Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Khái lược Duyên Hệ

Tỳ khưu Chánh Minh

DL 2008 – PL 2552

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


[2.1]

Phần II.

Tam đề thiện với duyên hệ.

Khái lược.

Tam đề thiện là một mẫu đề (mātika), trong đó có ba câu là:

- Kusalā dhammā: Tất cả pháp thiện.

- Akusalā dhammā: Tất cả pháp bất thiện.

- Abyākatā dhammā: Tất cả pháp vô ký.

 Chi pháp của tam đề thiện.

- Tất cả pháp thiện có chi pháp là: 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp [1] .

- Tất cả pháp bất thiện có chi pháp là: 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp [2] .

- Tất cả pháp vô ký có chi pháp là: 72 tâm và 38 tâm sở hợp + sắc pháp + Nípbàn.

Duyên hệ với tam đề thiện.

Là phân tích tam đề thiện theo duyên chánh, hoặc theo các duyên phụ được phân tích từ duyên chính.

1- Nhân duyên

Định nghĩa.

Nhân duyêntrợ sinh và ủng hộ các pháp đồng sinh, theo cách “nhân tương ưng”.

 Chi pháp.

 Năng duyên. 6 nhân: Tham, sân, si, vô tham, vô sân và vô si.

Sở duyên. 103 tâm hữu nhân và 52 tâm sở hợp (trừ tâm sở Si trong tâm Si) và sắc Tục sinh tâm hữu nhân, sắc tâm hữu nhân.

Phi sở duyên. 18 tâm Vô nhân và 12 tâm sở Tợ tha hợp + tâm sở Si trong tâm Si + sắc nghiệp tục sinh với tâm vô nhân, sắc tâm vô nhân, sắc thời tiết, sắc vật thực, sắc nghiệp bình nhật, sắc nghiệp vô tưởng.

Nhân duyên với tam đề thiện.

Có bảy câu lọc [3] .

Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa hetu paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Nhân duyên.

a - Định nghĩa.

Là một hay cả ba nhân thiện trợ sinh và ủng hộ các pháp thiện đồng sinh.

b - Chi pháp.

Thiện năng duyên. Là ba nhân thiện: Vô tham, Vô sân và Vô si.

Thiện sở duyên. Là 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp.

c - Giải thích.

Câu này chỉ đề cập đến những gì đang diễn ra trong một tâm thiện.

Trong một tâm thiện có ít nhất là 2 nhân (Vô tham và Vô sân), như trong tâm thiện ly trí.Trong tâm thiện có trí thì có đủ 3 nhân: Vô tham, Vô sân và Vô si.

* Sở dĩ sở duyên có đầy đủ 38 tâm sở là vì:

- Khi nhân Vô tham là năng duyên sẽ trợ giúp cho nhân Vô sân và Vô si sinh lên, như vậy, 2 nhân Vô sân và Vô si là sở duyên.

- Khi nhân Vô sân là năng duyên, thì 2 nhân Vô tham và Vô si là sở duyên.

- Khi Vô Si là năng duyên thì 2 nhân Vô tham và Vô sân là sở duyên.

Trong câu này có 2 mô thức:

- Nhân thiện trợ giúp cho nhân thiện (như đã nêu).

- Nhân thiện trợ giúp cho pháp thiện, nhưng không phải là “nhân thiện”. Đó chính là tâm thiện + 35 tâm sở hợp (trừ 3 nhân thiện).

Thí dụ: Trong tâm thiện thọ hỷ có trí vô trợ, tâm thiện này tổng quát có 38 tâm sở hợp.

Khi một nhân là năng duyên như Vô tham chẳng hạn, các pháp nương Vô tham sinh lên sinh lên và được Vô tham ủng hộ, gồm có: Tâm và 37 tâm sở hợp (trừ nhân Vô tham).

- Vô tham trợ giúp cho Vô sân và Vô si, gọi là “nhân thiện trợ cho nhân thiện”.

- Vô tham trợ giúp cho tâm thiện và 35 tâm sở (trừ 3 nhân thiện), gọi là “nhân thiện trợ giúp cho pháp thiện phi nhân thiện”.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Giống: Giống đồng sinh.

- Tâm lộ: Thuộc lộ ngũ môn và lộ ý môn.

Giải thích.

- Vị Thánh Alahán không có tâm thiện lẫn tâm bất thiện, nên trong 12 hạng người không kể bậc Thánh Alahán.

Bốn tâm Đạo thuộc về thiện, nên chỉ cho 4 người Đạo.

Các phần còn lại cũng dễ hiểu.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Nhân duyên có 11 duyên hợp trợ, trong câu lọc này có:

* Hợp trợ.

- Năng duyên và sở duyên cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”, “Đồng sinh hiện hữu duyên” và “Đồng sinh bất ly duyên”.

- Năng và sở hòa hợp với nhau, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng và sở hổ trợ lẫn nhau, nên có “Hổ tương duyên”.

- Sở duyên nương nhờ năng duyên, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng duyên có tâm sở Trí, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đồng sinh quyền duyên” và “Đạo duyên”.

Như vậy, trong câu lọc này có 9 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng duyên là “pháp thiện”, không phải là “pháp quả”, nên không có “Quả duyên”.

- Năng duyên và sở duyên có tính “hòa hợp”, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Có 2 duyên không hợp trợ.

Câu 2. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa hetupaccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Nhân duyên.

a- Định nghĩa.

Là 1 trong 3 nhân thiện hoặc cả ba nhân thiện trợ sinh, ủng hộ pháp “không thiện không bất thiện”.

b Chi pháp.

Thiện năng duyên. 3 nhân thiện.

