã tái sanh nơi cõi trần, thông qua trăm ngàn nghiệp phước đức.

28. Thiên tượng (kuñjarāṃ): tương tự như thiên tượng do đã triệt phá được hết các thù địch chính là các lậu hoặc[724], có nghĩa là ngài chính là đại naga. Ngài là đấng đã vượt qua thác gềnh do ngài đã vượt qua được bốn bộc lưu nơi vòng luân hồi tứ bộc lưu[725]. Tương tự như quả cầu singi và vàng ròng nada (suvaṇṇasiṅgīnadasādisaṃ): tương tự nơi sắc diện với quả cầu singi bằng vàng và vàng rồng jambunnada, có nghĩa là nước da của ngài giống như vàng ròng tỏa ánh sáng lung linh. Chỉ cần nhìn thấy ngài tâm trí con trở nên tinh tuyền (disvāna taṃ kippaṃ ahuṃ sucimano): nhìn thấy ngài, Phật tổ Kassapa toàn hảo, ngay lập tức[726] tâm con được tinh tuyền, tâm hỷ[727] được tinh luyện, do mọi vết nhơ là những lậu hoặc đã được tống khứ hết[728] do có lòng tịnh tín con nghĩ rằng, “Ðây chính là Ðức Thế Tôn, Đức Phật toàn hảo”; hơn thế nữa khi chỉ đơn giản nhìn thấy ngài, một khi chỉ đơn giản được chứng kiến ngài[729] vì ngài là vị thiện ngôn lẫy lừng. (subhāsitaddhajaṃ): ngọn cờ chính đại của ngài chính là Phật Pháp vậy.

29. Liên quan đến ngài con cúng duờng đủ đồ ăn thức uống (tamh ’annapānaṃ): liên quan đến ngài, liên quan đế Ðức Thế Tôn con cúng dường đồ ăn thức uống. Và hơn thế nữa, con cũng dâng xiêm y cho ngài (atha vā pi cīvaraṃ): và hơn thế nữa con cúng dường ngài một y cà sa. Với đủ hương sắc: rasasā upetaṃ = rasena upetaṃ (một dạng ngữ pháp hoán chuyển), với hương vị hết sức tuyệt hảo[730], có nghĩa là hết sức huy hoàng. [285] Ðược phủ đầy hoa (pupphābhikiṇṇamhi): phủ đầy hoa bằng hai cách treo thành từng xâu và trải thành thảm hoa vừa cột lại với nhau vừa không[731]. Với tâm an tịnh (asaṅgamānaso): với tâm không gắn kết với bất kỳ điều gì - đây là cách ta nên phân tích.

30. Theo Thiên Cách (saggaso): bằng cách tái sanh liên tục hết cõi trời này sang cõi thiên khác; và cũng ở khu rừng chư thiên, tức là thành phố vĩ đại Sudassana. Ta hoan hỷ (ramāmi) : ta thưởng thức, ta tự hưởng thụ.

31. Bằng phương tiện này (eten ’upāyena): vật cúng dương vô song ta đã thực hiện theo cách đó cho đức Thiện Thệ Kassapa cùng với tăng đoàn chư vị Tỳ khưu của ngài dưới thời Phạm Thiên Gopāla - bằng cách này. Sau khi đã cúng dường ba lần tinh luyện, con từ bỏ xác phàm đã tích luỹ biết bao điều bất thiện (imaṃ niraggaḷaṃ yaṇṇaṃ yajitva tividhaṃ visuddhaṃ) sau khi cúng dường với hy tế này nọ do tự nguyện con đã từ bỏ tài sản lớn lao, con đã tự nguyện[732] đó là ngôi nhà mở và do tự nguyện từ bỏ. đó là ba cách tinh luyện tự mình thực hiện, khiến cho người khác thực hiện, và chuyên tâm tu niệm chánh đạo - và trong cả ba lần như vậy[733] - và đó chính là cách tinh luyện do không còn tồn tại bất kỳ lậu hoặc nào nữa, có nghĩa là sau khi đã tổ chức cúng dường vĩ đại và ngay cả khi vật cúng dường đó được thực hiện từ lâu trước đó ngài nói ‘điều này’[734] cầm sẳn trong tay[735] như để thể hiện, gần gũi với lần đầu tiên[736]ối với ngài[737] do liên tục nhập niệm về điều đó, do có được đại phước đức huy hoàng, là những tiết mục và với tâm tịnh tín[738].

Khi thiên tử nói những lời đó cùng trưởng lão về những phước đức chàng đã làm, thế rồi chàng thốt lên hai đoạn kệ bắt đầu với. “Thọ mệnh lâu dài, vẻ kiều diễm” để tỏ rõ ước muốn có được nhiều người khác cũng được an trú nơi thù thắng và lòng tịnh tín tuyệt hảo của chàng cộng với lòng kính lễ đối với vị Như Lai. Về điểm này:

32. Kẻ nào khao khát (abhikaṅkhatā): do kẻ nào ước ao. Ôi vị đại tri hiền (muni): ngài nói với trưởng lão.

33. Trên cõi đời này (imasmiṃ loke): thiên tử nói đến cõi trần trước mắt chúng ta. Nơi cõi đời sau (parasmiṃ); một cõi khác với cõi này[739]; nhờ vấn đề này chàng làm rõ toàn bộ cõi đời này ngay cả với cõi chư thiên[740]. Ta chẳng tìm đâu ra vị nào ngang bằng (sam ’va vijjati) có nghĩa là chẳng tìm đâu ra ke nào ngang bằng với ngài, chỉ có một người tốt hơn mà thôi. ối với những kẻ xứng đáng nhận cúng dường chàng là người đã thực hiện cúng dường cao cả nhất (āhuneyyānaṃ paramahutiṃ gato): Bất kỳ ai trên cõi đời này được mệnh danh ‘xứng nhận cúng dường’, cũng phải là người thực hiện cúng đường. Ðể có điều kiện trở thành xứng đáng nhận cúng dường tuyệt đối[741]. [286] Một cách giải thích khác đó la dakkhiṇeyyānaṃ paramaggataṃ gato (kẻ nào xứng nhận cúng dường cũng là những người đã xuất gia) về điểm này đối với người đạt đến tột đỉnh (paramaggataṃ): có điều kiện chính đáng tột đỉnh, có nghĩa là có điều kiện thống lãnh những kẻ xứng nhận cúng dường.[742] Với kẻ nào vậy? Ngài cho biết[743] đối với những kẻ cần tìm kiếm kết quả nghiệp phước đức dồi dào (puññatthikānaṃ vipulapphal’ esinaṃ[744]): ối với kẻ nào cần đến công đức lại muốn kết quả nghiệp phước đức dồi dào, đó là điều tuỵêt vời; ngài chỉ rõ cho thấy Chỉ có vị Như lai mới là phước điền trên cõi đời này. Tuy nhiên một số người lại giải thích āhuneyyānaṃ paramaggataṃ gato (ối với những kẻ xứng nhận cúng dường, chỉ là kẻ xuất gia cao cả nhất) nhưng ý nghĩa vẫn giống nhau.

Nhận ra rằng chàng là người có tâm sẳn sàng trưởng lão sẳn tâm dễ bảo, tâm thoát khỏi mọi triền cái (trói buộc) với tâm hướng thượng và tâm tịnh tín[745] đã khiến xuất hiện tứ điệu đế cho chàng rõ khi ngài vẫn còn đang đàm đạo với chàng theo cách đó. Khi đến tột đỉnh chân đế chàng đã được an trú nơi thánh quả Nhập Lưu. Thế rồi vị trưởng lão quay trở lại cõi trần gian và thông báo cho Ðức Thế Tôn sự kiện này theo cùng một cách như vậy[746] là điều ngài đã nói với thiên tử. Ðạo Sư coi sự kiện đó là vấn đề nổi lên và diễn giải Phật Pháp cho tăng chúng tụ tập lại tại đó. Giáo pháp này đã đem lợi lại cho những người đó.

Phần diễn giải thiên cung có Cỗ Xe Lớn kết thúc tại đây.

Như vậy cũng kết thúc việc Chú giải ý nghĩa phẩm thứ năm, là Phẩm Ðại Xa, phẩm này được trang điểm với mười bốn chuyện kể trong tập Chú giải Tiểu Bộ, chính là phần Diễn Giải Ý Nghĩa Nội Tại cũng kết thúc tại đây.[747]

-ooOoo-


[1]. Chú giải Se Be giải thích là mahārathavagge; còn bản văn lại bỏ qua.

[2]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā. Như đã được khẳng định trong SOM 1022. Trong các nguồn Jaina cũng tìm thấy một cốt chuyện tương tự như vậy về con nhái có ten là Maṇḍukka đang trên đường hành hương đến gặp Mahāvīra, cũng đã bị con ngựa làm chấn thương, và chết đang lúc khen ngợi Mahāvīra và lại được tái sanh nơi cõi thiên giới xin đọc W. Schubring. The Doctrine of the Jainas, bản dịch của ngài Wolfgang Beurlen, Delhi 1962. tr. 91

[3]. Thủ đô xứ Aṅga nằm trên con sông cùng tên. Ðây là một trung tâm thương mại quan trọng và các thương gia có thể du hành từ điểm này sang Miến Ðiện để buôn bán.

[4]. Lấy tên hoàng hậu Gaggarā ể đặt tên cho nơi đó. Cây Campaka (có nghĩa là những cây trồng tại Campa. Về điểm này xin đọc Chú giải VvA 19486) được trong trên bờ hồ. đây là một loại cây rất thông dụng ở Ấn Ðộ.

[5]. Chú giải Se Be giải thích là samāpajjitvā còn bản văn ghi là sammāpajjitvā; xin đọc Chú giải VvA 105.

[6]. nimittaṃ gaṇhanto, chộp lấy ngoại trừ những điều khác; hiểu biết, bắt lại những điều trôi giạt, v.v…; xin đọc Chú giải Dial i 801 ; B Disc iv 2414

[7]. Bản văn Se chèn một dấu chấm hết vào điểm này; Be bỏ qua và thực chất đoạn này tiếp ngay sau ‘Manosilātala’ ngay từ đầu, chỉ là một đoạn duy nhất mà thôi,

[8]. Phalasamāpattisukhena, hình như là chánh quả liên kết với chánh đạo A-la-hán – xin đọc Chú giải Thanh Tịnh Ðạo xxiii 1tt. tuy nhiên có ba loại phalasamapatti khác nhau được tìm thấy được bầy bán trong các tiệm trái cây của vị Thiện thệ – xin đọc Miln 333tt.

[9]. Chú giải Se Be giải thích là dhammabhāmaṇḍapaṃ. Còn bản văn ghi là dhammasabhāya maṇḍapaṃ.

[10]. Chú giải Be giải thích là –liḷhāya còn bản văn ghi là -līḷāya. Be –lilāya.

[11]. Chú giải Se Be giải thích là niccharento còn bản văn ghi là niccharanto.

[12]. Ðược liệt kê trong Chú giải D ii 211. 227l về Brahmassaro xin đọc VvA 19368

[13]. Chú giải Se giải thích là asambhītakesarasīho (Be achambhīta-) còn bản văn ghi là sīlo.

[14]. Một thảm thực vật thạch tín màu đỏ trên dẫy núi Himalaya và là một hang động sư tử.

[15]. Chú giải Se Be giải thích là Ca còn bản văn lại bỏ qua.

[16]. Dhammasaññāya sare; Phật Pháp (Dhamma) ở đây cũng có nghĩa là níp bàn (xin đọc Chú giải VvA 233 dưới đây) cũng chính là amatapadam, là chốn (nơi) bất tử (= níp bàn) VvA 84 mà Sirimā đã nghe được (Vv I. 168) đối với vô vi (= níp bàn) cũng là điều gì đó vừa nhìn thấy được cũng như nghe thấy được - cũng có thể vì điều này mà ở đây ta nói ức Phật sắp sửa lên tiếng.

[17]. Chú giải Se Be giải thích là taggatamānaso còn bản văn ghi là uggatamānaso.

[18]. Chú giải Be giải thích là sannæumbhitvā còn bản văn ghi là uggatamānaso.

[19]. Chú giải Se Be giải thích là suttappabuddho còn bản văn ghi là suttapabuddho; xin đọc Chú giải VvA 54.

[20]. Chú giải Se Be giải thích là aāvajjento còn bản văn ghi là āvajjanto.

[21]. Are; Chú giải Be bỏ qua.

[22]. Chú giải Se Be giải thích là samapattiṃ còn bản văn ghi là sukhasampattiṃ.

[23]. Ðoạn kệ này được trích, thêm vào các vị trí được trích dẫn trong SOM 1021, trong DA 228 và SA i 14.

[24]. Katamo.

[25]. Chú giải Se Be giải thích là ativiya kantena còn bản văn ghi là ativiyakantena; Dhammapāla ở đây lại đưa ra ý nghĩa của tiếp đầu ngữ abhi- như là ati-; xin đọc Chú giải VvA 2054 trong đó hình như lại gắn liền với điều ngược lại

[26]. Chú giải Be giải thích là karonto còn bản văn Se ghi là kathento.

[27]. Chú giải Se Be Vv giải thích là avadhī còn bản văn Te ghi là avadhi.

[28]. Chú giải Te Be giải thích là cittapasādassa còn bản văn Se Vv ghi là cittappasādassa.

[29]. Chú giải Se Be giải thích là etena còn bản văn ghi là tena.

[30]. Udake maṇḍuko, được sử dụng để xác định loại nhái (ếch) tức là nhái (ếch) sống dưới nước. Chú giải Be lại dùng hai từ ở đây như thể tạo thành một cước chú từ đoạn kệ được in đậm. Trong khi đó Se cũng được in đậm dành làm cước chú lại dùng loại thường ghi trong ngoặc kép.

[31]. Chú giải Se Be giải thích là uddhumāyikādikassa còn bản văn ghi là uddhumāyitā dikassa; CPD sv sửa lại cách giải thích này lại cho rằng uddhumāyikādikassa là “ếch nổi lơ lửng” một loại nhái nhỏ bằng đầu ngón tay lại phồng lên bằng quả táo khi bị kích thích (con ễnh ương)

[32]. Hiểu theo nghĩa đen là đi lang thang, nhưng thường với mục đích tìm kiếm lương thực như trong trường hợp chư vị Tỳ khưu du hành khất thực

[33]. Chú giải Se Be giải thích là ghāsesanaṭṭhānaṃ còn bản văn ghi là ghāsanaṭṭhānaṃ.

[34]. Chú giải Se Be giải thích là vārigocaro còn bản văn ghi là varigocaro.

[35]. Chú giải Se Be giải thích là pi; còn bản văn lại bỏ qua.

[36]. Kacchapa, hay là con rùa, hiểu theo nghĩa đen là loài vật nào sống nơi đầm lầy hay bất kỳ vùng đất nào có nước bao quanh – xin đọc Chú giải SED sv. Theo tự điển OED từ mục sv con rùa là loại bò sát thuộc loại động vật thuộc loài rùa (Chelonia). Thường được chia thành loài rùa sống trên cạn (Testudinidae), loài rùa sống ở khu đầm lầy (Emydae). Rùa sông (Trionycidae) và rùa biển (chelonidae). Hiện nay loài rùa vừa kể thường được phân biệt thành ‘ba ba’. Hình như ở đây văn cảnh diễn giải muốn ám chỉ đến loài rùa thứ hai và thứ ba.

[37]. Mañjunā; hay có lẽ ta nên hiểu là đang lôi kéo, thuyết phục – xin đọc Chú giải PED sv để biết thêm những loài thuộc cùng nguồn gốc Ấn Ðộ – châu âu. Ðây là một trong số tám yêu tố lời nói (âm thanh) của vị Phạm Thiên đã đề cập đến ở trên.

[38]. Ruta, xuất phát từ Ravati (được giải thích là) tiếng ‘rống’, như thấy trong Chú giải VvA và có thể ý cũng là nghĩa muốn ám chỉ ở đây) có nghĩa là một tiếng kêu rất lớn của một loài vật hay loài chim xin cũng đọc PED sv không thấy đưa ra số trang.