Vô ký sở duyên. Sắc tâm thiện.

c - Giải.

Ba nhân thiện trợ cho sắc tâm tạo sinh lên và vững mạnh. Sắc tâm tạo này được gọi là “sắc tâm thiện”, hiễn lộ qua thân hay “lời nói”.

Như khi Vô tham là năng duyên, tâm muốn bố thí, cúng dường. Bấy giờ nhân Vô tham sẽ tạo ra “sắc thân biểu tri” để thực hiện hành động “cúng dường” hoặc “bố thí”; hoặc tạo ra “ngữ biểu tri” để nói lời cung thỉnh vị Trưởng lão nhận lời tại tư gia vào ngày mai …

Khi Vô sân là năng duyên, tâm và các tâm sở sinh lên có tính “mát mẻ”, xa lìa sự “khó chịu”, khi ấy Vô sân tạo ra loại sắc tâm là “ngữ biểu tri”, nói lời êm dịu, nói lời hòa nhả….

Hoặc tạo ra “thân biểu tri” để giúp đở “kẻ thù”, người không thân …

Khi Vô si là năng duyên, tạo ra “thân biểu tri” để đảnh lễ Đức Phật, đức Tăng ... hoặc tạo ra “ngữ biểu tri” để giảng pháp, nói đạo …

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 thánh hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: thời bình nhật.

- Lộ tâm: lộ ngũ môn và lộ ý môn trong cõi ngũ uẩn.

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng duyên là danh pháp, sở duyên là sắc pháp, nhưng cả năng và sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Năng duyên là “nơi nương của sở duyên, giúp cho sở duyên được vững mạnh”, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng duyên có tâm sở Trí, nên có “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đồng sinh quyền duyên” và “Đạo duyên”.

- Năng và sở “cùng có mặt”, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên” và, “Đồng sinh bất ly duyên”.

- Năng duyên và sở duyên “không hòa hợp” với nhau, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Như vậy, trong câu lọc này có 8 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng và sở không phải là pháp quả, nên không có “Quả duyên”.

- Năng và sở “không hòa hợp” với nhau, nên không có “Tương ưng duyên”.

- Sắc tâm thiện không thể hổ trợ cho 3 nhân thiện, nên không có “Hổ tương duyên”.

 Như vậy có 3 duyên không hợp trợ.

Câu 3. Kusalo dhammo kusalassa ca abyākatassa ca dhammassa hetu paccayena paccayo.

 Pháp thiện trợ pháp thiện và vô ký bằng nhân duyên.

a- Định nghĩa.

Là ba nhân thiện trợ sinh vả ủng hộ cho pháp thiện cùng với sắc tâm thiện.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Là 3 nhân thiện.

Thiện sở duyên. Là 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp (danh) + sắc tâm thiện.

c- Giải thích.

Có trường hợp: Một Phật tử khởi lên tâm cúng dường, nhưng không thực hiện việc cúng dường. Đây là trường hợp danh trợ danh.

Có trường hợp: Một Phật tử tuy có khởi lên “ý bố thí”, thực hiện “việc bố thí” một cách hời hợt, không đủ “3 sự cố ý”. Đây là trường hợp “danh trợ sắc”.

Với người “có ý cúng dường”, thực hiện việc cúng dường với “3 sự cố ý”. Đây là trường hợp “danh trợ cho danh sắc”.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 thánh hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ môn và lộ ý môn.

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

Trong câu lọc này có 7 duyên hợp trợ là:

Đồng sinh duyên, Đồng sinh trưởng duyên, Đồng sinh y duyên, Đồng sinh quyền duyên, Đồng sinh hiện hữu, Đồng sinh bất ly, đạo duyên (cách lý giải như ở câu lọc 1).

* Không hợp trợ.

- Năng duyên thuộc tính thiện, sở duyên là sắc tâm thiện nên không có 3 duyên: Hổ tương duyên, Quả duyên và Tương ưng duyên.

- Sở duyên có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

 Như vậy có 4 duyên không hợp trợ.

Câu lọc 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa hetu paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Nhân duyên.

a- Định nghĩa.

Là ba nhân bất thiện trợ giúp cho pháp bất thiện sinh lên và được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. Là 3 nhân bất thiện: Tham, Sân và Si.

Bất thiện sở duyên. Là 12 tâm bất thiện vả, 27 tâm sở hợp ( trừ nhân Si trong tâm Si).

c- Giải.

Trong tâm bất thiện Tham có 2 nhân: Tham và Si. Khi nhân Tham là năng duyên sẽ trợ giúp cho nhân Si sinh lên, hay khi nhân Si là năng duyên sẽ trợ giúp cho nhân Tham sinh lên.

Tương tự như thế, trong tâm bất thiện Sân có 2 nhân: Sân và Si. Khi nhân Sân là năng duyên sẽ trợ giúp cho nhân Si sinh lên, khi nhân Si là năng duyên sẽ trợ giúp cho nhân Sân sinh lên.

Đây là mô thức “nhân bất thiện trợ giúp nhân bất thiện”.

Trong tâm bất thiện Si chỉ có nhân Si, nên nhân Si trong tâm Si là phi sở duyên.

Ba nhân bất thiện trợ giúp cho 12 tâm bất thiện vả 24 tâm sở hợp (trừ 3 nhân bất thiện) sinh lên, gọi là “nhân bất thiện trợ pháp bất thiện phi nhân bất thiện” [4] .

Do đó, trong phần sở duyên lấy trọn vẹn pháp bất thiện (trừ tâm sở Si trong tâm Si).

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ môn và lộ ý môn.