[39]. Anādare – xin đọc DA 284=MA ii 170; UdA 382, 435 để biết thêm ý nghĩa tương tự. Ðây là cách cấu trúc câu tuyệt đối ở sở hữu cách ý nghĩa là coi thường. Một ví dụ cổ điển đưa ra là trong trường hợp những người cương quyết xuất gia cho dù cha mẹ có khóc lóc hay ngay cản: mātā-pitunnaṃ assumukhānaṃ rudantānaṃ…pabajito (ví du Chú giải D i 115) - NẠ. ý nghĩa này không thấy ghi trong tự điển Childers hay PED.

[40]. Chú giải Se Be giải thích là rakkhanto còn bản văn ghi palento; ý nghĩa ở đây cũng không mấy bị ảnh hưởng.

[41]. Chú giải Se Be giải thích là sannirumbhivā còn bản văn ghi là sannirumhitvā.

[42]. Chú giải Se Be giải thích là dhamme còn bản văn ghi là dhammaṃ.

[43]. Nguyên nhân tạo ra oai lực thần thông và danh tiếng (do có đoàn tùy tùng đông đảo) có nghĩa là ngài muốn chỉ cho chúng ta nhìn ngắm.

[44]. Chú giải Be giải thích là asunitva còn bản văn Se ghi là asutvā.

[45]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là ciraṃ kālaṃ còn bản văn ghi là cirakālaṃ.

[46]. Chú giải Se Be giải thích là tassa còn bản văn ghi là tassā.

[47]. Chuyện kể này cũng được liệt kê trong Ngạ Quỉ Sự với tên gọi là Ngạ Quỉ Revati – xin đọc Chú giải PvA 257 – Một phần chuyện kể cũng xuất hiện trong Chú giải DhpA iii 290tt.

[48]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[49]. Chú giải Se Be giải thích là saddhāsampanno còn bản văn ghi là saddho passano.

[50]. Rất có thể là bát khất thực của các vị đó

[51]. Chú giải Se Be giải thích là parissāvetvā còn bản văn ghi là parisāvetvā.

[52]. Chú giải Se giải thích là dhammakarakena còn bản văn ghi là dhammakaraṇena, Chú giải Be giải thích là dhamakaraṇena.

[53]. Chú giải Se Be giải thích là me còn bản văn ghi là mama.

[54]. Chú giải Se Be giải thích là sampaṭicchite còn bản văn ghi là sampaṭicchi. Te.

[55]. Chú giải Se Be giải thích là tena còn bản văn ghi là tena hi.

[56]. Chú giải Se Be giải thích là ṭhapetvā còn bản văn ghi là vavaṭṭhapetvā.

[57]. Chú giải Be giải thích là āvāhaṃ còn bản văn Se ghi là āvāhavivāhaṃ.

[58]. Chú giải Se Be giải thích là upṭṭhahissasi còn bản văn ghi là upaṭṭhissati.

[59]. Chú giải Se Be giải thích là kapaṇaddhikādīnaṃ còn bản văn ghi là kapaṇiddhikadinaṃ.

[60]. Chú giải Se Be giải thích là Isipatanamahāvihāre còn bản văn ghi là Isipatanemahāvihāre.

[61]. catussālaṃ; xin đọc Chú giải Culavaṃsa 73 23. theo ngài Geiger (Bản dịch Cūḷavaṃsa ii 33), đây là một vườn thượng uyển hình vuông bốn chung quanh là những căn phòng họp mở cửa vào phía trong.” Ðây cũng là ten một toà nhà đặc biệt trong tịnh xá Anurādhapura và rất có thể chính Dhammapāla đã nhìn thấy. EVvP cũng ở số ít - catussalavak (NAJ)

[62]. Chú giải Se Be giải thích là uggañchi còn bản văn ghi là uggacchi; xuất hiện vào thời điểm việc cúng dường được thực hiện.

[63]. Chú giải Se Be giải thích là accharāgaṇasahassaṃghuṭṭho còn bản văn ghi là accharāgaṇasaṃghuṭṭho.

[64]. Chú giải Se Be giải thích là athāyasmā còn bản văn ghi là āyasmā.

[65]. Chú giải Se Be giải thích là devacārikaṃ caranto taṃ pāsādaṃ disvā còn bản văn ghi là devacārikaṃ gantvā taṃ disvā.

[66]. Chú giải Be giải thích là kuṭumbiyaputto còn bản văn Se ghi là kuṭimbiya-; cách viết thông dụng là kuṭumbika-. Rất có thể đây là một tên riêng như trong trường hợp Kuṭumbiyaputta Tissa trong Thanh Tịnh Ðạo 48; xin đọc Chú giải DPPN i 620tt.

a. Theo NAJ đây là một cách tham khảo Kinh Bản Sanh (Jataka), nhưng tôi không thể kiếm ra bằng chứng.

[67]. Chú giải (Se) Be giải thích là attānaṃ vandituṃ āgate devaputte pucchi kassāyaṃ pāsādo ti? Imassa bhante pāsādassa sāmiko manussaloke Bārāṇasiyaṃ Nandiyo (Nandiko) nāma kuṭumbiyaputto (puṭimbiyaputto) saṅghassa Isipatanamahāvihāre catusālaṃ (catussālaṃ) kāresi, tassāyaṃ nibbatto pāsādo ti āhaṃsu. Pāsāde nibbattadevaccharāyo pi theraṃ vinditvā bhante mayaṃ Bārāṇasiyṃ Nandiyassa (Nandikassa) nāma upāsakassa paricārikā bhavituṃ idha nibbattā, tassa evaṃ vadetha; tuyhaṃ paricārikā bhavituṃ idha nibbattā, tassa evaṃ vadetha; tuyhaṃ paricārikā bhavutuṃ nibbattā devatāyo tayi cirāyante ukkaṇṭhitā, devalokasampatti nāma mattikabhājanaṃ bhinditvā suvaṇṇabhājanassa gahaṇaṃ viya atimanāpan ti paṭissuṇitvā (paṭisuṇitvā) sahasā devalokato āgantvā; còn bản văn ghi là āgantvā.

[68]. Chú giải Se Be giải thích là katapuññaṃ puggalaṃ còn bản văn ghi là kapapuññapuggalaṃ.

[69]. Chú giải Se Be giải thích là gataṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[70]. Có một thực tế là ngài Dhammapāla không bình luận gì về hai đọan kệ và dầu vậy lại mở đầu Chuyện Chư thiên này với từ mở đầu ở đoạn kệ thứ ba có điều rõ ràng là ngài đã không đếm xỉa gì đến hai đoạn kệ này là một phần trong Thiên Cung của nàng Revati nhưng chỉ là một phần trong vấn đề nổi lên. Chính vì thế bản dịch của chúng tôi là chính xác vì không đánh số đoạn kệ này, nhưng thực tế hai đoạn kệ trên lại được ghi là đoạn kệ 1-2 trong tất cả các ấn bản thế nên ghi ở đây như vậy cũng rất thích hợp. Hai đoạn kệ này cũng xuất hiện trong tập Dhp 219-220.

[71]. Chú giải Be Te giải thích là paṭiggaṇhanti còn bản văn Se Vv Dhp ghi là paṭigaṇhati.

[72]. Chú giải Te Vv Be giải thích là ātī va còn bản văn Se ghi là ātṃ va Dhp ñāti va.

[73]. Chú giải Se Be giải thích là vaṇijjāya còn bản văn ghi là vāṇijāya.

[74]. Yācakānaṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[75]. Chú giải Se Be giải thích là bhikkhūnam pi còn bản văn ghi là bhikkhūnaṃ.

[76]. Chú giải Se Be giải thích là dasseti còn bản văn ghi là dassesi.

[77]. Chú giải Se giải thích là siddhiyā taropaladdhalabho còn bản văn ghi là siddhiyā taro laddhalābho, Be vohākasiddhi yathālābho.

[78]. Chú giải Se Be giải thích là yeva; còn bản văn lại bỏ qua.

[79]. Chú giải Se Be giải thích là vīcarati còn bản văn ghi là vicari.

[80]. Chú giải Be bhikkhusaṅghaṃ;  đây có nghĩa là Tăng Ðoàn chư vị Tỳ khưu ở

[81]. pāsādaṃ; cũng có nghĩa là một tòa lâu đài như ở trên.

[82]. Parihamāpetvā, không thấy liệt kê trong tự điển Childers hay PED.

[83]. Xin đọc PvA 221.

[84]. Quan tòa kẻ chết (td Trung Bộ Kinh (M) iii 178tt) đây là lãnh chúa hỏa ngục và nơi cõi ngạ quỉ cả hai thứ tạo thành cõi Diêm Vương (PvA 33)

[85]. Āha. Hiểu theo nghĩa đen ngài nói, nhưng lại có tới hai dạ xoa ở đây

[86]. Chú giải Se Te giải thích là aparutaṃ còn bản văn Be ghi là apārutadvāre. Từ sau này lại là xưng hô cách: ngài là người đang đứng ở ngay ngưỡng cửa. Vv giải thích là āparutaṃ dvāraṃ. Rất có thể không chính xác.

[87]. Nerayikā; xin đọc Chú giải VvA 23.

[88]. Dukkhena;  đây chỉ có Chú giải Be giải thích là dukhena là điều Chú giải Vv tr 803 lại nghi cách giải đó không chính xác.

[89]. Chú giải Se Be giải thích là dañ’ esa còn bản văn ghi là dāni.

[90]. Chú giải Se Be giải thích là āgacchāhī ti còn bản văn ghi là āgacchahī ti.

[91]. Ālapati, theo nghĩa đen chàng đang nói với nàng; xin đọc Chú giải số 39.

[92]. Vadati, theo nghĩa đen chàng nói; xin đọc Chú giải số 39.

[93]. Chú giải Se Be giải thích là uṭṭhehī còn bản văn ghi là uṭṭhehi.

[94]. Chú giải Se Be giải thích là kiñci; còn bản văn lại bỏ qua.

[95]. Dassāma – bản văn cũng ghi như vậy’ Se; Chú giải Be giải thích là dassāmi. Ta không cho phép; xin đọc Chú giải số 39.

[96]. Chú giải Be giải thích là dukkhagattā còn bản văn ghi là duggatigatattā. Se giải thích là dukkhaṃ gatiṃ gatattā.

[97]. Chú giải Se Be giải thích là samaṅgibhūtā còn bản văn ghi là samaṅgibhūtā.

[98]. Chú giải Be giải thích là byanti hoti. Se byantī hoti còn bản văn ghi là byantihoti.

[99]. Chú giải Se Be giải thích là nitthunanti còn bản văn ghi là nithunanti.

[100]. Chú giải Be Te Vv giải thích là gahetvā còn bản văn Se ghi là gahetvana.

[101]. Revatam – Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy. Toàn bộ các ấn phẩm đều giải thích là Revatim (NAJ) sau khi đã sửa lại không có tương quan gì tới cty dưới đây lại yêu cầu ghi là Revataṃ.

[102]. Xin đọc Chú giải VvA 172.

[103]. Có nghĩa là, họ giải thích là vatvāna Yamassa. Thay vì vatvā na Yamassa.

[104]. Chú giải Se Be giải thích là na; còn bản văn lại bỏ qua.

[105]. Chú giải Se Be giải thích là dūtā còn bản văn lại ghi là dūtatā.

[106]. Một nguyên từ thông dụng liên quan Dạ Xoa với yajati, có nghĩa dâng cúng hy lễ.

[107]. Có nghĩa là trong đoạn kệ 3. bản văn lại in sai thành di thay vì ti ở đây.

[108]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi pakkamesuṃ.

[109]. Chú giải Se Be Te giải thích là raṃsī còn bản văn ghi là raṃsi.

[110]. Chú giải Be giải thích là vimānaṃ; còn bản văn lại bỏ quả.

[111]. Chú giải Se Be Vv giải thích là dān’ ahaṃ còn bản văn Te ghi là dāni ’haṃ.

[112]. Chú giải Se Be giải thích là gehasāminī còn bản văn ghi là gehassāminī.

[113]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là sahagamiṃ.

[114]. Chú giải Se Be giải thích là sahagāminī còn bản văn ghi là samāgamiṃ; sahagāminī là một thành ngữ được để diễn ta người vợ tự lao vào giàn thiêu xác của chồng mình để có thể cùng đi với chàng về thiên giới và có thể coi như là một cố gắng về phía Revata nhằm thuyết phục những người bắt giam nàng để cho nàng ở lại với Nandiya.

[115]. Chú giải Se giải thích là sabbakuṭumbassa còn bản văn ghi là sabbakuṭimubikassa, Chú giải Be giải thích là sabbakuṭumbikassa.

[116]. Kuto, ý nghĩa này không thấy liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải Childers sv.

[117]. Chú giải Se Be giải thích là patthanāya , còn bản văn ghi là pathanāya.

[118]. Chú giải Se Be Vv giải thích là maccharī, còn bản văn ghi là macchari, Chú giải Te giải thích là macchariyo.

[119]. Chú giải Se Be giải thích là maccharī còn bản văn ghi là macchari.

[120]. Chú giải Se Be giải thích là attano sampatti- còn bản văn ghi là attampatti-; xin đọc Chú giải VvA 71.

[121]. Chú giải Be giải thích là samaṅgibhavato còn bản văn Se ghi là samaṅgibhavato.

[122]. Chú giải Se Be giải thích là nibbattihetubhūtaṃ kammaṃ pucchantī āha còn bản văn ghi là nibbattihetubhūkammaṃ pucchi.

[123]. Chú giải Se Be giải thích là tassa, bản văn lại bỏ qua.

[124]. Chú giải Se Be giải thích là saṃvananto còn bản văn ghi là saṃsavato.

[125]. Một gāvuta bằng một phần tư do tuần và như vậy, tuỳ thuộc chúng ta coi giá trị một do tuần như thế nào, bất kỳ khoảng cách nào ở vào khoảng từ một đến bốn dậm. Về chiều dài thay đổi được định cho một do tuần xin đọc A. L. Basham, The Wonder that was India, london 1954, tr 135tt, 506. NAJ lại nói thêm gāvuta chính xác là khoảng cách một cặp bò có thể đi được, còn do tuần là khoảng cách một cặp ngựa có thể đi được.

[126]. Pūrat’ eva, hiểu theo nghĩa đen là lấp đầy; không thấy liệt kê trong tự điển Childers hay PED

[127]. Chú giải Se Be giải thích là kammabalena còn bản văn ghi là kammaphalena.

[128]. Āha, hiểu theo nghĩa đen ngài nói; xin đọc Chú giải số 39.

[129]. Chú giải Se Be Te giải thích là sayanaṃ còn bản văn Be giải thích là seyyaṃ.

[130]. Chú giải Vv lại ghi thêm ti. Te ghi thêm iti trong dấu ngoặc; còn bản văn Se Be lại bỏ qua.

[131]. Aārāmāni. Ðược giải thích là ‘ tịnh xá’ khi diễn ra một buổi An Cư Kiết Hạ cho các Tỳ khưu.

[132]. Chú giải Se Te Vv giải thích là uddhapādaṃ còn bản văn Be ghi là uddhaṃpādaṃ.

[133]. Ở đây Chú giải Vv giải thích là sumaṇa- hình như không chính xác.

[134]. Chú giải Se giai thích là Satthu, Chú giải Be giải thích là Bhagavato, còn bản văn ghi là sabbaṃ Bhagavato. Tôi chọn theo Chú giải Be.

[135]. Chú giải Se Be giải thích là Revatī vimānadevatā còn bản văn ghi là Revatīvimāne devatā.

[136]. Manujesu, hiểu theo nghĩa đen là trong số những kẻ nào được sanh ra trong dòng họ Manu; xin đọc Chú giải VvA 19.

[137]. Là một thị trấn trong vương quốc Kosala, gần thành Ukkaṭṭhā, đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên trên đường đi từ thành phố Sāvatthi tới thành phố Rājagaha.

[138]. Ðây là ngôi làng vua Pasenadi cai trị vương quốc Kosala đã dâng cúng cho vị Ba la môn tên là Pokkharasāti - xin đọc Chú giải D i 87 và các chú thích trong Chú giải Dial i 108.

[139]. Vị Trưởng lão Anbaṭṭha – xin đọc Kinh Ambaṭṭha (D i 108) trong đó có mô tả về việc ngài đắc Pháp Nhãn và như vậy ngài đã trở thành một đồ đệ (D i 110). Có một vị Bà la môn dưới thời Ðức Phật Kassapa, ngài đã tái sanh nơi cõi thiên giới và rồi sau đó do khinh miệt tái sanh trong lòng mẹ. Ngài đã xuất hiện (tái sanh) trong một bông sen, chính vì thế người ta đặt tên cho ngài là Ambaṭṭha.