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng duyên và sở duyên cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở duyên sinh lên và được vững mạnh nhờ vào năng duyên, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng và sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên” và “Đồng sinh bất ly duyên”.

- Năng và sở “hòa hợp” với nhau, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng và sở hổ trợ lẫn nhau, nên có “Hổ tương duyên”.

Trong câu lọc này có 6 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng duyên không có pháp trưởng, nên không có “Trưởng đồng sinh duyên”.

- Năng duyên không phải là pháp quả, nên không có “Quả duyên”.

- Năng duyên không có pháp quyền, nên không có “Quyền đồng sinh duyên”.

- Năng duyên không có chi đạo, nên không có “Đạo duyên”.

- Năng và sở “hòa hợp”, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Như vậy, có 5 duyên không hợp trợ.

Câu 5. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa hetu paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Nhân duyên.

a- Định nghĩa.

Là ba nhân bất thiện trợ giúp sắc tâm bất thiện sinh lên và vững mạnh.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. Là 3 nhân bất thiện.

Vô ký sở duyên. Là sắc tâm bất thiện.

c- Giải.

- Khi nhân Tham là năng duyên, sẽ tạo ra “thân biểu tri bất thiện”, để thực hiện theo khuynh hướng tham, như trộm cắp, tà hạnh trong dục lạc …

Hoặc “ngữ biểu tri bất thiện” để nói lời “gạt gẩm” người khác với mục đích có lợi cho mình, như người bán hàng nói “trau chuốt” để bán được món hàng giả hay món hàng không có giá trị cao …

- Khi nhân Sân là năng duyên, sẽ tạo ra “thân biểu tri bất thiện”, để thực hiện theo khuynh hướng sân, như “sát hại kẻ nghịch”…

Hoặc “ngữ biểu tri bất thiện”, như “nói vu khống” để hại người ….

- Khi nhân Si là năng duyên, sẽ tao ra “thân biểu tri bất thiện”, như người “đờ đẩn” …

Hoặc “ngữ biểu tri bất thiện” như nói “lãm nhãm”…

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ và lộ ý.

- Giống: Giống đồng sinh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng duyên và sở duyên cùng sinh khởi, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở duyên nương vào năng duyên để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng duyên và sở duyên cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên” và “Đồng sinh bất ly duyên”.

- Năng là danh pháp, sở là sắc pháp, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Như vậy có 5 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng duyên không có pháp trưởng, nên khôngg có “Đồng sinh trưởng duyên”.

- Năng và sở không hổ trợ lẫn nhau, nên không có “Hổ tương duyên”.

- Năng duyên không phải pháp quả, nên không có “Quả duyên”.

- Năng duyên không có pháp quyền, nên không có “Đồng sinh quyền duyên”.

- Năng duyên không có chi đạo, nên không có “Đạo duyên”.

- Năng và sở “không hòa hợp”, nên không có “Tương ưng duyên”.

Như vậy, có 6 duyên không hợp trợ.

Câu 6. Akusalo dhammo akusalassa ca abyākatassa ca dhammassa hetu paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện và vô ký bằng nhân duyên.

a- Định nghĩa.

Là 3 nhân bất thiện trợ giúp cho pháp bất thiện cùng sắc tâm bất thiện sinh lên được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. Là 3 nhân bất thiện.

Bất thiện sở duyên. Là 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp (trừ tâm sở Si trong tâm si) + sắc tâm bất thiện.

c- Giải.

- Có người khởi lên ý “trộm cắp” hay có ý “sát hại kẻ thù”… nhưng chưa thực hiện bằng thân hay “lời nói”. Đó là “danh bất thiện trợ giúp danh bất thiện”.

- Có người do vô ý “làm chết” chúng sinh khác, hay “không cố ý hưởng lạc, nhưng lại hưởng lạc”… Đây là “danh trợ giúp sắc tâm bất thiện”.

- Có người “chủ ý trộm cắp” và thực hiện bằng thân hay lời nói … Đây là “danh bất thiện trợ giúp danh - sắc”.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ môn và lộ ý môn.

- Giống: Giống đồng sinh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng duyên thuộc giống đồng sinh, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở duyên được vững mạnh do nương nhờ năng duyên, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng - sở cùng hiện khởi, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”.

- Năng - sở không tách lìa nhau, nên có “Đồng sinh bất ly duyên”.

Như vậy có 4 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng duyên không có pháp trưởng, nên không có “Đồng sinh trưởng duyên”.

- Sở duyên không hổ trợ cho năng duyên, nên không có “Hổ tương duyên”.

- Năng duyên không là pháp quả, nên không có “Quả duyên”.

- Năng duyên không có pháp quyền, nên không có “Đồng sinh quyền duyên”.

- Năng duyên không có chi đạo, nên không có “Đạo duyên”.

- Sở duyên có sắc pháp, nên không có “Tương ưng duyên”.

- Sở duyên có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Như vậy có 7 duyên không hợp trợ.

Câu 7. Abyākato dhammo abyātassa dhammassa hetu paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Nhân duyên.

a- Định nghĩa.

Là 3 nhân vô ký trợ giúp pháp vô ký sinh lên và được vững mạnh.

b - Chi pháp.

Vô ký năng duyên. Là 3 nhân Vô ký (trong tâm vô ký).

Vô ký sở duyên. 54 tâm vô ký hữu nhân [5]  và 35 tâm sở hợp + Sắc tâm vô ký hữu nhân.

c- Giải.

 Ba nhân vô ký là: Vô tham, Vô sân và Vô si trong tâm vô ký hữu nhân trợ sinh và ủng hộ các pháp đồng sinh.