[140]. Rất có thể bốn kiến thức như vậy là: (1) ba kiến thức Phệ đà; (2) ānvīkṣikī, kiến thức suy luận logic và siêu hình; (3) danḍi-nīti, khoa học cai trị (chính quyền); và (4) vārttā, nghệ thuật thực tiễn, nông nghiệp thực hành, thương mại , y học v.v… Manu vii lại thêm một kiến thứ năm đó là – āmavidyā, tức là hiểu biết về bản ngã.; trong khi đó cách phân loại lại phân thành mười bốn, mười tám, ba mươi ba và sáu mươi bốn cũng đã được xác nhận – xin đọc SED sv vidyā – gồm mười tám kiến thức thuộc loại này (nhưng không được định rõ) cũng được đề cập đến trong J i 259.

[141]. Chú giải Se Be giải thích là kiṃ vo còn bản văn ghi là kin te.

[142]. guūdakkhiṇaṃ; xuyên suốt Chú giải Be giải thích là garu- về cơ chế này xin đọc td. Manu ii 245tt và so sánh bằng cách nào Ðức Phật đã từ chối không nhận đồ cúng dường. Các đoạn kệ tụng thường tìm thấy trong S I 167= Sn 81= 480.

[143]. Hiểu theo nghĩa đen là chàng trai (bà la môn) Chatta nhưng hình như được sử dụng xuyên suốt trong tập Chú giải là một tên riêng; thỉnh thoảng cũng xuất hiện như là Chattamāṇavaka.

[144]. Abhinandiyamāno; nghĩa này không thấy liệt kê trong tự điển PED nhưng Chú giải CPD sv lại có từ mục này.

[145]. Chú giải Se Be giải thích là āgamissāmi còn bản văn ghi là gamissāmi.

[146]. Chú giải Se Be giải thích là kahāpaṇe còn bản văn ghi là kahāpaṇāni.

[147]. Chú giải Se giải thích là nibbattiṃ (Se nibbattataṃ) còn bản văn ghi là nibbattassa.

[148]. Chú giải Se Be giải thích là sannipatitaparisāya còn bản văn ghi là sannipatitassa parisāya.

[149]. Chú giải Se Be giải thích là vutto còn bản văn ghi là vutte.

[150]. Việc ngài đang trên đường thực hiện việc cúng dường này cho thầy guru chỉ rõ cho thấy việc tu luyện của ngài đã kết thúc. Nhưng xét theo quan điểm Phật Giáo bấy lâu ngài vẫn chưa thông hiểu hết các thực chất này và nhiều điều khác nữa, ngài vẫn chưa ã biết được những phẩm chất khiến cho ngài trở thành một vị bà la môn đích thực – xin đọc Chú giải Dhp 383-423 và cũng xin đọc thêm CU VI. 1. 1-3 để biết rõ thêm về lời phê bình tương tự.

[151]. Chú giải Be giải thích là phalānisaṃsaṃ còn bản văn Se ghi là phalānisaṃse.

[152]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là Sakyamunī (Thích Ca Mâu Ni) còn bản văn ghi là Sakyamuni

[153]. Chú giải Se Be Vv giải thích là balaviriyasamañgī còn bản văn ghi là –vīra-, Te –variya-

[154]. Chú giải Se Be giải thích là dinna mahapphalaṃ còn bản văn Te Vv ghi là dinnamapphalaṃ; xin đọc Chú giải dưới đây.

[155]. Chú giải Se Vv giải thích là catusu còn bản văn Be Te ghi là catūsu.

[156]. Chú giải Se Be giải thích là puggala dhammadasā còn bản văn Te Vv ghi là puggaladhammadasā; xin đọc Chú giải dưới đây.

[157]. Có nghĩa là đại từ liên kết yo liên quan đến đại từ chỉ định taṃ; xin đọc VvA 194.

[158]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là vādīvaro còn bản văn ghi là vādivaro.

[159]. ukkaṭṭhaniddeso, trích dẫn thù thắng tuyệt hảo nhất thuộc nhóm pars pro toto; xin đọc Chú giải BvA 7.

[160]. Chú giải Se Be giải thích là ca còn bản văn ghi là vā.

[161]. Chú giải Se Be giải thích là kāyamoneyyādīhi samanāgatato còn bản văn ghi là kāyamoneyyādisamannāgatato;

[162]. Bhagavā, được giải thích xuyên suốt tác phẩm là “Ðức Thế Tôn” “ Ðức Phật”từ này xuất xứ từ bhaga, là vận may; ngài là “đấng có phước” (Bhagavā) vì ngài là người sở hữu vận may (bhaga+vant) - và cách sử dụng ‘lord’/ đáng khen ngợi’ trong khi đó không hoàn toàn theo nghĩa của chữ, sẽ được duy trì như là cách chơi chữ và cũng có nhiều nghĩa khác nữa. Ðoạn văn xem ra không mấy rõ ràng về ba lý do khác nữa là gì - đoạn văn có thể là cách ám chỉ trong Thanh Tịnh Ðạo 210tt (xin đọc Chú giải KhpA 107tt) tuy nhiên, trong đó trong ít nhất sáu lý do như vậy của đã được nêu lên. UdA 267 lại ám chỉ cùng những lý đó song lại không xác định được con số là bao nhiêu. Chú giải Se Be đồng ý với cách giải thích bản văn đó cũng nên lưu ý là một trong số mss của ngài Hardy lại bỏ qua từ catūhi.

[163]. Xin đọc Chú giải VvA 73 những cách phân loại này; mỗi cách trong bốn phân loại này được nhắc lại khi từng chánh đạo siêu thế này nổi lên, như vậy là có tới mười sáu cách phân loại chánh đạo vậy.

[164]. Xin đọc Chú giải VvA 83.

[165]. Sakkāyassa.

[166]. Xin đọc td D iii 225tt; bốn loại tinh tấn này tạo thành cấp bậc thứ sáu trong bát chánh đạo.

[167]. ṭhānaṃ, hay là điều kiện, hiện trạng v.v…

[168]. Chú giải Se Be giải thích là sammā gatattā sammā ca gaditattā còn bản văn ghi là sammāgatatta; xin đọc Chú giải KhpA 183 để có cách giải thích tương tự như vậy, tự điển PED không có từ mục nào ghi là gadati hay gadita nhưng Childers lại có ghi svv.

[169]. Chú giải Be giải thích là leṇaṃ còn bản văn Se ghi là lenaṃ.

[170]. Chú giải Se Be giải thích là parāyaṇaṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[171]. Chú giải Se Be giải thích là gati patisaraṇaṃ còn bản văn ghi là gatipaṭisaraṇaṃ; tôi chọn theo Chú giải Be giải thích là trong trích đoạn bắt đầu với ayaṃ hơn lag ajja giống như trong bản văn.

[172]. Chú giải Se Be giải thích là va; còn bản văn lại bỏ qua. Ðây hình như là cách tham khảo khái niệm trong td. KhpA 15, 19 mang hiệu quả là các căn động tự diễn tả chuyển động cũng có nghĩa là “Giác ngộ.

[173]. Chú giải Be Se giải thích là virajjenti còn bản văn ghi là virajjanti.

[174]. Chú giải Se giải thích là vināsaṃ gamentī; còn bản văn Be lại bỏ qua.

[175]. Chú giải Se Be giải thích là anādikālabhāvitam pi còn bản văn ghi là anādikālaṃ bhāvitaṃ “vĩnh cửu” hiểu theo nghĩa đen là “khoảng thời gian không có bắt đầu”.

[176]. Chú giải Se Be giải thích là sabhāvato còn bản van ghi là sabhāvabhāvato; xin đọc Chú giải KhpA 19 trong đó ngài Buddhaghosa đã loại bỏ cách giải thích như vậy.

[177]. Chú giải Se Be giải thích là paññattidhammavasena còn bản văn ghi là paññattivasena.

[178]. Paramattha-; được giải thích là “ý nghĩa nội tại” trong tựa ề của tác phẩm này. Cũng được hiểu là “ý nghĩa tuyệt đối/ tối thượng”.

[179]. Xin đọc ThagA về Thag 260. đựơc trích trong EV i 173.

[180]. Chú giải Se Be giải thích là pi; còn bản văn lại bỏ qua.

[181]. Chú giải Se Be giải thích là suppavatti- còn bản văn ghi là supavatti-

[182]. Patibhāna- ; xin đọc P contr 378tt.

[183]. Sannissaya, không thấy ghi trong PED chỉ ghi từ sannissayatā mà thôi.

[184]. Ngũ uẩn, mười tám giới (dhātus) và 12 xứ (āyatanas) (đuợc đề cập trong td. S I 134; Thig 43. 472 và được đánh số trong Ps I 101=ii 230) v.v… (NAJ).

[185]. Cách phân tích Vi Diệu pháp trong từ kusala, akusala và abyakata (NAJ).

[186]. Vimaddana, hiểu theo nghĩa đen là “bị tiêu diệt” và rất có thể điều này xẩy ra vào lúc chàng bị bọn cướp tấn công. Khi thời gian nhận ra rất có thể là lần gặp gỡ đầu tiên trước sự hiện diện của Ðức Phật. (NAJ)

[187]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là yathāvapaṭi- còn bản văn ghi là yāthāva paṭi-

[188]. Xin đọc Chú giải PED sv dhamma về hai cách phân loại trên.

[189]. Chú giải Be giải thích là dhāreti eva còn bản văn Se ghi là dhāretī ti dhammo.

[190]. Chú giải Be giải thích là yathāvapaṭi còn bản văn yathāvapaṭi- Se yathā va paṭi(? = yathāvapaṭī-)

[191]. Chú giải Se Be giải thích là yathāvuttadhammassa còn bản văn ghi là yathāvuttaṃ dhammaṃ tassa.

[192]. Xin đọc Chú giải SA i 335 = SnA ii 238.

[193]. E.G Tăng Chi Bộ Kinh (A) iv 204 và passim.

[194]. Rất có thể là puggalā.

[195]. Dassanakā, không thấy liệt kê trong tự điển Childers hay PED.

[196]. Chú giải Se Be giải thích ở đây là giải thích là Samhata- nhưng ý nghĩa ở đây hơi bị ảnh hưởng đôi chút; tuy nhiên, đây co thể là cách tham khảo từ Ariyasangha, là những người có tuệ giác lẫn giới đức ( Chú giải VvA 155) chứ không phải là tăng đoàn chư vị Tỳ khưu.

[197]. Chú giải Se Be giải thích là paccānubhāsitvā còn bản văn ghi là paccanubhāsitassa.

[198]. Chú giải Se Be giải thích là saraṇesu ca còn bản văn ghi là saraṇesu.

[199]. Nisita-; Chú giải Be bỏ qua.

[200]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami.

[201]. Chú giải Se Be giải thích là timsayojanike kanakavimāne suttappabuddho viya accharāsahassaparivuto saṭṭhisakaṭabhārālaṅkārapaṭimaṇḍitattabhavo còn bản văn ghi là tiṃsayojane vimāne.

[202]. Chú giải Se Be giải thích là māṇayaṃ còn bản văn ghi là tiṃsayojane vimāne.

[203]. Chú giải Se giải thích là Setavya- (Be Setabya-) còn bản văn ghi là Setaviya-.

[204]. Chú giải Se Be giải thích là tassa; còn bản văn lại bỏ qua.

[205]. Một ngôi làng gần đó, thường được đề cập đến có liên quan với ngôi làng Ukkaṭṭha. Và hình như thường là một nơi hội họp cả các vị bà la môn. Ðức Phật đã đến thăm vị trí này nhiều lần ngài lưu lại trong rừng rậm ở đó. Xin đọc Chú giải DPPN ii 304 để biết thêm nhiều chi tiết và những tham khảo khác.

[206]. Chú giải Se Be giải thích là sajjetvā còn bản văn ghi là sajjentā.

[207]. Chú giải Se Be giải thích là Chattamāṇavadevaputto còn bản văn ghi là Chattamāṇavo.

[208]. Chú giải Be giải thích là nabbhe còn bản văn Te Vv Se ghi là nabhasmiṃ.

[209]. Là tên của một chòm sao mặt trăng và cũng là tên của thàng 12/01.

[210]. Chú giải Te Vv giải thích là yathātuaṃ còn bản văn Se Be ghi là yathā atulaṃ.

[211]. Ca. Chú giải Be lại bỏ qua.

[212]. Chú giải Te Vv giải thích là raṃsi còn bản văn Se Be ghi là ramsī.

[213]. Chú giải Se Vv giải thích là pi ca (Te pī ca) còn bản văn Be ghi là api.

[214]. Sic; xin đọc Chú giải đoạn kệ 4 và phần Chú giải.

[215]. Chú giải Se Be Vv giải thích là agalupiyaṅgu-, Chú giải Te giải thích là agalūpīyaṅgu- còn về agaru xin đọc Chú giải VvA 158 ở trên. Còn về cách sử dụng piyangu- như là một chất gây nôn xin đọc PvA 283. Piyaṅgu đôi khi cũng có nghĩa là một loại hạt giống cây tắc. Panicum Italicum, nhưng không thể chỉ loại cây leo – xin đọc Chú giải SED sv prriyaṅgu.

[216]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là naranariyo còn bản văn ghi là naranāti.

[217]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là anilapamuñcitā pavanti còn bản văn ghi là anilapamuñcitā pavanti còn bản văn ghi là anilapamuccitā pavāyanti.

[218]. Chú giải Se Vv giải thích là suvaṇṇacchadanā. Te suvaṇṇachadana. Còn bản văn Be ghi là suvaṇṇachanna.

[219]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là āsi còn bản văn ghi là asi.

[220]. Chú giải Be giải thích là anupanaṃ còn bản văn Se ghi là anupamaṃ.

[221]. Chú giải Se Be giải thích là tāni tava tiṭṭhantu còn bản văn ghi là bhasati dippanti.

[222]. Vicittavaṇṇasetakamalaṃ, hình như những màu sắc này chỉ là màu trắng nhưng lại có những đường sọc với rất nhiều màu sắc rất đa dạng.

[223]. Ðiều này không phù hợp với điều đã nói tới ở trên cũng không khớp với Chú giải VvA 191 trong đó bông sen màu đỏ kamalas lại cũng chính là padumas và bông kamalas pundarikas màu trắng như các bông đó vẫn thường có màu như vậy và có điều rõ ràng là ngài Dhammapāla không chia sẻ với ý kiến này.

[224]. Chú giải Se Be giải thích là ca; bản văn lại bỏ qua.

[225]. Chú giải Se Be giải thích là agaru- còn bản văn ghi là agalu-

[226]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua.

[227]. Chú giải Se Be giải thích là ussannadibbāgarugandhādikāni còn bản văn ghi là ussannadibbagandhādikāli.

[228]. Vibandhatāya; ý nghĩa này không thấy ghi lại trong tự điển PED nhưng xin đọc SED sv vibandh-

[229]. Chú giải Se Be giải thích là pamuñncita- còn bản văn ghi là pamuccita-

[230]. Chú giải Se Be giải thích là vimuttapattapuṭaṃ viya vibandhatāya còn bản văn ghi là vimuttapattagandhaṭaya.

[231]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là anilapavūsitā.

[232]. Chú giải Se Be giải thích là mandaṃ còn bản văn ghi là gandhaṃ.

[233]. Chú giải Se Be giải thích là veṇi còn bản văn ghi là veni.

[234]. Chú giải Se Be giải thích là –cīrakādīhi còn bản văn ghi là -cirakādīhi.

[235]. Chú giải Se Be giải thích là acchādita- còn bản văn ghi là avacchādita-

[236]. Chú giải Se Vv giải thích là yaṃ còn bản văn Be Te ghi là sayaṃ

[237]. Iti, bản văn Te Se cũng giải thích giống như vậy. Còn bản văn Be Vv thì bỏ qua.

[238]. Chú giải Be giải thích là upehi cỏn bản văn Se Te Vv ghi là upemi.

[239]. Chú giải Be Vv giai thích là Jinavarapavaraṃ còn bản văn Se Te ghi là Jimapavaraṃ.