Pháp đồng sinh với 3 nhân vô ký gồm:

* Danh pháp. 37 tâm quả hữu nhân (8 tâm Đại quả + 9 tâm quả Đáo đại và 20 tâm quả Siêu thế) và 35 tâm sở hợp.

Và 17 tâm Duy tác hữu nhân (8 tâm Đại hạnh + 9 tâm Duy tác Đáo đại) và 35 tâm sở hợp.

* Sắc pháp. Là sắc tâm quả hữu nhân và sắc tâm vô ký hữu nhân.

 Câu này đối với.

- Người: Người lạc vô nhân, người Nhị nhân, người Tam nhân+ 4 Thánh quả.

- Cõi: 26 cõi vui hữu tâm (- 4 cõi khổ + cõi Vô tưởng).

- Thời: Thời tục sinh, thời bình nhật và thời tử.

- Lộ tâm: Lộ ngũ và lộ ý.

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có 3 duyên: “Đồng sinh duyên”, “Đồng sinh hiện hữu duyên” và “Đồng sinh bất ly duyên”.

- Sở duyên được vững mạnh nhờ nương vào năng duyên, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng duyên có tâm sở Trí, nên có 3 duyên: “Đồng sinh trưởng duyên”, “Đồng sinh quyền duyên”, “Đạo duyên”.

- Sở duyên là danh pháp, nên có “Hổ tương duyên”.

- Năng duyên là pháp quả, nên có “Quả duyên”.

Như vậy, có 9 duyên hợp trợ.

- Sở duyên là sắc tâm Vô ký, nên không có “Tương ưng duyên”.

- Sở duyên có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Như vậy, có 2 duyên không hợp trợ.

2 - Cảnh duyên.

(Ārammaṇapaccyo).

 Định nghĩa.

Là các pháp làm cảnh trợ giúp cho tâm và tâm sở sinh lên.

Chi pháp cảnh duyên.

Năng duyên. Tất cả pháp trên phương diện “thành cảnh”, đó là “tâm và tâm sở hợp + sắc pháp + Nípbàn + Chế định.

Sở duyên. Tất cả tâm khi bất cảnh.

Phi sở duyên: Sắc pháp, Nípbàn và Chế định.

Cảnh duyên với tam đề thiện.

Có 9 câu lọc.

Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa ārammaṇa paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Cảnh duyên.

a- Định nghĩa.

Là “pháp thiện thành cảnh, giúp cho pháp thiện khác sinh lên khi nhận cảnh ấy”.

Như vị chứng đắc thiền, nhớ lại tầng thiền đã chứng đắc.

b - Chi pháp.

Thiện năng duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp khi thành cảnh.

Thiện sở duyên. 8 tâm Đại thiện và 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần + Vô lượng phần) + tâm Thông thiện.

3- Giải.

Câu lọc này có các trường hợp sau:

- Người bố thí, trì giới, cung kỉnh… bằng tâm thiện dục giới khi nhớ lại cũng bằng tâm thiện dục giới.

Hay vị Tỳkhưu hành pháp “niệm tâm Tứ niệm xứ”, nhớ lại tâm thiện trước đó của mình ….

Thiện năng duyên là: 8 tâm Đại thiện và 38 tâm sở hợp (khi làm cảnh).

Thiện sở duyên là: 8 đại thiện và 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần + Vô lượng phần).

Sở dĩ trừ Giới phần và Vô lượng phần, vì không có cảnh tương ứng cho chúng sinh lên.

- Người quy y Tam bảo, khi nhớ lại phát sinh hoan hỷ.

Thiên năng duyên là “tâm sở Tín”; thiện sở duyên là “4 tâm Đại thiện thọ hỷ và 33 tâm sở hợp”.

- Người giữ giới, khi nhớ lại phát sinh hoan hỷ.

Thiện năng duyên là “tâm sở giới phần”; thiện sở duyên là “4 tâm đại thiện thọ hỷ”.

- Phàm tam nhân và 3 Thánh quả Hữu học quán thấy “17 tâm thiện hiệp thế” là “vô thường, khổ, vô ngã”.

Thiện năng duyên là “ 17 tâm thiện hiệp thế và 38 tâm sở hợp”.

Thiện sở duyên là “4 đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp”.

- Hành giả chứng thiền hay an trú trong thiền. Khi xuất thiền, nhớ lại tầng thiền hay “ phản khán chi thiền”.

Thiện năng duyên là “9 tâm thiện Đáo đại và 35 tâm sở hợp (trừ Giới phần).

Thiện sở duyên là “8 tâm Đại thiện và 33 tâm sở hợp”.

- Bậc chứng Đạo (trừ 5 tâm Tứ Đạo), khi xuất khỏi lộ đạo, nhớ lại Đạo đã chứng đắc.

Thiện năng duyên là “15 tâm Đạo hữu học và 36 tâm sở hợp”.

Thiện sở duyên là “4 tâm Đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp”.

Sở dĩ năng duyên không có “5 tâm Tứ Đạo”, vì sau sátna Tứ Đạo là sátna Tứ quả. Kể từ đó trở đi vị ấy là bậc Thánh Alahán quả, vị Thánh Alahán không còn tâm thiện chỉ có tâm Duy tác, nên “tâm Tứ Đạo” không thể làm cảnh cho tâm thiện được”.

- Bậc Thánh hữu học khi nhớ lại tâm Gotrabhū (Chuyển tánh) hay tâm Tiến bậc (vodanā) cũng bằng tâm đại thiện có trí.

Thiện năng duyên ở đây là “4 tâm Đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp”

Thiện sở duyên là “4 đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp”.

- Người phàm tam nhân và 3 bậc Thánh hữu học đắc Tha tâm thông, biết được tâm thiện ha tâm Đạo vị khác bằng tâm thông thiện.

Thiện năng duyên ở đây là “8 tâm Đại thiện + 9 thiện Đáo Đạo + 15 tâm Đạo Hữu học và 38 tâm sở hợp”.

Thiện sở duyên ở đây là “tâm Thông thiện và 30 tâm sở hợp” [6] .

Hay là:

- Những uẩn thiện trợ giúp cho thần túc thông. Như trường hợp vị hành giả muốn bay trong hư không, vị ấy an trú tâm trong “đề mục gió”, đến “Ngũ thiền Sắc giới”, xuất ra, “hướng tâm đến tâm thiện với án xứ gió” rồi chú nguyện, nhập trở lại “Ngũ thiền với án xứ gió”, xuất khỏi Ngũ thiền Sắc giới, điều chú nguyện thành hiện thực ….

- Những uẩn thiện trợ giúp tâm Thông thiện theo cách “Túc mạng thông”. Tức là “vị ấy nhớ lại kiếp trước đã thực hiện thiện pháp như thế này, như thế này”…

- Những uẩn thiện trợ giúp cho “Tùy nghiệp thông thiện”. Như trường hợp vị chư thiên quán xét “Ta sinh lên thiên giới nhờ vào hạnh nghiệp như vầy, như vầy”…

- Những uẩn thiện trợ giúp cho “Vị lai thông”. Như trường hợp Đức Chánh giác thọ ký cho “một thiện gia nam tử”…

- Tâm thiện Không vô biên trợ cho tâm thiện Thức vô biên, với hành giả chứng đắc thiền Vô sắc với án xứ “Thức vô biên xứ”.

Khi hành giả đang tu tập thiền Vô sắc với án xứ này thì “ tâm Không vô biện là cảnh cho 2 tâm đại thiện thọ xả có trí”.

- Tâm thiện Vô sở hữu trợ cho 2 tâm đại thiện thọ xả có trí, với hành giả đang tu tập thiền Vô sắc với án xứ “Phi tưởng phi phi tưởng xứ”.

- Tâm thiện Vô sở hữu xứ trợ giúp cho tâm thiện Phi tưởng phi phi tưởng xứ, với vị chứng và trú thiền Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

 Câu lọc này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm (trừ cõi Vô tưởng).

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý với đổng lực thiện (kusalajavana).

- Giống: 9 cảnh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

Cảnh duyên tổng quát có 7 duyên hợp trợ, nhưng trong câu lọc này chỉ có 2 duyên hợp trợ là:

 - Năng duyên có pháp trưởng làm cảnh, nên có “cảnh trưởng duyên”.

- Năng duyên là nơi “nương của sở duyên”, nên có “cảnh cận y duyên”.

* Không hợp trợ.

- Năng duyên là danh pháp, nên không có 5 duyên: “ Cảnh vật sinh tiền y duyên”, “Cảnh sinh tiền duyên”, “Cảnh vật sinh tiền bất tương ưng duyên”, “Cảnh sinh tiền hiện hữu duyên” và “Cảnh sinh tiền bất ly duyên”.

Câu 2. Kusalo dhammo akusalassa dhammassa ārammaṇa paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp bất thiện bằng Cảnh duyên.

a- Định nghĩa.

Là “pháp thiện” “ làm cảnh trợ giúp pháp bất thiện sinh lên.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. 17 tâm thiện hiệp thế và 38 tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

c- Giải.

Thiện trợ bất thiện bằng cảnh duyên có các cách như sau:

- Người làm việc lành như bố thí, trì giới, cung kỉnh … khi nhớ lại có thể “tự hào về việc thiện” ấy. Đó là “ngã mạn”.

Hoặc “không hài lòng, vì việc lành ấy còn thiếu sót”, đó là Sân sinh khởi.

Hoặc “thích thú việc phước ấy”, đó là “tham sinh khởi”.

Hoặc “phân vân, không biết việc lành này có thật sự là thiện không”, đó là “nghi sinh khởi”.

Hoặc khi nhớ lại “việc thiện”, tâm miên man suy nghĩ. Đó là “phóng dật sinh khởi”.

 Thiện năng duyên là “8 tâm Đại thiện và 38 tâm sở hợp”.

Bất thiện sở duyên là “12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp”.

- Người đắc thiền khi xuất thiền nhớ lại rồi vui mừng hớn hở, phát sinh ngã mạn, tà kiến …

Thiện năng duyên là “9 tâm thiện Đáo đại và 35 tâm sở hợp”.

Bất thiện sở duyên là “12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp”.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý với đổng lực bất thiện.

- Giống: Giống cảnh.

 Duyên hợp và không hợp trợ.

Tương tự như câu lọc 1.

Câu 3. Kusalo dhammo byākatassa dhammassa ārammaṇa paccaya paccayo.

Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Cảnh duyên.

a- Định nghĩa.

Là “pháp thiện làm cảnh, trợ giúp pháp vô ký sinh lên”.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Là 37 tâm thiện và 38 tâm sở (khi làm cảnh).

Vô ký sở duyên. Là 26 tâm vô ký = Tâm Hướng ý môn + 11 tâm Na cảnh + 8 tâm Đại hạnh + tâm Sinh tiếu + tâm Thông duy tác + tâm quả Thức vô biên xứ + tâm Duy tác Thức vô biên xứ + tâm quả Phi tưởng phi phi tưởng xứ + tâm Duy tác phi tưởng phi phi tưởng xứ và 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần + Vô lương phần).

c- Giải.

Trong câu lọc này có các cách thức như sau:

a’ - Người làm việc thiện, khi nhớ lại có thể phát sinh tâm thiện, hoặc phát sinh tâm bất thiện.