[240]. Chú giải Se Te Vv giải thích là avoc’ ahaṃ còn bản văn Be ghi là avoc’ ahaṃ, trong cả hai bản văn và xuyên suốt tác phẩm.

[241]. Chú giải Be Te giải thích là hīnakammā còn bản văn Se Vv ghi là hinakāmā; Chú giải Vv khẳng định rằng Chú giải Se giải thích là hīnakammā như vậy không lưu ý tới cách sửa chữa trong phần đính chính. Cách giải thích khác có nghĩa là đây chỉ là những nghiệp hạ cấp.

[242]. Xin đọc Chú giải PvA 207 về khoản III. 710

[243]. Chú giải Se Te Vv giải thích là appakaṃ còn bản văn Be ghi là appaṃ.

[244]. Chú giải Be Te Vv giải thích là vipulaṃ hoti (Se vipulaphalaṃ hoti) còn bản văn ghi là vipulam phalaṃ.

[245]. Xin đọc Chú giải số 79.

[246]. Kiṃ; Chú giải Vv bỏ qua; hình như đây là một sai lầm.

[247]. Chú giải Be Te Vv thêm Te ở đây.

[248]. Chú giải Se Be Vv giải thích là punar eva còn bản văn Te ghi là puna-d-eva.

[249]. Chú giải Be Vv giải thích là laddha manusattaṃ còn bản văn Se ghi là laddhamā-nusattaṃ, Te laddha mānussattaṃ.

[250]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là upagato còn bản văn ghi là upagato ’smiṃ

[251]. Chú giải Se Be giải thích là –paramatthehi còn bản văn ghi là –paramatthe hi; xin đọc Chú giải UdA 404.

[252]. Chú giải Be giải thích là karissami còn bản văn Se ghi là karissāmi ti.

[253]. Chú giải Be giải thích là “jānāmī ti (Se na jānāmi ti) còn bản văn ghi là jānāmi ti.

[254]. Bản văn lại thêm từ Ca vào đây; còn Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[255]. Chú giải Be giải thích là evaṃ còn bản văn Se ghi là eva.

[256]. Ðiều này rất có thể là một văn phong được chú ý cho dù không có bất kỳ bản văn nào lại ghi ti và vị trí này.

[257]. Xin đọc chú thích ở trên; Chú giải Be giải thích là imasmiṃ vā còn bản văn Se ghi là idha vā imasmiṃ.

[258]. Bản văn ghi thêm vào đây ce; Chú giải Be Se lại bỏ qua.

[259]. Ngài Dhammapāla nhận ra sự tối nghĩa trong từ anudhammapatipattiya trong từ đó có thể liên quan đến hoặc là (1) việc tu luyện Phật Pháp, Phật Pháp đó phù hợp với đôi điều gì đó thuộc bên ngoài. Ở đây là chánh quả được đã biết.; hay là (2) việc tu luyện Phật Pháp trong đó chính việc tu tập lại phù hợp với điều gì đó. Ở đây là Phật Pháp thể hiện nơi những lời dặn dò động viên, có nghĩa là ngài phân tích từ ghép này trước tiên thành anudhamma-paṭipattiyā, rồi sau đó thành anu-dhammapaṭipattiyā.

[260]. Pi; Chú giải Be lại bỏ qua.

[261]. Chú giải Be giải thích là giải thích là vyatireke (Se byatireke) còn bản văn ghi là vyatireko.

[262]. Chú giải Se Be giải thích là kathaṃ còn bản văn ghi là kataṃ.

[263]. Theo vũ trụ học Phật giáo thì mặt trời v.v…quay quanh trái đất đứng yên, ẩn dụ này nói về một điều không thể xẩy ra đó.

[264]. Chú giải Se Be giải thích là ukkhipantā còn bản văn ghi là ukkhipento.

[265]. Một tên khác đạt cho ngọn núi Meru, là ngọn núi trung tâm trái đất.

[266]. có nghĩa là với sự dễ dãi nhất.

[267]. Chú giải Se Be giải thích là ten ’ev’aha. Còn bản văn Se Be ghi là tenāha.

[268]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là divassa.

[269]. Chú giải Se Be giải thích là divā, kālass’ eva còn bản văn ghi là divaākālass’ eva.

[270]. Xin đọc Chú giải PvA 231 và EV i 207 về Chú giải Thag 533.

[271]. Theo cách chấm câu được ưa thích trong Chú giải Be; Puna pī ti bhiyyo pi suṇemu, tava dhammaṃ suṇeyyāma yevā ti attho còn bản văn ghi là Puna pī ti bhiyyo pi. Suṇemu tava dhammaṃ, suneyyāṃ evā ti attho.

[272]. Chú giải Se Be giải thích là evam devaputto; còn bản văn lại bỏ qua.

[273]. Chú giải Be giải thích là tassa mātāpitaro ca còn bản văn ghi là ca mātāpitaro c’assa. Be c’eva mātāpitaro c’assa.

[274]. Chú giải Se Be giải thích là patiṭṭhito còn bản văn ghi là patiṭṭhahanto.

[275]. Chú giải Se Be giải thích là garucittīkāraṃ còn bản văn ghi là garucittikāraṃ.

[276]. Ðây là điều có liên quan đến vị Bất Lai (anāgāmin) là người đã chứng đắc Níp bàn là vẫn còn vương vấn một số sanh y (yêu cầu phải được tái sanh thêm nữa) ở đây trái ngược với vị A-la-hán là người chứng đắc níp bàn mà không còn vương vấn bất kỳ sanh y nào. Ðể biết thêm chi tiết cho cuộc thảo luận xin đọc tác phẩm của tôi có tựa đề “điểm tranh cãi về Níp bàn và vô dư níp bàn” trong tôn giáo, vol 9 1979. tr 215-230

[277]. Chú giải Se Be giải thích là evaṃ còn bản văn ghi là eva.

[278]. Ðiều này cũng phải được coi như là “về toàn bộ điều gì được cảm thấy đúng đắn ở đây”

[279]. Ariyasota. Là một từ đồng nghĩa với Bát Chánh đạo – AA v 44. một số người khác có thể giải thích là “ nguồn suối bậc thánh” và vế ý nghĩa của từ sota trong văn cảnh đó xin đọc tác phẩm của tôi có tựa đề là Divine Revelation in Pali Buddhisme. London, 1986. trang 130-136.

[280]. Chú giải Se Be giải thích là giải thích là desanāya kūtaṃ còn bản văn ghi là desanākūtaṃ.

[281]. Chú giải Se Be giải thích là uṭṭhāyāsanā còn bản văn ghi là uṭṭhāya.

[282]. Chú giải Be giải thích là imaṃ còn bản văn Se ghi là idaṃ.

[283]. Hiểu theo nghĩa đen cánh đồng Magadha, theo tự điển DPPN ii 404 rất có thể đây là ‘một cánh đồng lúa trái dài ta có thể quan sát thấy do phần đất cao của cánh đồng này; xin đọc Chú giải iii 293 trong đó có đề cập đến cánh đồng nằm về phía đông thành Rājagaha.

[284]. Chú giải Se giải thích là paṭisuṇitvā (Be paṭissuṇitvā) còn bản văn ghi là vacanaṃ patisuṇitvā.

[285]. Chú giải Se Be giải thích là “thokaṃ vissamitvā bhuñjissāmi” còn bản văn ghi là thokaṃ vissamitvā “bhuñjissāmi”

[286]. Chú giải Se Be giải thích là kutikāyaṃ còn bản văn ghi là kuṭikāya.

[287]. Chú giải Se Be giải thích là bhutassa còn bản văn ghi là bhuttavato.

[288]. Chú giải Se Be giải thích là paṭippassambhi còn bản văn ghi là paṭipassambhi.

[289]. Bản văn đã chèn sai một dấu chấm vào điểm này trước từ vatvā.

[290]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami.

[291]. Chú giải Se Be giải thích là –yojanike còn bản văn ghi là –yojanike.

[292]. Chú giải Se Be giải thích là muttāsikkāgato còn bản văn ghi là muttātikkāya.

[293]. Chú giải Se giải thích là pubbe vuttamayena devacārikāya Tāvatiṃsabhavanaṃ gantvā taṃ devaputtaṃ mahatiyā deviddhiyā jalamānaṃ accharāshassaparivutaṃ saṭṭhisakaṭabhāraparimāṇehi dibbāhāṇehi patimaṇḍitattabhavaṃ samantato cando viya suriyo viya ca obhāsayamānaṃ còn bản văn (Be) (pubbe) vuttanayena tattha gato taṃ.

[294]. Chú giải Se Be Te giải thích là dvādasa còn bản văn ghi là dvādāsa; Vv giải thích là dvāsava, rất có thể đây là một sai lầm.

[295]. Chú giải Se Te Vv giải thích là veḷuriyatthambhā còn bản văn Te ghi là veḷuriyathambhā.

[296]. Chú giải Se Be Vv giải thích là rucakatthatā còn bản văn Te ghi là ruciratthatā; xin đọc cty dưới đây đã giải thích từ này là những vỏ vụn kim loại (phalaka). Xin cũng đọc VvA 160 ở trên để có được giải thích tương tự. Không giống từ phalaka ở đây có nghĩa là tấm bảng như được gợi ý trong Chú giải SOM III1 . hãy so sánh xem một số vị ẩn sĩ đã may y phục của họ bằng những mảnh vải vụn (phalaka) trong Vin I 305.

[297]. Chú giải Be Te giải thích là khādasi còn bản văn Se Vv ghi là khādasi.

[298]. Chú giải Be giải thích là vagguṃ, Chú giải Te Vv giải thích là vaggu. Còn bản văn Se ghi là vaggu; xin đọc Chú giải VvA 36.

[299]. Chú giải Be Vv giải thích là akkhāmi te bhikkhu mahānubhāva / manussahūto yaṃ akāsi puññaṃ; còn bản văn Se Te lại bỏ qua.

[300]. Chú giải Se Be giải thích là tayā sampatti còn bản văn ghi là mahāsampatti.

[301]. Bản văn đã chèn lầm một dấu chấm hết ở đây; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[302]. Thiên cung này và bốn thiên cung tiếp theo đều nhắc lại những đoạn kệ của thiên cung trước đó, chỉ với chút ít thay đổi và toàn bộ các bản văn đều không nhất trí ở đây và khi trích đoạn kệ khởi đầu trong mỗi chuyện kể thiên cung. Vì mục đích kiên định tôi chọn những đoạn kệ trong thiên cung V.4

[303]. Chú giải Se Be giải thích là Veluvane ; bản văn lại bỏ qua.

[304]. Chú giải Se Be giải thích là ca; bản văn lại bỏ qua.

[305]. Chú giải Se Be giải thích là Rājagahe; bản văn lại bỏ qua.

[306]. Chú giải Se Be giải thích là gehaṃ pariyante còn bản văn ghi là gehapariyante.

[307]. Chú giải Se Be giải thích là nibbatti còn bản văn ghi là uppajji.

[308]. Cõi Diêm vương toạ lạc ngay phía trên cõi Tam Thập Tam.

[309]. Trong thiên cung này và thiên cung tiếp theo tôi chấp nhận những gì ghi trong thiên cung V.4.

[310]. Chú giải Be giải thích là rattiduvi còn bản văn Se ghi là rattindivo.

[311]. Chú giải Se Be giải thích là tiṃsarattiko còn bản văn ghi là tiṃsa rattiyo; ratti hiểu theo nghĩa đen là đêm; ở đây lại giải thích là “ban ngày” - Tháng trong tiếng Pāli được coi là trong nhiều đêm, trong nhiều ngày trong tiếng Anh.

[312]. Chú giải Se Be giải thích là sahassaṃvaccharāni còn bản văn ghi là sahassa saṃvaccharāni.

[313]. Có nghĩa là một ngàn năm nơi cõi Tam Thập Tam tương đương với 36,000.000 năm trên trần gian này; xin đọc Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) i 213 để biết thêm chi tiết giống nhau, cũng xin đọc thêm D ii 327 để biết thêm một cách áp dụng rất thú vị.

[314]. Chú giải Se Be giải thích là pavattitaṃ pasaādamattaṃ còn bản văn ghi là pavattitapasādamattaṃ

[315]. Chú giải Be giải thích brahmacārino dhammacārino còn bản văn ghi là dhammacārino samacārino; Chú giải Se, đồng ý với Chú giải Be, sửa lại trong bản đánh chính lại đồng ý với bản văn. Rất có thể ngay từ đầu cả ba từ này đều được ghi lại trong bản văn – xin đọc Chú giải VvA 206 ở trên.

[316]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy, còn bản văn ghi là karaṇiya.

[317]. Là một con sông trong thành Sāvatthi; rất có thể là con sông Rapi trong thành Oudh hiện nay.

[318]. Chú giải Be giải thích là pavisantaṃ còn bản văn Se ghi là carantaṃ.

[319]. Chú giải Se Be giải thích là tuṇhībhāvena còn bản văn ghi là tuṇhibhāvena.

[320]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi còn bản văn ghi là pakkami.

[321]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là karaṇīyāni còn bản văn ghi là pakkami.

[322]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sammaggatesu còn bản văn Te ghi là samaggatesu.

[323]. Xin đọc Chú giải PvA 174.

[324]. Vuddhiyā (Be vuḍḍhiyā), hiểu theo nghĩa đen là sự tăng trưởng, tiến tới, tấn tới, cả về mặt vật chất cũng như tinh thần

[325]. Chú giải Se Be giải thích là Tāvatiṃsadevakāyaṃ còn bản văn ghi là Tāvatiṃsakāyaṃ.

[326] Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là -karaṇiya.

[327]. Chú giải Be lại ghi thêm từ Vimāna vào đây.

[328]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là karaṇīyāni còn bản văn ghi là pakkami.

[329]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sammaggatesu còn bản văn Te ghi là samaggatesu.

[330]. Chú giải Te Vv giải thích là Bhikkhḥ…āgato, nhưng những nhận định trong phần giới thiệu các đoạn kệ đã làm khá rõ đây chỉ là một vị Tỳ khưu duy nhất.

[331].Bản văn đã chấm câu không chính xác ở đây- như trong Chú giải Be thì dấu phẩy nên đặt ngay sau atthi. chớ không phải trước từ đó.

[332]. Chú giải Se Be giải thích là pakkāmi, còn bản văn ghi là pakkami.

[333]. Sūci m’eva; xin đọc Chú giải Vv lại ghi là sūcim eva ngược lại tập cty lại giải thích m’ eva thành eva mayhaṃ.

[334]. eyyadhammaṃ, vật cúng dường xứng được dâng tặng; xin dọc PvA 7 trong đó người ta cho rằng đây là tên dành cho mười loại đồ cúng có thể được thực hiện cho chư vị Tỳ khưu như thể là vật thực và đồ uống v.v… trong khi đó trong Nd2 523. Nd2 373 lại đề cập đến mười bốn món đồ như thế. và trong tự điển PED sv lại đề cập đến một phạm vi đặc biệt những món đồ thích hợp để đem cúng dường đối với những người rất mong muốn thực hiện phước đức; nơi khác tôi đã giải thích là ‘vật cúng dường đem lại công đức’ nhưng ở đây một cách giải thích theo nghĩa đen cũng được đề cap tới.

[335]. Bản văn nên bắt đầu một đoạn văn mới ở đây.

[336]. Có nghĩa là, được phép cúng dường hiểu theo nghĩa Chú giải số 4.

[337]. Deyyassa;Chú giải Se Be giải thích ở đây là deyyadhammassa.

[338]. Chú giải Se Be giải thích là īdisi còn bản văn ghi là īdisī.

[339]. Tunnakārako, nói cách khác là, người thợ may.

[340]. Chú giải Be giải thích là purimajātiyā còn bản văn Se Te Vv ghi là purimāya jātiyā.

[341]. Bản văn Se Be Te lại cho đây là hai đoạn kệ, Vv và SOM 114 lại cho là một đoạn kệ mà thôi.

[342]. Chú giải Be giải thích là –nayen’eva còn bản văn Se ghi là – nayena.

[343]. Bản văn đã chèn sai một dấu chấm hết vào đây.

[344]. Chú giải Se Be giải thích là sabbā disā cando viya sūriyo viya ca obhāsayamānaṃ; còn bản văn lại bỏ qua.