Sau 7 sátna đổng lực (hoặc thiện hoặc bất thiện), tiếp theo là 2 sátna tâm Na cảnh.

Trong trường hợp này:

Thiện năng duyên là “8 tâm đại thiện và 38 tâm sở hợp”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn và 11 tâm Na cảnh”.

b’- Vị Thánh Alahán nhớ lại các thiện nghiệp của mình đã tạo, hoan hỷ mĩm cười.

Thiện năng duyên là “8 tâm Đại thiện và 36 tâm sở hợp”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + tâm Sinh tiếu + 4 tâm Đại hạnh thọ hỷ”.

c’- Vi đắc thiền hay an trú trong thiền, khi xuất thiền nhớ lại chi thiền hay tâm thiền đã đắc chứng.

Thiện năng duyên là “9 tâm thiện Đáo đại và 35 tâm sở hợp”.

Vô ký sở duyên là “Tâm Hướng ý môn”.

d’- Vị Thánh Alahán nhớ lại các tầng thiền, hay chi thiền đã đắc chứng trước khi thành bậc Lậu tận.

Thiện năng duyên là “9 tâm thiện Đáo đại và 35 tâm sở hợp”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + 8 tâm Đại hạnh”.

e’- Vị Thánh hữu học khi chứng Đạo hữu học, tiếp theo lộ đắc đạo là lộ phản khán Đạo.

Thiện năng duyên là “15 tâm đạo Hữu học và 36 tâm sở hợp”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn”.

f’- Vị Alahán vừa đắc đạo nhớ lại tâm Đạo.

Thiện năng duyên là “5 tâm Tứ Đạo”.

Vô ký sở duyên là “ tâm Hướng ý môn + 4 tâm Đại hạnh có trí”.

g’- Bậc Alahán quán xét tâm thiện của mình hay của người khác trong ba thời.

Thiện năng duyên là “8 đại thiện và 38 tâm sở hợp”.

Thiện sở duyên là “ tâm Hướng ý môn + 4 tâm Đại hạnh có trí”.

h’- Vị Alahán quán sát tâm thiện của mình hay của người khác bằng vô thường, khổ não, vô ngã.

i’- Vị Alahán quán xét tâm thiện người khác bằng Tha tâm thông.

Thiện năng duyên là “8 tâm thiện và 38 tâm sở hợp”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + tâm Thông Duy tác”.

k’ - Vị Thánh Alahán nhớ lại “các thiện pháp ở quá khứ” bằng “Túc mạng thông” (chi pháp tương tự như trên).

m’- Vị chứng thiền “Không vô biên xứ” trước khi chứng Alahán. Khi chứng quả Alahán, vị Thánh Alahán tu tập và chứng thiền “Thức vô biên xứ”.

Thiện năng duyên là “tâm thiện Không vô biên xứ và 30 tâm sở hợp”.

Vô ký sở duyên là “tâm Duy tác Thức vô biên xứ”.

n’- Tương tự như thế. “Tâm thiện Vô sở hữu xứ trợ giúp cho tâm Hạnh Phi tưởng phi phi tưởng xứ” sinh lên.

Vào thời tục sinh:

* Tâm thiện Không vô biên xứ trợ cho tâm quả Thức vô biên xứ sinh lên làm việc Tục sinh.

* Tâm thiện Vô sở hữu xứ trợ cho tâm quả Phi tưởng phi phi tưởng xứ sinh lên làm việc tục sinh.

Trong phần sở duyên không có “tâm Hướng ngũ môn + 2 tâm Tiếp thu + năm đôi thức”, vì cảnh ở đây là “danh pháp”.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 thánh quả.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý chót Na cảnh, lộ phản khán, lộ tu quán, lộ cận tử thiện nhân, lộ nhập thiền hạnh, lộ hiện thông hạnh … Tùy trường hợp.

- Giống: Giống cảnh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Tương tự như 2 câu trên.

Câu 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa ārammaṇa paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Cảnh duyên.

a- Định nghĩa.

Là “pháp bất thiện làm cảnh, trợ giúp cho pháp bất thiện sinh lên”.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên Tất cả pháp bất thiện.

Bất thiện sở duyên. Tất cả pháp bất thiện.

c- Giải.

Câu lọc này có các cách như sau:

a’- Người có khuynh hướng tham ái, khi nhớ đến thì:

* Tham ái sinh lên, như người “tà hạnh trong dục lạc”, “trộm cắp”… khi nhớ lại thì khởi sinh tâm Tham. Hoặc

* Sân hận sinh lên, như người thích hưởng thụ nhưng không toại nguyện, khi nhớ đến “phẫn nộ” sinh lên”.

* Phát sinh Tà kiến, như “cho rằng tham luyến như vầy, như vầy “ là không có tội.

* Hoài nghi sinh lên, Phóng dật sinh lên …

Bất thiện năng duyên là “4 tâm Tham không có Tà kiến và 21 tâm sở hợp”.

Bất thiện sở duyên là “12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp”.

b’- Người có khuynh hướng Tà kiến, khi nhớ đến thì có thể phát sanh Tà kiến, Hoài nghi …

Bất thiện năng duyên là “4 tâm Tham hợp tà kiến và 21 tâm sở hợp”.

Bất thiện sở duyên là “tất cả pháp bất thiện”.

c’- Khi nhớ đến hoài nghi cũng có thể hoài nghi, phóng dật sinh lên.

Bất thiện năng duyên là “tâm Si hợp hoài nghi và 15 tâm sở hợp”.