[345]. Chú giải Se Be giải thích là atha thero còn bản văn ghi là thero susukkakhandan ti ādinā.

[346]. Chú giải Se Be giải thích là atha thero còn bản văn ghi là thero susukkakhandan ti ādinā.

[347]. dantiṃ; không thấy liệt kê trong tự điển PED.

[348]. Chú giải Te Vv giải thích là āruyha còn bản văn Se Be ghi là abhiruyha; xin đọc Chú giải cty ở trên.

[349]. Chú giải Be Te Vv giải thích là vehāsayaṃ còn bản văn Be ghi là vehāyasaṃ.

[350]. Chú giải Be Te giải thích là acchodakā còn bản văn Se Vv ghi là acchodikā.

[351]. Chú giải Se Be giải thích là vatthikosaṃ mukhappadeso còn bản văn ghi là vatthikosamukhapadeso; tự điển PED sv vatthi nên được sửa lại cho phù hợp.

[352]. Xin đọc Chú giải VvA 37.

[353]. Chú giải Be giải thích là -virahitaṃ còn bản văn Se ghi là -rahitaṃ.

[354]. Palī. Các đoạn kệ này đã trở thành Kinh Phật Pali; Chú giải SOM 114 hình như đã chấp nhận cách giải thích này.

[355]. Chú giải Se Be giải thích là mahābalaṃ còn bản văn lại bỏ qua.

[356]. Trong Chú giải VvA 182tt.

[357]. Chú giải Se giải thích là viākāsi (Be biyākāsi) còn bản văn ghi là pucchi.

[358]. Chú giải Se Be giải thích là attana còn bản văn ghi là attano.

[359]. Chú giải Te Vv và SOM 114 ghi thêm vào đoạn kệ “Thiên tử đó, với tâm tịnh tín đã hoan hỷ v.v…; bản văn Se Be lại bỏ qua. Hơn thế nữa cũng cần lưu ý rằng câu trả lời đưa ra dưới đây trong các đoạn kệ 5-6 lại không trả lời nhiều về câu hỏi đặt ra trong đoạn kệ thứ 3 nhưng lại trả lời câu hỏi thấy trong đoạn kệ 3-4 trong các thiên cung trước đó.

[360]. Chú giải Se Be Vv giải thích là mahesio còn bản văn Te ghi là bhagavato.

[361]. Bản văn đã sai lầm khi coi đây chỉ là một đoạn kệ duy nhất.

[362]. Chú giải Be giải thích là muccitvā còn bản văn Se ghi là muncitvā.

[363]. Bản văn đã sai khi chèn thêm ti vào điểm này; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[364]. Bản văn đã in sai từ –bhuddha-  đây.

[365]. Thủ đô của vương quốc đó chính là thành Bernares ngày nay ta gọi là thành phố Kāsi.

 [366]. Chú giải Be giải thích là nāgarā canegamā ca (Se nāgarā negamā c’ eva) còn bản văn ghi là nāgarā ca.

[367]. Chú giải Se Be giải thích là labhītvā còn bản văn ghi là laddhā.

[368]. Bản văn ghi thêm pupphāni vào đây; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[369]. 36.000,000 năm trên trần gian này – xin đọc Chú giải VvA 247

[370]. Chú giải Se Be giải thích là yeva; còn bản văn lại bỏ qua.

[371]. Chú giải Se Be giải thích là vipākāvasesena còn bản văn ghi là vipākavasena.

[372]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ còn bản văn ghi là etaṃ.

[373]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[374]. Chú giải Se Be giải thích là gāhāpetvā còn bản văn ghi là gahāpetvā; tám loại thức uống chư vị Tỳ khưu được sử dụng được ghi trong Vin i 246 – xin đọc Chú giải chú thích trong B Disc. iv 339.

[375]. Chú giải Be giải thích là obhāsetvā còn bản văn Se ghi là obhāsento.

[376]. Chú giải Se Be giải thích là hatthikkhandhato còn bản văn ghi là hatthikhandhato.

[377]. Chú giải Be giải thích là pucchi còn bản văn Se ghi là paṭipucchi.

[378]. Chú giải Se Be Vv giải thích là nārīgaṇapurakkhato còn bản văn Te ghi là –purakkhito.

[379]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là osadhī còn bản văn ghi là osadhi.

[380]. Bản văn đã đánh số sai những đoạn kệ 2-4. toàn bộ những đoạn kệ tiếp theo do vậy mà sai số thứ tự hết.

[381]. Chú giải Se Be giải thích là tathā còn bản văn ghi là yatthā.

[382]. Chú giải Se Be giải thích là eva còn bản văn ghi là evaṃ.

[383]. Chú giải Se Be giải thích là Vaṅgīsen’ eva còn bản văn ghi là Vaṅgīsena’va; Chú giải Te Vv giải thích là Moggallānena ở đây. Chú giải Vv không chú thích vll nào khác hơn là bản văn.

[384]. sesaṃ - toàn bộ bản văn đều giải thích giống như vậy; hình như có điều đặc biệt trong cách diễn tả liên quan đến câu trước đó lại không tìm thấy trong Kinh Phật Pāli.

[385]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[386]. Chú giải Se Be giải thích là Kalandakanivaāpe; còn bản văn lại bỏ qua.

[387]. Chú giải Se Be giải thích là micchādiṭṭhka- còn bản văn ghi lkà micchāditthi-

[388]. Chú giải Se giải thích là upari còn bản văn ghi là uparito ca; Chú giải Be lại bỏ qua hoàn toàn.

[389]. Chú giải Se giải thích là tiṇasantharaṃ còn bản văn Se ghi là tiṇasanthāraṃ.

[390]. Bản văn ghi thêm va vào đây; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[391]. Chú giải Se Be giải thích là nivattanto còn bản văn ghi là nivattento.

[392]. Chú giải Se Be giải thích là veyyāvaccañ ca còn bản văn ghi là veyyāvaccam.

[393]. Chú giải Se Be giải thích là āgacchanto còn bản văn ghi là āgacchante.

[394]. Chú giải Be giải thích là anussaranto còn bản văn Se ghi là samanussaranto.

[395]. Chú giải Se Be giải thích là attanā còn bản văn ghi là attano.

[396]. Sảnh đường qui tụ những người tranh luận nơi cõi Tam Thập Tam. – xin đọc Chú giải D ii 268; Trung Bộ Kinh (M) ii 78tt v.v…; cũng như chương VI. 101 dưới đây. Những sắp xếp chỗ ngồi cho Tứ đại thiên vương và chư thiên hộ tống ta đọc thấy trong Chú giải D ii 207tt, 220tt. từ tập cty dưới đây cũng xuất hiện một loại chư thiên có tên là Sudhamma nhưng có điều không mấy rõ ràng không hiểu tên của họ có xuất xứ từ tên sảnh đường này hay không hoặc ngược lại chăng.

[397]. Chú giải Be giải thích là ucchupālakassa còn bản văn Se ghi là ucchapālassa.

[398]. Chú giải Be giải thích là abhiruhitvā còn bản văn Se ghi là abhirūhitvā.

[399]. Chú giải Se Vv giải thích là ādu. Chú giải Te giải thích là ādū còn bản văn Be ghi là adu.

[400]. Chú giải Se Be giải thích là imāhi; còn bản văn lại bỏ qua.

[401]. Chú giải Be Vv giải thích là nāpi (Se napi, Te nāpī) còn bản văn ghi là n’amhi.

[402]. Tới đây các đoạn kệ 2-3 = Pv IV. 317-18

[403]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là pucchāma còn bản văn ghi là pucchāmi.

[404]. Chú giải Se Be Vv giải thích là devaṃ còn bản văn Te ghi là deva.

[405]. Chú giải Se Be Vv giải thích là upapajjati còn bản văn Te ghi là upapajjasi.

[406]. Chú giải Vv giải thích là tīṇāgāraṃ còn bản văn Se Be Te ghi là tināgāraṃ

[407]. Bản văn đã ghi lầm một dấu chấm hết ngay vị trí này. còn bản văn Se Be lại bỏ qua.

[408]. Ākāsaṭṭhen’eva; ākāsaṭṭha- trong KhpA 120 ám chỉ lại chư thiên cư trú giữa những chư thiên trên cõi đời này và trong cõi Tứ Ðại Thiên Vương, trong khi đó trong Chú giải BvA 39 những chư thiên đó lại cư trú nơi các thiên cung trên không trung.

[409]. Chú giải Se Be giải thích là gandhabbakāyakadevo còn bản văn ghi là gandhabbakāyadevo.

[410]. Gobalivaddañāyena (Be –baddha-); PED sv ã trích dẫn lầm là –nayaen và giải thích là “bằng thành ngữ gobalivadda (bò đàn màu đen) có nghĩa là bằng cách tích lũy các từ” Tuy nhiên tự điển SED sv lại giải thích là gobalīvarda-nyāyen bằng những từ trong một diễn tả thừa từ, thí dụ như Manu viii 28 trong đó có nhiều nghĩa giải thích một người phụ nữ hiếm muộn được sử dụng. Gobalivadda chính là một cách diễn tả thừa từ được hiểu theo nghĩa đen là “con bò đực trở thành bò cái’ (nhưng lại hiểu theo nghiã vô tính nơi “bò cái” mà thôi.)

[411]. Chú giải Se Be giải thích là tadaññadevavācako còn bản văn ghi là tadaññavācako.

[412]. Chú giải Se Be giải thích là aññaradevanikāyo còn bản văn ghi là aññataranikāyo.

[413]. Chú giải Se Be giải thích là sakkaccakiriyā- còn bản văn ghi là sakkacca kiriyā-

[414]. Chú giải Se Be giải thích là sudhammādevayānaṃ còn bản văn ghi là sudhammādevakāyānaṃ.

[415]. Chú giải Se Be giải thích là eva; còn bản văn lại bỏ qua.

[416]. Chú giải Se Be giải thích là dānūpakaraṇaṃ còn bản văn ghi là sakaṭāni.

[417]. Chú giải Se Be giải thích là sakaṭānaṃ còn bản văn ghi là sakaṭāni.

[418]. Chú giải Se Be giải thích là patiṭṭhāpesi còn bản văn ghi là patiṭṭhapesi.

[419]. Ở đây bản văn giải thích là daḷhadhammanissarassa lại không phù hợp với chính cách giải thích trong đoạn kệ cũng như không phù hợp với bất kỳ vll trong đó cả; Chú giải Se Be giải thích là daḷhadhammā nisārassa lại phù hợp với cách giải thích chính hai tập Chú giải này đã chấp nhận trong đoạn kệ.

[420]. Ðây chính là một thiên cung – có nghĩa là một câu chuyện – nhỏ hay ngắn so với chuyện kể tiếp theo, đó là thiên cung có cỗ xe lớn; ở đây ‘nhỏ’ không hạn định chiếc xe bằng bất kỳ cách nào cả. xin đọc Chú giải về cuộc thảo luận chung trong MLS i xff, iii iif.

[421]. Chú giải Se Be giải thích là tassa kā còn bản văn ghi là kā.

[422]. Chú giải Se Be giải thích là Mahākassapatthera (p) pamukhesu [mahātheresu – Se Be lại bỏ qua] dhammaṃ saṅgāyituṃ uccinitvā gahitesu sāvakesu yāva vassūpagamanā veneyyāpekkhāya attano attano parisāya còn bản văn ghi là Mahākassapattherapamukhesu mahāheresu dhammam saṅgāyituṃ uccinitvā gahitesu yāva vassupagamanāsāvakā veneyyā kekkhāya attano parisāya; xin đọc Chú giải VvA 297. Xác của Ðức Phật không thể thiêu cháy trên dàn thiêu hoả táng trong suốt bảy ngày trong lúc trưởng lão Mahākassapa đoàn đồ đệ của ngài đang trên đường tới hiện trường. Vừa lúc họ có mặt thì tự nhiên dàn thiêu hoả táng bật cháy lên (D ii 163tt). Chính ngài trưởng lão Mahākassapa ã tổ chức Ðại Hội Thứ Nhất mà ở đây đã đề cập tới và chính ngài đã chọn năm trăm đồ đệ (Vin ii 285; Sp 6tt) tiếp theo sau đó họ đã trải qua mùa An Cư Kiết Hạ cùng với nhau.

[423]. Chú giải Be giải thích xuyên suốt là Mahākaccāyana, là một dạng khác. điều này gợi ý cho thấy ít nhất Mahākaccāna không hiện diện trong Ðại Hội thứ nhất.

[424]. Chú giải Se Be giải thích là kāreti còn bản văn ghi là kāresi.

[425]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là Pota; đôi khi thành phố này được ám chỉ là Potana cho dù trong thực tế thì đây không thể là hai thành phố khác nhau. – xin đọc Chú giải DPPN i 222tt.

[426]. Ðược liệt kê trong Chú giải Tăng Chi Bộ Kinh (A) i 213 là một trong số mười sáu Ðại Janapadas nhưng lại không có vị trí rõ ràng – xin đọc Chú giải DPPN i 222tt để biết thêm về phần thảo luận.

[427]. Chú giải Se Be giải thích là yeva; còn bản văn lại bỏ qua.

[428]. Chú giải Se Be giải thích là nibbatti còn bản văn ghi là nibbatto.

[429]. Chú giải Se Be giải thích là kucchismiṃ còn bản văn ghi là kucchimhi. Những cách giải thích này thẩm định rõ kucchi là từ giống cái (Chú giải SED sv kukṣi) hơn là giống cái như thự điển PED đã khẳng định.

[430]. Pasanno.

[431]. Chú giải Be giải thích là nibandhanaṃ còn bản văn Se ghi là nibandhaṃ.

[432]. Tôi chấp nhận theo Chú giải Be trong đoạn trích mở đầu anupadhāretvā hơn là với maya như căn cứ vào bản văn.

[433]. Chú giải Se Be giải thích là aññattha còn bản văn ghi là araññaṃ.

[434]. Chú giải Be giải thích là pesessāmi còn bản văn Se ghi là pesissāmi.

[435]. Chú giải Se Be giải thích là sahāyānāmi còn bản văn ghi là sahāyakānaṃ. Trái với tự điển PED lại là sahāya, và không phải là sahayaka, có thể hiểu là ‘đồng minh’ thêm vào từ ‘bạn bè’ (NAJ)

[436]. Chú giải Be cũng giải thích tương tự như vậy.; bản văn coi đây là từ mở đầu của trích đoạn.

[437]. Chú giải Se Be giải thích là patvā còn bản văn ghi là gato; Chú giải theo một cách trong đó Devanampiyatissa được dẫn đến trình diện với nhà vua Mahinda ngay sau khi ngài đặt chân tới đảo quốc Ceylon

[438]. Chú giải Se Be Vv giải thích là daḷhadhammā còn bản văn te ghi là daḷhamma.

[439]. Chú giải Se Vv giải thích là ādū, Te adū, còn bản văn Be ghi là adu.

[440]. Chú giải Se Vv giải thích là vane caro. Be vanecaro. Te vanācaro còn bản văn ghi là vanācaro.

[441]. Ở đây dhamma = Skt dhanvan; xin đọc PED sv daḷhadhamma và cũng so sánh Dhammatari = Skt Dhanvantari (QKMilanda ii 1092)

[442]. Chú giải Se Be giải thích là daḷhadhanu nāma còn bản văn ghi là nāma.

[443]. Chú giải Se Be giải thích là daṇḍe còn bản văn ghi là daṇḍaṃ.

[444]. Toàn bộ các bản văn đều giải thích là yāva kaṇḍappamānā, cao xa bằng chiều cao chiếc tên được bắn đi. Tuy nhiên Chú giải Se ghi là một vl là yāva kaṇṇappamāṇaṃ tôi chấp nhận theo ở đây.

[445]. Chú giải Se Be giải thích là dhanuṃ còn bản văn lại ghi là dhanu.

[446]. Chú giải Se Be giải thích là sāratara- còn bản văn ghi là sāra-

[447]. Chú giải Be giải thích là sannirumbhitvā còn bản văn sannirumbhitvā, một bản viết tay của tôi Be không rõ ràng về điểm này; xin đọc Chú giải VvA 217 ở trên cũng như vậy vl và cách đặt liền kề từ olubbha.

[448]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là vanā caro = vane caro.

[449]. Chú giải Se Be Vv giải thích là migaṃ tañ c’eva nāddkkhiṃ còn bản văn ghi là migavadhañ ca ñakakkhiṃ. Te migaṃ gantv’eva ñadakkhiṃ.

[450]. Chú giải Se Be giải thích là Assakaraṭṭhaādhipatino còn bản văn ghi là Assakaraṭṭhādipatino.

[451]. Chú giải Se Be giải thích là pānīyaṃ còn bản văn Te Vv ghi là pāniyaṃ.

[452]. Chú giải Se Te Vv giải thích là pītvā còn bản văn Be ghi là pitvā.

[453]. Xin đọc Chú giải PvA 251 về chương IV. 315

[454]. Chú giải Se Be giải thích là amukasmiṃ tiṇasanthaārake còn bản văn ghi là asukasmiṃ tiṇasantharake.

[455]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là kalyāṇī còn bản văn ghi là kalyāṇi.

[456]. Chú giải Be Vv giải thích là vaggu còn bản văn Se Te vaggū.

[457]. Chú giải Se Be giải thích là mantvā còn bản văn Te Vv ghi là mantā hình như đây là điều cty yêu cầu; xin đọc Chú giải PED sv mantar.

[458]. Chú giải Se Be Vv giải thích là amhāka còn bản văn Te ghi là amhākaṃ.

[459]. Chú giải Be chấm câu khác ở đây, bằng cách thêm một dấu phẩy sau từ ārati.

[460]. Chú giải Se Be giải thích là kāyasamatādisamtādisamacariyā còn bản văn ghi là kāyasamā-disamacariyā.

[461]. Pariyatti-; xin đọc Chú giải VvA 232. thói quen đã trở thành một nhân đức lắng nghe nhiều đã trở thành rất quan trọng trong truyền thống được truyền lại những giáo pháp qua lời nói.

[462]. Chú giải Se Be giải thích là āsaṃsitabbā còn bản văn ghi là pasaṃsitabbā.

[463]. Chú giải Se Be giải thích là anaāgataṃsañaāṇena còn bản văn ghi là anaāgataṃ saññānena.

[464]. Chú giải Se Be giải thích là patiṭṭhāpetuṃ còn bản văn ghi là patiṭṭhapetuṃ.

[465]. Chú giải Se Be giải thích là muttiyā upātiyā upāyaṃ còn bản văn ghi là mutti-upāyaṃ.

[466]. Như vậy đoạn kệ trở thành: sau khi đã đi về vương quốc đó, sau khi đã thực hiện phước đức đó, sau khi đã thực hiện hành vi con người. Hay hơn thế nữa nhờ kiến thức nào đó…

[467]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là rājaputt’ ājarāmaro còn bản văn ghi là rājaputt’ajarāmaro.

[468]. Các đoạn kệ 13, 15-18 = Pv II. 611-15; xin đọc Chú giải cty trong PvA 97tt.

[469]. Chú giải Be giải thích là no còn bản văn Se Te Vv ghi là na cả ở đây và trong các đoạn kệ tiếp theo.

[470]. Chú giải Be Te giải thích là Andhakaveṇdu; mười vị hoàng tử này được liệt kê trong Chú giải DPPN i 108, PvA 93, 111 và một trong số các vị này là Aṅkura, mô tả trong ngạ quỉ sự Ankura (PvA 111tt. các vị này có liên kết với một số khía cạnh trong truyện huyền thoại Krṣṇa. trong khi đó chuyện Sujata bị đuổi ra khỏi cung ở trên nhắc nhớ lại cuộc đi đầy của Rāma.

[471]. Chú giải Se Be Te giải thích là sassatīsamā (Vv sassatī samā) còn bản văn ghi là sassatisamā.

[472]. Chú giải Se Be giải thích là vijjaṃ porisañ ca còn bản văn ghi là vijja porisa ca.

[473]. Chú giải Se Be giải thích là etesan ti còn bản văn ghi là eta santi.

[474]. Hình như đây là một số đo tài sản.

[475] Chú giải Be giải thích là anekayojanaparimāṇaṃ raṭṭhaṃ còn bản văn Se ghi là anekayo-janapamāṇaraṭṭhaṃ.

[476]. Chú giải Se Be giải thích là mahaddhanatādini còn bản văn ghi là mahādhanatādini.

[477]. Có nghĩa là, được coi như là con trai nhưng sự thật chỉ được ngài chăm sóc và bảo vệ khỏi Kaṃsa. Vì Kaṃsa ã thề là giết chết bất kỳ đứa con trai nào được cha mẹ chúng sanh ra. xin đọc Chú giải DPPN i 108.

[478]. Chú giải Be giải thích là sattimanto còn bản văn Se ghi là sattivanto; satti tiếng phạn ghi là sakti.

[479]. Xin đọc Chú giải VvA 97 58 nói về các từ này.

[480]. Chú giải Se Be giải thích là vikkamma còn bản văn ghi là vītikkamma.

[481]. Chú giải (Se) Be giải thích là acirakāla (p) pavattakulanvayā còn bản văn ghi là acirakālappattakulanvayā; ý nghĩa từ anvaya này không được liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải Childers, CPD sv.

[482]. Chú giải Se Be giải thích là nivattetuṃ na sakkoti còn bản văn ghi là na nivatteti.

[483]. Chú giải Se Be giải thích là chalaṅgan ti; bản văn lại bỏ qua.

[484]. Chú giải Se giải thích là -vyākaraṇa- (Be - byākaraṇa-) còn bản văn ghi là -vyākaraṇā.

[485]. Sikkhā;  đây hình là tập luyện (siksa) về padapāṭha, phương pháp tụng kinh Pada trong đó từng từ trong bản văn phệ đà được sắp xếp tách biệt theo hình thức nguyên thuỷ mà không đếm xỉa gì đến qui luật sandhi.

[486]. Cách ám chỉ về mười vị ẩn sĩ cổ xưa theo văn chương Phệ đà được coi như có thể lần ra dấu vết xin đọc Chú giải D i 104.

[487]. Paññācakkhunā – cũng giống vậy tất cả các bản văn đều ghi như vậy; DPPN I 45 lại giải thích sai là paññācacakkhunā hậu quả do kết luận sai lầm đem lại là chính vị ngũ nhãn, tức là chính Ðức Phật đã nhận ra điều này.

[488]. Chú giải Be giải thích là dhammojasaññāya saññāttigato (Se dhammasaññaāya saññattigato) còn các bản văn ghi là dhammasaññaāya paññattigato; dhammoja-có thể được coi như ‘thực chất sống còn của sự vật’ đó chính là Pháp vậy.    

[489]. Subbaṭṭena (<subha+artha – NAJ) hình như chính Dhammapāla ở đây cho là như vậy. Rất có thể bằng cách chủ ý chơi chữ, như <su+bhatta, là quá khứ phân từ của bhanati, có nghĩa là nói về, công bố v.v…

[490]. Mahāviraṃ, là tính ngữ cũng được sử dụng rất thường xuyên của các vị tái cấu trúc Jainas; xin đọc Chú giải tính ngữ jina, là Vị Chiến Thắng, trong đoạn kệ tiếp theo sau đây, từ đó từ Jaina, là đồ đệ của Jina, được bắt nguồn.

[491]. Chú giải Se Be giải thích là rājakumāro còn bản văn ghi là kumāro.

[492]. Là vị sáng lập thần thoại của dòng họ Thích Ca – xin đọc Chú giải D i 92tt

[493]. Chú giải Vv giải thích là satthasi, Te satthāpī. Còn bản văn Se Be ghi là tatthāsi.

[494]. Chú giải Se Be Te giải thích là gaccheyyaṃ còn bản văn Te ghi là gacche.

[495]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là yato ca kho còn bản văn ghi là yato ca.

[496]. Chú giải Vv lại ghi sai ở đây là parinibbhto.

[497]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là nibbutam pi còn bản văn Te ghi là parinibbutaṃ.

[498]. Bản văn lại đảo dấu phẩy ở đây, hình như là sai.

[499]. Chú giải Be giải thích là so gacchanto “ahaṃ bhante tumhākaṃ vacanena ito gamissāmi vacanena…” Chú giải Se lại ghi thêm ito gamissāmi trong ngoặc kép, phần chấm câu này ăn khớp với Chú giải Be.

[500]. Chú giải Se Be giải thích là guṇaṃ ratanattayassa ca còn bản van ghi là guṇe ratanattayassa.

[501]. Chú giải Se Be giải thích là dānāni còn bản văn ghi là dānāni.

[502]. Chú giải Se Be giải thích là sarīrasakkāraṃ còn bản văn ghi là sarīkiccaṃ sakkāraṃ.

[503]. Chú giải Se Be giải thích là upagañchi còn bản văn ghi là upagacchi

[504]. Bản văn mở một trích đoạn với theraṃ. Chú giải Be với gantvā. Nhưng ý nghĩa không ảnh hưởng gì khi ta giải thích ở thể gián tiếp, như ở đây.

[505]. Chú giải Be giải thích là yathāmahappabho còn bản văn Te Se Vv ghi là yatthā mahappabho.

[506]. Chú giải Se Te Vv giải thích là tathappakāro còn bản văn ghi là tathā pakāro. Be tatthāpakāro.

[507]. Chú giải Be Te giải thích là tav’ āyaṃ còn bản văn Se Vv ghi là tav’ ayaṃ.

[508]. Chú giải Se Be Vv giải thích là yojanasatta-m-āyato còn bản văn ghi là yojanasataṃ āyato. Te yojananasataṃ āyato.

[509]. Chú giải Se Be Vv giải thích là otthaṭo còn bản văn ghi là otthato. Te onaṭo.

[510]. Chú giải Se Be giải thích là sobhenti còn bản văn Te Vv ghi là sobhanti.

[511]. Chú giải Be giải thích là -raṃsimant-, Se -raṃsivant-, còn bản văn ghi là-rasmivant-

[512]. Chú giải Se Be giải thích là mahattena còn bản văn ghi là mahantena.

[513]. Chú giải Se Be giải thích là pabhāya pi còn bản văn ghi là pabhā sahassaraṃsī ti vuccati.

[514]. Có nghĩa là, bất kỳ ba trong số bốn núi nào vì núi thứ bốn luôn luôn nằm dưới bóng núi Meru – xin đọc Chú giải PS 147132

[515]. Chú giải Se Be giải thích là gacchanto; bản văn lại bỏ qua.

[516]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là bhati còn bản văn ghi là bhāsati.

[517]. Chú giải Se Be giải thích là tādisākāro còn bản văn ghi là tādiso pakāro.

[518]. Chú giải Se Be giải thích là rathakubbarasīsaṃ còn bản văn ghi là kubbarasīsaṃ; xin đọc Chú giải VvA 275 trong đó kubbara đựơc giải thích là “rào chắn” (vedikā)

[519]. Cho dù nói chính xác yojitā ược sử dụng dưới dạng nguyên nhân của yuttā.

[520]. Chính Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là yuttā.

[521]. Chú giải Se Be giải thích là yottā còn bản văn ghi là yuttā.

[522]. Bản văn đã chèn sai một dấu phẩy vào đây; Chú giải Be Se lại bỏ qua – xin đọc Chú giải chú thích tiếp theo.

[523]. Chú giải Se Be giải thích là abhippāyo còn bản văn ghi là attho.

[524]. Khả năng có thể đọc lướt giọng mũi (m) m.c hình như không diễn ra với ngài Dhammapāla; giải thích là pucchami taham kovidam là hợp lý nhất (NAJ), Do cùng một biểu hiện, chúng ta hơi ngạc nhiên không hiểu tại sao ngài Dhammapāla lại không cho đó là một khả năng cho dù ngài hiểu rõ yasavanta là một hình thức nói. Kovidam cũng có thể là như vậy cho dù là giọng mũi, rất có thể lại được ghi thêm m.c.

[525]. Chú giải Se Be Vv giải thích là tam còn bản văn Te ghi là tan.

[526]. Chú giải Se Be Vv giải thích là Nandanaṃ còn bản văn Te ghi là Nandane.

[527]. Chú giải Se Be Vv giải thích là Nandanopavane , Te Nandane pavare. Còn bản văn Be ghi là Nandane ca vane; xin đọc Chú giải VII.412

[528]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy còn bản văn ghi là uyyto.

[529]. Chú giải Se Be giải thích là yuttappayutto còn bản văn ghi là yuttapayutto.

[530]. Có nghĩa la, một thiên tử (devaputta)

[531]. Chú giải Se Be giải thích là taṃ còn bản văn ghi là naṃ.

[532]. Chú giải Se Be giải thích là ca; còn bản văn lại bỏ qua.

[533]. Ðó là thiên tử này có phương tiện chuyên chở cộng thêm với Thiên Cung. Tất có thể chúng ta nên lưu ý đây vì tuyệt đại đa số các trường hợp khác chính thiên cung là phương tiện chuyên chở cho chủ nhân của nó.

[534]. Chú giải Se Be giải thích là sirasi còn bản văn ghi là siramim.

[535]. Chú giải Se Be giải thích là katapaṇidhānāya còn bản văn ghi là katapaṇidhāno.

[536]. Uracchadamālā; ây là tham khảo đoạn được ghi trong J vi 480tt trong đó nàng có một vòng hoa bằng vàng được gắn ở “vùng ngực” thường thường ám chỉ một chiếc áo giáp, nhưng ở đây hình như là một số loại trang sức nàng đeo ở cổ phật tổ Vipassin, thật ngẫu nhiên nàng là tiền thân của Māya, tức là mẹ của Ðức Phật Cồ Ðàm, chính vì thế mà hiện giờ nàng có tên gọi là Uracchadamālā- xin đọc Chú giải DPPN i 431 để biết thêm chi tiết. Uracchada rất có thể là một phiên bản của thāli là một loại trang sức các phụ nữ Tamil (hiện đại) thường đeo. (NAJ)

[537]. Chú giải Se Be giải thích là sovaṇṇamayā còn bản văn ghi là suvaṇṇamayā.

[538]. Chú giải Se Be giải thích là yathāpaṇidhānaṃ còn bản văn ghi là yathā paṇidhānaṃ.

[539]. Bản văn thêm ca vào điểm này; còn bản văn Se Be lại bỏ qua.

[540]. Chú giải Se Be giải thích là kanakavimāne còn bản văn ghi là vimāne.

[541]. Chú giải Se Be giải thích là anekakoti-accharaparivaro còn bản văn ghi là anekakoṭi- accharā-parivāro.

[542]. Chú giải Se Be giải thích là nibbatti còn bản văn ghi là nibbatto.

[543]. Chú giải Be giải thích là divaṅkaramaṇḍalam còn bản văn ghi là divasakara-maṇḍalo, Se divasakaramaṇḍalaṃ; xin đọc Chú giải Sp 10tt để biết thêm cách mô tả chi tiêt.

[544]. Tất cả đều là tính từ chỉ Dạ Xoa.

[545]. Chú giải Se Vv giải thích là thalehi còn bản văn Be Te ghi là phalehi.

[546]. Chú giải Se Vv giải thích là virocatī còn bản văn ghi là virocati.

[547]. Chú giải Se Be Vv giải thích là virocatī còn bản văn ghi là virocati.

[548]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là nābhyo còn bản văn ghi là nabhyo.

[549]. Pabhāsare, không thấy liệt kê trong tự điển PED cũng như trong trong Pv. IV. 118

[550]. Chú giải Be Se Vv giải thích là sateratā còn bản văn Te ghi là sateritā; xin đọc Chú giải VvA 15945

[551]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là puthū ca nemī còn bản văn ghi là puthu ca nemi.

[552]. Chú giải Se Be Vv giải thích là brahūpamā còn bản văn Te ghi là brahmūpamā. Chú giải Se Be lại duy trì sự ưu tiên này trong cty dưới đây. Nhưng từ tiếp theo ngay sau đây tự nó là braha. Hình như là giải thích không cần thiết về từ brahupama cũng như nại đến vấn đề dễ hiểu trong cách so sánh ngài cố ý thực hiện. Hơn thế nữa vì các chư thiên trong mỗi cõi thiên giới liên tiếp nhau hình như được cho là luôn gia tăng về kích cỡ to lớn nơi một vị Phạm Thiên hình như là cách thích hợp nhất ở điểm này. xin đọc cty dưới đây.