Bất thiện sở duyên là “4 tâm Tham ly tà + 2 tâm Sân + 2 tâm Si và 26 tâm sở hợp (trừ Tà kiến)”.

d’- Khi nhớ đến chuyện buồn có thể phát sanh ưu, tà kiến, hoài nghi, phóng dật.

Bất thiện năng duyên là “2 tâm Sân và 22 tâm sở hữu”.

Bất thiện sở duyên: Tất cả pháp bất thiện.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý môn.

- Giống: Giống cảnh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Giống như ba câu trên.

Câu 5. Akusalo dhammo kusalassa dhammassa ārammaṇa paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp thiện bằng Cảnh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện làm cảnh, trợ giúp cho pháp thiện sinh lên”

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. Tất cả pháp bất thiện.

Bất thiện sở duyên. 8 tâm Đại thiện + 36 tâm sở hợp (trừ Vô lượng phần) + tâm thông thiện.

c - Giải.

Có các cách như sau:

a’- Người biết tham, sân, si là phiền não muốn diêt trừ nhưng chưa trừ được, chỉ có thể tạm trừ. Là dùng tâm thiện đẩy lui tâm bất thiện.

Như hành giả hành pháp “niệm tâm trong tâm”.

Bất thiện năng duyên: Tất cả pháp bất thiện (làm cảnh).

Thiện sở duyên: 8 tâm Đại thiện và 36 tâm sở hợp.

b- Bậc Thánh hữu học nhớ lại phiền não đã sát trừ hay phiền não còn lại trong lộ phản khán Đạo.

Bất thiện năng duyên: Pháp bất thiện.

Thiện sở duyên: 8 tâm Đại thiện và 36 tâm sở hợp.

c’- Người hành thiền Tứ Niệm xứ quán pháp bất thiện khởi lên.

Bất thiện năng duyên: Pháp bất thiện.

Thiện sở duyên: 4 tâm Đại thiện có trí.

d’- Tha tâm thông thiện biết tâm bất thiện của người khác.

- Bất thiện năng duyên: Tâm bất thiện của người khác đã và đang sinh.

- Thiện sở duyên là “tâm Thông thiện”.

e’- Những uẩn bất thiện, trợ cho tâm thông thiện như Túc mạng thông , Tiền nghiệp thông, Vị lai thông ..

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý, lộ phản khán, lộ quán xét, lộ hiện thông, tùy trường hợp.

- Giống: Giống cảnh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Không có.

Câu 6. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa ārammaṇa paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Cảnh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện làm cảnh trợ giúp pháp vô ký sinh lên”.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp khi làm cảnh.

Vô ký sở duyên. Là 22 tâm = 11 tâm Na cảnh + 10 duy tác dục giới [7]  (trừ tâm Hướng ngũ môn) + tâm Thông duy tác và 33 tâm sở hợp.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Sau lộ chứng Thánh đạo Alahán, tiếp theo là lộ “phản khán”. Bấy giờ vị Thánh Alahán “xem xét” lại “phiền não đã sát trừ”.

Hoặc trong thời bình nhật, vị Thánh Alahán “xem xét” lại tất cả pháp bất thiện đã sát trừ

Bất thiện năng duyên là “các tâm sở: Tham, si, ngã mạn, hôn trầm, phóng dật, vô tàm, vô quý làm cảnh” (trong lộ phản khán phiền não đã sát trừ).

Hay: Bất thiện năng duyên là “12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp làm cảnh”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + 8 tâm Đại hạnh và 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần + Vô lượng phần)”.

b’- Vị Alahán quán bất thiện pháp bằng cách vô thường, khổ não, vô ngã.

Bất thiện năng duyên là “pháp bất thiện đã từng sanh và của người khác đang sanh”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + 4 tâm Đại hạnh có trí và 33 tâm sở hợp”.

c’- Tha tâm thông hạnh của vị Alahán biết tâm bất thiện của người khác.

Bất thiện năng duyên là “pháp bất thiện làm cảnh”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + Tha tâm thông duy tác và 33 tâm sở hợp”.

d’- Bậc Thánh hữu học quán pháp bất thiện bằng vô thường, khổ não, vô ngã. Sau khi 7 sátna đổng lực thiện diệt, tiếp theo là 2 tâm Na cảnh sinh lên, nhận pháp bất thiện làm cảnh (trong lộ chót Na cảnh).

Bất thiện năng duyên là “pháp bất thiện”.

Vô ký sở duyên là “11 tâm Na cảnh”.

e’- Người có khuynh hướng bất thiện, khi nhớ đến bất thiện có thể phát sanh bất thiện như tham, tà kiến … khi tâm đổng lực bất thiện diệt rồi, tâm Na cảnh sanh lên.

Bất thiện năng duyên là “pháp bất thiện làm cảnh”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + 11 tâm Na cảnh”.

f- Vị Thánh Alahán khi nhớ đến những pháp bất thiện đã diệt trừ, hoan hỷ mĩm cười.

Bất thiện năng duyên là “pháp bất thiện làm cảnh”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + 5 tâm Hạnh Dục giới thọ hỷ và 33 tâm sở hợp”.

g- Những uẩn bất thiện trợ cho tâm Thông duy tác, như Sanh tử thông, Túc mạng thông, Tiền nghiệp thông … của vị Thánh Alahán, hay tâm Hướng ý môn bằng cảnh duyên.

Bất thiện năng duyên: Tất cả pháp bất thiện.

Vô ký sở duyên: Tâm thông Hạnh + tâm Hướng ý môn và 33 tâm sở hợp.