[553]. Chú giải Se Be giải thích là vahantī. Vv vahantā còn bản văn Te ghi là vahanti.

[554]. Chú giải Se Be Te giải thích là patanti còn bản văn Te ghi là pavattanti.

[555]. Chú giải Be giải thích là apiḷandhanāna ca (Vv apil-), Chú giải Se giải thích là apiḷandhanāni ca, Chú giải Te giải thích là apiḷandhanāni. Còn bản văn ghi là apiḷandhanānañ ca, cho dù Chú giải Se đồng ý với bản văn khi trích cước chú trong cty.

[556]. Chú giải Se Be Vv giải thích là nādo còn bản văn Te ghi là nādi; tự điển PED từ mục sv nādī nên loại bỏ.

[557]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là suvaggū còn bản văn ghi là savaggu.

[558]. Chú giải Se Be Vv giải thích là vicitrasaṃvane (Te vicitrasavane) còn bàn văn ghi là vicitrapavane; xin đọc Chú giải cty dưới đây.

[559]. Bản văn nên giải thích là ṭhitā ’tā hơn là ṭhitā tā ở đây; xin đọc Chú giải cty dưới đây.

[560]. Chú giải Be Se Vv giải thích là veḷuriyajālāvatatā còn bản văn ghi là veḷuriyajālāvitatā. Te giải thích là veḷuriyajāla vinatā.

[561]. Một vị ‘thần linh’ một từ xuất xứ sai từ nguyên từ asura, thần linh sa ngã hay là quỉ dữ hay là các vị chư thiên, dưới quyền điều hành của Dạ Xoa thường tham gia vào các trận chiến, đặc biệt nhằm chiếm đoạt quyền được uống nước bất tử. Chỉ có Chú giải Be giải thích là sūra – ở đây.

[562]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sujātā còn bản văn Te ghi là kulesu jātā.

[563]. Chú giải Vv giải thích là taā kambukāyuradharā còn bản văn Te ghi là tā kambukāyūradharā. Chú giải Se Be giải thích là tā kambukeyūradharā, Chú giải Te giải thích là kākambukāyuradharā.

[564]. Chú giải Se Vv giải thích là vaṭṭ’ aṅgulīyo còn bản văn Be Te ghi là vaṭṭ’ aṅguliyo.

[565]. Chú giải Se Be Vv giải thích là anubbatā còn bản văn Te ghi là anupubbatā, ở điểm này và dưới đây.

[566]. Chú giải Se Be Vv giải thích là candanasāravāsitā còn bản văn ghi là –ropitā. Te ghi là-vositā,  điểm này và trong đoạn kế tiếp theo; tuy nhiên Chú giải Be lại trích là –vositā trong cty dưới đây.

[567]. Chú giải Se Be Vv giải thích là obhāsayantī còn bản văn Te ghi là obhāsanti.

[568]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sutabharūpaṃ (m.c là sota-. NAJ; xin đọc cty) còn bản văn ghi là sutaggarūpaṃ Te ghi là susatarūpam.

[569]. Chú giải Se Vv giải thích là ca ssaro, còn bản văn Be ghi là ca saro.

[570]. Rất có thể là các thiên tượng nhưng từ naga có thể ám chỉ rất nhiều ý nghĩa kể cả một loại thọ tạo thuộc cõi Tứ đại thiên vương và cũng có thể ám chỉ là con rắn như loại cobra chẳng hạn (rắn hổ).

[571]. Chú giải Be Se Vv giải thích là uyyānabhūmyā còn bản văn Te ghi là uyyānabhūmyā.

[572]. Chú giải Se Vv giải thích là vaggusu còn bản văn Be Te ghi là vaggūsu.

[573]. Chú giải Se Vv giải thích là pati. Te pi taṃ, còn bản văn Te ghi là pītiṃ.

[574]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là padumesu sikkhitā còn bản văn ghi là padume susikkhitā.

[575]. Chú giải Be Te giải thích là c’ imāni, Chú giải Se Vv ghi là c’emāni còn bản văn ghi là c’ imānī.

[576]. Chú giải Se Be Vv giải thích là abhāsayanti còn bản văn Te ghi là abhāsayanti.

[577]. Chú giải Be Te và cty giải thích là ubhato còn bản văn Se Vv ghi là dubhato.

[578]. Chú giải Se Be Te Vv giải thích là modasi còn bản văn ghi là modasī.

[579]. Chú giải Vv giải thích là vaggusu; bản văn Se Be Te ghi là vaggūsu; xin đọc Chú giải số 41.

[580]. Chú giải Se Be Te giải thích là na-y-idaṃ appassa katassa (Be na-yīdam appassa katassa) còn bản văn ghi là sāveh’ idaṃ appakatassa.

[581]. PED sv yuñjati khẳng định rằng các đoạn nào từ yunjati xuất hiện chỉ phản ánh ý nghĩa ng dụng mà thôi. Nghĩa đen của từ này chỉ được tìm thấy trong nguyên nhân cách, là yojeti. Chính vì thế ở đây trước tiên ngài Dhammapāla coi yuttaṃ là quá khứ phân từ của yunjati. Thế rồi nghĩa đen và từ tương đương là yojitaṃ, quá khứ phân từ của động tự yojeti. Xin đọc Chú giải VvA 269. bản văn đã chèn lầm một dấu phẩy sau yojitaṃ.

[582]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là hayavāhanaṃ còn bản văn ghi là hayavahaṃ. Hơn thế nữa khi những cách giải thích tốt nhất trong Chú giải Se và Be trong cty tiếp theo được chấp nhận, ta thấy ngược lại với những nhận xét của Hardy (p viii), là vấn đề được thảo luận trong Chú giải khác không phải là cách giải thích sai ngài Hardy đã đưa ra nhưng chỉ là cách đọc lướt giọng mũi của từ trước đó.

[583]. Chú giải Se Be giải thích là hayā vāhanaṃ còn bản văn ghi là hayāvahaṃ.

[584]. Chú giải Se Be giải thích là anunāsikalopaṃ còn bản văn ghi akatānunāsikalopaṃ .

[585]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, bản văn ghi là sahassayuttaṃ hyavāhanaṃ.

[586]. Ca; bản văn bỏ qua.

[587]. Chú giải Se Be giải thích là hayavāhanaṃ viya vāhanaṃ còn bản văn ghi là hayāvāhanaṃ hayavāhanaṃ

[588]. Chú giải Se Be giải thích là hayavāhanasahassayuttaṃ yuttahayavāhanasahassaṃ còn bản văn ghi là hayavāhanaṃ sahassayuttaṃ yuttahayavāhanāssavantaṃ.

[589]. Chú giải Se Be giải thích là pi; bản văn lai bỏ qua.

[590]. Vị trí cách.

[591]. Chú giải Be giải thích là anupadhārentā còn bản văn Se ghi là anupadhārento.

[592]. Chú giải Se Be giải thích là kariyati còn bản văn ghi là kariyyati.

[593]. Rất có thể trong VvA 269 ở trên.

[594]. Chú giải Se Be giải thích là rathūpatthambhassa còn bản văn ghi là rathūpatthambhassa; rất nhiều chi tiết trong đoạn này rất khó hiểu nếu không có hiểu biết về kỹ thuật chế tạo xe - đặc biệt về những chiếc xe thiên giới.

[595]. Kukkaraphale; là điều không rõ ràng liệu chúng ta có phải tiếp tục hiểu từ kubbara là “khung” hay chúng ta phải quay trở lại với ý nghĩa bình thường đó là ‘thân’ xe.

[596]. Bản văn đã chèn lầm một dấu phẩy vào điểm này sau từ saṃgatā; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[597]. Chú giải Se Be giải thích là sippiviracite kittimarathe còn bản văn ghi là cippiviracittakittimaranthe.

[598]. Chú giải Se Be giải thích là sayaṃjāto còn bản văn ghi là sayaṃ jāto.

[599]. Thambaka; tôi suy đoán ở đây –ka là một tiếp vĩ ngữ giảm thiểu và thambaka không có nghĩa như PED gợi ý là ‘ một bụi cỏ’.

[600]. Chú giải Se Be giải thích là nirantaraṃ còn bản văn ghi là nirantarā.

[601]. Chú giải Se Be giải thích là evaṃ còn bản văn ghi là eva.

[602]. Chú giải Se Be giải thích là vicāraṇato còn bản văn ghi là vicaranato.

[603]. Chú giải Se Be giải thích là sarirakhedam còn bản văn ghi là sarīraṃ khedaṃ.

[604]. Khi một từ ghép thay vì được giải thích thành hai từ riêng rẽ.

[605]. Chú giải Se Be giải thích là nimmitasadisā còn bản văn ghi là niṭṭhitasadisā.

[606]. Chú giải Se Be giải thích là evaṃvidhakubbaratāya còn bản văn ghi là evaṃvividhakubbaratāya.

[607]. Bản văn ghi thêm hi ở đây; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[608]. Rất có thể –jālāvitato cần phải được phân tích thành –jāla+vitato do luật chân thơ kéo dài. Childers, PED và CPD lại không có từ mục nào cả avitala lẫn āvitala cho dù a+vi+√tan ược tìm thấy trong tiếng Phạn (xin đọc Chú giải SED sv) PED sv gavacchita có nghĩa là con muỗi –jālavitato. Xin đọc Chú giải số 87.

[609]. Gavacchito; tương tự như từ tiếng phạn là gavākṣita theo ngài Hardy, VvA 364.

[610]. Chú giải Se Be giải thích là āsivādanavasena còn bản văn ghi là āsitavādanavasena; xin đọc Chú giải VvA 24. PED sv asita2 nên loại bỏ.

[611]. Rất có thể giờ đây ta coi như từ này xuất phát từ √bhās, có nghĩa là nói hơn là từ √bhās, có nghĩa là toả sáng, chiếu sáng.

[612]. Chú giải Se giải thích là vījayamāna- (Be bīj-) còn bản văn ghi là vidhūpayamāna-

[613]. Chú giải Se Be giải thích là neminā nānāratanasamujjalena còn bản văn ghi là neminānāratanasamujjalena.

[614]. Chú giải Se Be giải thích là antena còn bản văn ghi là antare.

[615]. Chú giải Se Be giải thích là vicittabhāvaṃ còn bản văn ghi là cittibhāvaṃ.

[616]. Chú giải Se Be giải thích là saterata- còn bản văn ghi là saterita-.

[617]. Chú giải Se Be giải thích là samokiṇṇo còn bản văn ghi là samākiṇṇo.

[618]. Là điều khó lòng có thể làm rỏ được vấn đề; xin đọc Chú giải số 77.

[619]. Chú giải Se Be giải thích là puthulanemi còn bản văn ghi là vipulanemi.

[620]. Chú giải Se Be giải thích là ca; bản văn lại bỏ qua.

[621]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là natāramsiyo.

[622]. Chú giải Se Be giải thích là oṇata nemippadesā (Se onatā) còn bản văn ghi là onatanemippadeso

[623]. Chú giải Se Be giải thích là vipphuranta- còn bản văn ghi là vipphuranā- đoạn này hình như lẫn lộn với đoạn trong Dhammapāla lần đầu tiên gợi chú ý cho chúng ta. Ðoạn này chỉ giải thích có một nửa thứ hai các đoạn này hình như ta nên hiểu là sahassaraṃsiko như đã tiên đoán về thiên xa này, sahassaramsiyo tiên đoán về vành bánh xe.

[624]. kiṅkiṇika, là từ tượng thanh.

[625]. Nếu cách này được chấp nhận thì có lẽ ngữ pháp không chính xác. (NAJ)

[626]. Xin đọc Chú giải về cuộc thảo luận trong SOM 1225

[627]. Cũng như trong SOM 1231

[628]. Chú giải Se Be giải thích là vaṭṭakārena còn bản văn ghi là vaṭṭākārehi.

[629]. Cāmara-.thường thường là túm lông gà gắn trên đầu ngựa nhưng xin đọc SED sv.

[630]. Một từ không có nghĩa rõ ràng; kambu có nghĩa là vỏ ốc sà cừ và bất kỳ thứ gì có hình ống. Như thể vòng kiềng đeo cổ hay vòng đeo tay – chính vì thế ta có gợi ý là “với cổ cao” trong tự điển CPD nhưng không ăn khớp với nghĩa trong tập cty lại nang ý nghĩa trừu tượng hơn.

[631]. ārohapariṇāhasamapnnā. Theo nghĩa đen là được thắng yên cương trên dưới; xin đọc Chú giải trước đó.

[632]. Chú giải Se Be giải thích là javavanto còn bản văn ghi là javanto.

[633]. Bản văn và Se lại ghi thêm ca vào điểm này; Be lại bỏ qua. ý nghĩa gatika không thấy liệt kê trong tự điển PED

[634]. Chú giải Se giải thích là brahā còn bản văn lại ghi là Brahmā; xin đọc Chú giải số 21

[635]. Chú giải Se Be giải thích là paññayanta còn bản văn ghi là paññayanti.

[636]. Chú giải Se Be giải thích là brahā còn bản văn lại ghi là brahā.

[637]. Vuddhā.

[638]. Chú giải Be giải thích là pavaddha- còn bản văn Se ghi là pavaddha-

[639]. Chú giải Se Be giải thích là samānagamanatāya ca còn bản văn ghi là samānatāya.

[640]. Anūnādhika- không hơn không kém; không thấy liệt kê trong tự điển PED.

[641]. Chú giải Se Be giải thích là pākaṭatarāṃ còn bản văn ghi là pakataṃ.

[642]. Chú giải Se Be giải thích là rathikādīnañ ca còn bản văn ghi là rathīsādīnañ ca.

[643]. Chú giải Se Be giải thích là vidhunanti còn bản văn ghi là dhunanti.

[644]. Chú giải Be giải thích là kesarabhāraṃ vāladhiñ ca (Se kesarabhāraṃ vāl-) còn bản văn ghi là kesarabhāravāladhiñ ca.

[645]. Chú giải Se Be giải thích là gamanena còn bản văn ghi là gamane.

[646]. Pade padaṃ; xin đọc Chú giải SnA 451 giải thích là padasamīpe padaṃ có nghĩa là, cách chân sau đặt xuống đàng sau chân phía trước trong điệu phi nước đại.

[647]. Chú giải Se Be giải thích là pavattanti; còn bản văn lại bỏ qua.

[648]. Chú giải Se Be giải thích là adhī kaṃ uddhumantā còn bản văn ghi là adhikauddhunantā; đây cũng chính là động từ ta đã giải thích là “mất bình tĩnh” trong đoạn trước đó – hiểu theo nghĩa đen là dao động hay lưỡng lự v.v…

[649]. abharaṇānaṃ; thường ta giải thích là ‘việc trang điểm.”

[650]. Chú giải Se Be giải thích là va; còn bản văn ghi là ca.

[651]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như vậy, còn bản văn ghi là apiḷandhanānaṃ.

[652]. Bản văn ghi thêm Va; Chú giải Se B lại bỏ qua.

[653]. Chú giải Se Be giải thích là –saddo còn bản văn ghi là –saddā.

[654]. Chú giải Se Be giải thích là khuranikkhepe còn bản văn ghi là khuranikkepe.

[655]. Chú giải Se Be giải thích là –hesanena còn bản văn ghi là –hasanena.

[656]. Chú giải Se Be giải thích là ca còn bản văn ghi là ’va.

[657]. Chú giải Se Be giải thích là sumadhuraṃ cỏn bản văn ghi là samadhuraṃ.

[658]. Gandhabbas chính là các nhạc công thiên giới.

[659]. Chú giải Se Be giải thích là citralatāvane còn bản văn ghi là vicitralatāvane; citra là một dạng khác của từ citta và đây cũng là một từ có liên quan đến Dục Lạc Viên (Cittalata Grove) tên gọi khu rừng này đã có đến hai đoạn tường thuật trong VvA 94

[660]. Nissayavoihārena. Rất có thể đây là một từ ngữ pháp; chúng ta cũng giải thích tương tự như là “bạn có nghe được trống chăng?” “bạn có nghe được tiếng trống nổi lên không?”

[661]. Chú giải Se cũng giải thích tương tự như vậy. (Be –tūriyāna) còn bản văn ghi là gandhabbaturiyāni.

[662]. Chú giải Be cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn ghi là vicitrapavane, Se citrasaṃvane.

[663]. Bản văn Se giải thích là turiyānaṃ ca. Be tūriyānañ ca.

[664]. Ðiều này rất có thể ảnh hưởng rất nhiều đến ý nghĩa nhưng lại hỗ trợ cho cách Chú giải vicitrasaṃvane được chấp nhận trong sô 27 ở trên.

[665]. Chú giải Se Be cũng giải thích tương tự như thế còn bản văn ghi là rathe ṭhitā.

[666]. Chú giải Se Be giải thích là -saṅgata- còn bản văn ghi là -saṃghāta-.

[667]. Chú giải Se Be giải thích là pahasitā còn bản văn ghi là –saṃghāta.

[668]. Pahaṃsita-; việc nhấn mạnh từ này có ý nghĩa vừa là mài dao cho bén lại vừa có nghĩa là dựng đứng lên vì vui. Nghĩa từ này cũng có trong tiếng Anh là mài sắc (con dao/ tạo ăn ngon) và để cắt chính xác một đường cắt nào đó hay một con người.)

[669]. Có chút liên quan khôi hài với từ – ratta- về ban đêm và rajaniya- lôi cuốn, xin đọc Chú giải PvA 205 về III. 71.

[670]. Xin đọc Chú giải VvA 236.

[671]. Chú giải Be giải thích là sujātā còn bản văn Se ghi là jātā.

[672]. Chú giải Se Be giải thích là visiṭṭhadevanikāye sambhavā còn bản văn ghi là visiṭṭhadevanikāyasambhavā.

[673]. Rất có thể do những chiếc răng của chúng – xin đọc Chú giải VvA 9649

[674]. Xin đọc Chú giải VvA 167 trong đó đây là cách thứ hai trong hai cách giải thích của từ này.

[675]. Chú giải Se Be giải thích là vilaggamajjhā còn bản văn ghi là vilātamajjhā; xin đọc Chú giải Tự điển sv vilāka.

[676]. Chú giải Se Be giải thích là samuggasadisathanā còn bản văn ghi là samuggatasadisanthanā; thân cây chuối lá bóng loáng và nhẵm nhụi khi ta sờ vào và thường thường là cách so sánh trong nghệ thuật Ấn Ðộ, tuy nhiên cách giải thích sau này chỉ được chấp nhận khi so sánh với phần nhọn của vú. Cũng rõ ràng căn cứ vào lời khẳng định ở phần cuối đoạn văn cho rằng chúng ta đang di chuyển bằng ngựa kéo tới gặp một trong số các tiên nữ nhưng sự thay đổi diễn ra ở đâu thì chẳng có ai biết được đặc biệt có ám chỉ đến những chú ngựa thuộc dòng Sindh trong đoạn trước. Nếu đó là điều chắc chắn thì đoạn kệ 11 phải liên quan đến các tiên nữ rất có thể chúng ta nên giải thích là “các nàng tiên nữ này đứng trên xe.”

[677]. Trong trường hợp đó chúng ta nên coi từ sumukha trong đoạn kệ có nghĩa là “với gương mặt thật hạnh phúc”.

[678]. Chú giải Se Be giải thích là –mālādīhi còn bản văn ghi là –mālādāhi.

[679]. Chú giải Se Be giải thích là missitakesiyo còn bản văn ghi là missakesiyo.

[680]. Chú giải Be giải thích là aññamaññasadisaṃ còn bản văn ghi là aññamaññassa sadisaṃ.

[681]. Chú giải Se Be là givūpagahatthūpagapādūpagasisūpagādi còn bản văn ghi là gīvupagahasisupagādi.

[682]. Chú giải Se Be giải thích là abhi-uggacchanto còn bản văn ghi là abhiuggacchantā.

[683]. Chú giải Se Be cũng giải thích giống như vậy, còn bản văn ghi là abbhussayaṃ.

[684]. Bản văn ghi thêm ca vào điểm này; Chú giải Se Be lại bỏ qua.

[685]. Chú giải Se Be giải thích là upaharantena còn bản văn ghi là upahāraṃ.

[686]. Chú giải Se Be giải thích là -ūpahāraṃ còn bản văn ghi là -upahāraṃ.

[687]. Thường thường được giải thích là ‘toả sáng’; rất có thể điều này khiến ta cảm khoái mỗi khi được chiếu sáng, khiến cho người nào đó sáng ngời niềm hạnh phúc.

[688]. Uparūpari, không thấy liệt kê trong tự điển PED nhưng xin đọc Chú giải Childers từ mục này.

[689]. Chú giải Be giải thích là pañcaṅgikatūriyaāni còn bản văn Se ghi là pañcaṅgaturiyāni.

[690]. Chú giải Se Be giải thích là uttamasabhāvaṃ ghosaṃ còn bản văn ghi là uttamasabhāvaghosaṃ.

[691]. Chú giải Se cũng giải thích tương tự như vậy còn bản văn Se ghi là uyyānabhūmiyā.

[692]. Có nghĩa là những ṭhitā đó đang đứng ở cả hai bên đường.

[693]. paccattavacanaṃ, không phải ở bổ cách như đã khẳng định trong tự điển PED vs; xin đọc Chú giải VvA 111

[694]. Vì điều này đòi hỏi phải có sự hiện diện của nhân duyên (paṭicca), sống dựa vào, trong phần giải thích tiếp theo paṭicca, lại ở thể đối cách. Nhưng như SOM 1241 đã chỉ rõ Dhammapāla cũng không biết phải giải thích đoạn kệ này ra làm sao. Saro, âm thanh, không thể là chủ từ vì động từ ở số nhiều, pamodayanti

[695]. Chú giải Se Be giải thích là mucchanānurūpaṃ còn bản văn ghi là muñcanānurūpaṃ.

[696]. Ngài Dhammapāla hình như lại đưa ra hai cách giải thích ở đây về ‘vinā với pokkhara-patta-bāhu’; (1) với từ doṇi, vị trí gẩy đờn (=pokkhara, là lỗ hổng chuyền âm thanh), với patta, thang âm thanh và bāhu, cái chốt lên dây đờn, cộng với daṇda, là bàn phím đàn; và (2) đờn đó được chơi với tay (=bāhu, cũng có nghĩa là cánh tay) đã đạt đến điều kiện (mềm mại) giống như bông sen (pokkhara).

[697]. Chú giải Se Be ghi là ujukoṭivaṅkabrahatīnandinītisara-ādibhedāsu còn bản văn ghi là ujukoṭivaṅbrabrahā ti saraādibhedāsu; hình như đây là toàn bộ những loại đờn vīṇā và tự điển SED đưa ra vakrā là ‘một nhạc cụ rất đặc biệt’ bṛhatī là ‘một loại sáo trúc Nārada hay là Vīsvā-vasu’. nandinī trong âm nhạc là một loại nhạc cụ tổng hợp đặc biệt’ và trisara là tên nhạc cụ có dây mà không đi vào chi tiết cụ thể.

[698]. Âm nhạc, vāditānī, tiếng pāli lại là số nhiều.

[699]. Chú giải Se Be giải thích là samarasāni còn bản văn ghi là samānarasāni.

[700]. Chú giải Se Be giải thích là hassādi còn bản văn ghi là pharusādi; những tình cảm này được diễn tả trong lúc biểu diễn và khơi dậy nơi thính giả. SED sv rasa đưa ra một danh sách gồm mười thứ tình cảm: (1) sṛṅgāra, ái (yêu) (2) vira, anh hùng ; (3) bhībatsa, phẫn nộ (4) raudra, tức giận hay giận dữ (5) hāsya, vui vẻ đùa giỡn (6) bhayānaka, khiếp sợ; (7) karuṇa, thương hại; (8) adhula, kinh ngạc; (9) sānta, an tịnh hay hài lòng; (10) vātsalya; tình phụ tử. Tuy nhiên nhìn chung chỉ có tám cảm tình đầu tiên được để cập đến nhiều, tám cảm tình này được coi như là những biến cải của (9) tương đương với ānanda, hay sung sướng tột đỉnh lại được coi như là rasa cơ bản.

[701]. Chú giải Se giải thích là naccena (Be naccanena) còn bản văn ghi là naccane.

[702]. Chú giải Be giải thích là atha añña còn bản văn Se ghi là ath’ añña.

[703]. Chú giải Se Be giải thích là passantiyo còn bản văn ghi là padassantiyo.

[704]. Chú giải Se Be và đoạn kệ giải thích là obhāsayanti còn bản văn ghi là obhāsenti.

[705]. Hiểu theo nghĩa đen “đó”, được giải thích là “chính ngài đó” (so tvaṃ)

[706]. Xin đọc Chú giải D i 95.

[707]. Chú giải Se Be giải thích là pi; còn bản văn lại bỏ qua.

[708]. Khi đó ý nghĩa đoạn kệ sẽ trở thành ‘…chẳng phải là kết của nghiệp phước đức tầm thường đã làm hay sao…’

[709]. Chú giải Be Vv giải thích là phalan ti còn bản văn Se Te ghi là phalaṃ.

[710]. Chú giải Se Be Vv giải thích là avāpurantaṃ còn bản văn Te ghi là apāpurantaṃ.

[711]. Chú giải Se Be Vv giải thích là -siṅgī- còn bản văn Te ghi là -siṅgi-

[712]. Chú giải Se Be Vv giải thích là sucīmano còn bản văn Te ghi là sucimano

[713]. Chú giải Be Te giải thích là tam còn bản văn Se Be Vv ghi là tamh’

[714]. Chú giải Vv giải thích là paṇitaṃ còn bản văn Se Be Te ghi là paṇītaṃ.

[715]. Chú giải Se Be Vv giải thích là athavā còn bản văn Te ghi là atha vā.

[716]. Saāyanena; SOM 125 coi điều này là “với chỗ cư trú” hình như viết trật thành sayanena

[717]. Chú giải Se Be Vv giải thích là indūpamo còn bản văn ghi là Indassamo. Chú giải Te giải thích là Indasamo.

[718]. Chú giải Se Be giải thích là na-y-imasmiṃ còn bản văn ghi là na imasmiṃ. Chú giải Te giải thích n’ imasmiṃ. Trong khi đó Chú giải Vv giải thích là na-y-imasmiṃ, giọng mũi được loại bỏ vì không chính xác.

[719]. Nibbisevanabhāvassa, không chạy theo và chiều theo thụ hưởng lạc thú đó là nguồn gốc mọi đau khổ – xin ọc td. Trung Bộ Kinh (M) i 266tt; cho dù vẫn còn bị tham dục ảnh hưởng, người đó không thể chống lại được do đang theo đuổi điều đó.

[720]. Abhiññeyya-; Tứ Diệu Ðế v.v…(NAJ)

[721]. Chú giải Se Be giải thích là Ca; bản văn lại bỏ qua. Có điều không rõ ràng là tứ tinh tấn này là gì; vì từ chánh tinh tấn, là cấp bậc thứ sáu nơi bát chánh đạo, xin đọc td Tăng Chi Bộ Kinh (A) ii 15tt.

[722]. Chính vì Ðức Phật Cồ Ðàm của chúng ta nổi lên tiếp theo sau Ðức Phật Kassapa. Thì cũng như vậy chính Ðức Phật Kassapa cũng xuất hiện tiếp theo sau Ðức Phật Koṇāgamana – xin đọc Chú giải D ii 2tt để biết thêm chi tiết. Khi Giáo pháp của ngài biến mất cõi trần gian này phải chờ đợi Ðức Phật Kassapa tái khám phá ra níp bàn và con đường dẫn tới đó.; v.v… xin đọc Chú giải làm thế nào trong lúc quyết định thuyết pháp Ðức Phật Cồ Ðàm đã thốt lên “các môn dẫn tới Bất tử đã mở rộng thênh thang” – xin đọc Vin i 7 = D ii 39 = Trung Bộ Kinh (M) i 169 = S i 138; để biết thêm chi tiết về bài thảo luận xin đọc Divine Relevation in Pali Buddhism. London, 1986. tr. 76-80 về việc tái khám phá níp bàn và con đường dẫn tới đó, cũng giống như khám phá ra một thành phố cổ bị quên lãng trong rừng rậm. Xin đọc S ii 105tt.

[723] xin đọc Chú giải VvA 21388

[724]. Chú giải Se giải thích là kilesapaṭsattunimmathanena (Be – nimmaddhanena) còn bản văn ghi là paṭisattunimmathanena.

[725]. Hình như đồng nhất với bốn lậu hoặc – xin đọc td. D iii 230

[726]. Chú giải Se Be giải thích là ahosim. Còn bản văn ghi là ahosi.

[727]. Chú giải Se Be giải thích là visuddhamano còn bản văn ghi là suddhamano.

[728]. Chú giải Se Be giải thích là –gamanena còn bản văn ghi là –gamena.

[729]. Chú giải Se (Be) giải thích là tam eva disvāna taṃ disvāna (disvā) eva còn bản văn ghi là tam eva disvana eva.

[730]. Chú giải Se Be giải thích là sādurasaṃ còn bản văn ghi là sāhurasaṃ; sādu cũng có nghĩa là ngọt ngào.

[731]. Chú giải Se Be giải thích là ganthitehi ca aganthitehi capupphehi olambanavasena santharāṇavasena ca bahikiṇṇe còn bản văn ghi là gandhitehi ca pupphehi agandhitehi olambanavasena ca abhikiṇṇe; xin đọc Chú giải PvA 127.

[732]. Chú giải Se Be giải thích là mahācāgatāya còn bản văn ghi là mahāyagatāya.

[733]. Chú giải Se Be giải thích là tisu pi kālesu; bản văn bỏ qua. Những thời điểm này là trước, trong và sau đó. – xin đọc Chú giải D ii 138 trong đó ba thời điểm này được diễn ta như là ba cách cúng dường hy tế.

[734]. Một đại tự có tính cách chỉ định (deictic). Hướng về người nào đó hay vật gì đó được trình bầy cho người nghe trục tiếp đang khi nói.” – A. K. Warder, Introduction to Pali. London 1963. tr. 29.

[735]. Upaṭhitaṃ gahetvā; xin đọc Chú giải upaṭṭhitasati. Sẵn sàng nhập niệm/nhớ lại. Chú giải DA 530 giải thích là cirakat’ ādīnaṃ saritā anussaritāro. Người nhớ lại, người tưởng nhớ tới về điều gì đó đã thực hiện rất lâu trước đó - là cuộc bố thí ở đây. xin đọc B Disc iv 822-3

[736]. Chú giải Se Be giải thích là āsannaṃ paccakkhaṃ còn bản văn ghi là āsannapaccakkhaṃ

[737]. Chú giải Se Be giải thích là attamo còn bản văn ghi là atthato.

[738]. Xin đọc Chú giải VvA 30

[739]. Chú giải Be giải thích aññasmiṃ còn bản văn Se ghi là aññaṃ.

[740]. Chú giải Se Be giải thích là etena sabbe pi sadevake loke pi dasseti còn bản văn ghi là tena sabbasmiṃ sadevake loke pi dasseti.

[741]. Chú giải Se Be giải thích là paramaṃ āhuneyyabhāvaṃ gato còn bản văn ghi là paramāhuneyyabhāvato paramahu.

[742]. Xứng đáng nhận đồ cúng và của bố thí là hai tính từ dành cho Tăng Ðoàn Ðồ đệ, là phước điền vô song trên cõi đời này (Trung Bộ Kinh (M) i 37) có Ðức Phật lãnh đạo; xin đọc Chú giải Thanh Tịnh Ðạo 219tt.

[743]. Chú giải Se Be giải thích là āha; còn bản văn lại bỏ qua.

[744]. Bản văn đã trích đoạn sai thành vipulaphal’ esinaṃ  đây.

[745]. Xin đọc Chú giải VvA 214109

[746]. Chú giải Se Be giải thích là -niyāmen’ eva còn bản văn ghi là –niyāmena.

[747]. Chú giải Se Be giải thích là Iti Paramātthadīpaniyā Khuddakaṭṭhakatāya Vimānavatthusmiṃ cuddasavatthupaṭimaṇditassa pañcamassa Mahārathavaggassa atthavaṇṇanā niṭṭhitā còn bản văn ghi là niṭṭhitā ca pañcamavaggavaṇṇanā, Se pañcamavaggavaṇṇanā niṭṭhitā

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh, chùa Bửu Quang, Thủ Đức, đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 25-08-2007