Trong câu lọc này “danh pháp làm cảnh”, nên không có tâm Hướng ngũ môn + 2 tâm Tiếp thu.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh quả.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý, lộ phản khán phiền não, lộ chót Na cảnh, lộ hiện thông tùy theo từng trường hợp.

- Giống: Giống cảnh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Không có.

Câu 7. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa ārammaṇa paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Cảnh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký làm cảnh trợ giúp pháp vô ký sinh lên.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. Pháp vô ký.

Vô ký sở duyên. 36 tâm vô ký Dục giới [8]  + tâm quả và Duy tác Thức vô biên xứ + tâm quả và Duy tác Phi tưởng phi phi tưởng xứ + 20 tâm quả Siêu thế + tâm Thông duy tác và 36 tâm sở hợp (trừ Vô lượng phần).

c- Giải.

Câu lọc này có các cách như sau:

a’- Vị Thánh Alahán phản khán tâm quả Alahán đã đắc trong lộ phản khán Tứ Đạo.

Vô ký năng duyên là “5 tâm quả Alahán và 36 tâm sở hợp làm cảnh”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + 4 tâm Đại hạnh có trí và 33 tâm sở hợp”.

b’- Nípbàn là cảnh trợ cho tâm Hướng ý môn + 20 tâm quả Siêu thế .

Vô ký năng duyên là “Nípbàn là cảnh”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + 20 tâm quả Siêu thế”.

c’- Vị Thánh Alahán phản khán Nípbàn trong lộ phản khán.

Vô ký năng duyên là “Nípbàn làm cảnh”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + 4 tâm Đại hạnh có trí”.

d’- Vị Thánh Alahán quán sáu sắc vật là: Nhãn vật, Nhĩ vật, Tỷ vật, Thiệt vật, Thân vật và sắc Ý vật; bảy sắc cảnh là: Sắc, thinh, mùi, vị và xúc theo vô thường, khổ não, vô ngã.

Vô ký năng duyên là “6 sắc hữu vật + 7 sắc cảnh khi làm cảnh”.

Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn + 4 tâm Đại hạnh có trí và 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần + Vô lượng phần).

e’- Vị Alahán thấy sắc bằng thiên nhãn.

Vô ký năng duyên: Sắc xa, gần, thô, tế, trống, kín … đều bị thấy tức là thành cảnh sắc.

Vô ký sở duyên là “tâm hạnh Thiên nhãn thông”.

Hay vị Thánh Alahán thấy sắc.

Vô ký năng duyên là “sắc cảnh sắc”.

Vô ký sở duyên là “2 tâm Hướng môn + 2 tâm Tiếp thu + 3 tâm Quan sát + 9 đổng lực duy tác Dục giới [9]  và 33 tâm sở hợp”

f’- Vị Thánh Alahán nghe tiếng bằng Thiên nhĩ thông hạnh hay nghe tiếng theo thông thường..

g’- Vị Alahán biết tâm vô ký (luôn cả những tâm quả tục sinh) người khác bằng Tha tâm thông hạnh.

Những uẩn vô ký trợ tâm Thông hạnh như: Túc mạng, Sinh tử thông … và tâm Hướng ý môn.

h’- Tâm hạnh Không vô biên xứ trợ tâm hạnh Thức vô biên xứ.

Là vị Thánh Alahán, tu thiền vô sắc chứng hay trú thiền Thức vô biên xứ.

Vô ký năng duyên là “tâm hạnh Không vô biên xứ làm cảnh”.

Vô ký sở duyên là “tâm hạnh Thức vô biên xứ và 30 tâm sở hợp”.

i’- Tâm hạnh Thức vô biên trợ tâm hạnh Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

k’- Bảy sắc cảnh trợ cho năm giới thức như: sắc cảnh sắc trợ cho Nhãn thức …

 Vô ký năng duyên là “7 sắc cảnh”.

Vô ký sở đuyên là “2 tâm Hướng môn + 5 đôi thức + 2 tâm Tiếp thu + 3 tâm Quan sát + 11 tâm Na cảnh và 12 tâm sở hợp”.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 thánh quả.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Năng duyên có ở thời bình nhật; sở duyên có cả ba thời.

- Lộ tâm: Lộ ngũ môn, lộ ý môn.

- Giống: Giống cảnh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng duyên có pháp trưởng nên có Cảnh trưởng duyên.

- Năng duyên là pháp nương tựa của sở duyên, nên có “Cảnh cận y duyên”.

- Năng duyên có sắc vật làm cảnh, nên có 5 duyên: “Cảnh sinh tiền duyên”, “Cảnh sinh tiền y duyên”, “Cảnh sinh tiền hiện hữu duyên”, “Cảnh sinh tiền bất ly duyên”, Cảnh vật sinh tiền bất tương ưng duyên”.

Như vậy có 6 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

Không có.

Câu 8. Abyākato dhammo kusalassa dhammassa ārammaṇa paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp thiện bằng Cảnh duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký làm cảnh giúp cho pháp thiện sinh lên và được vững mạnh”.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 67 tâm vô ký (20 tâm duy tác + 47 tâm quả) [10]  (trừ 5 tâm quả Alahán) và 36 tâm sở + sắc pháp + Nípbàn.

Vô ký sở duyên. 29 tâm (8 tâm Đại thiện + 20 tâm đạo + tâm Thông thiện) + 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần và Vô lượng phần).

c- Giái.

Có các cách như sau:

a’- Bậc Thánh Hữu học phản khán tâm quả Siêu thế bằng tâm Đại thiện có trí.

Vô ký năng duyên là “15 tâm quả Siêu thế hữu học và 36 tâm sở hợp làm cảnh”.

Thiện sở duyên là “4 tâm Đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp”

b’- Bậc Thánh hữu học phản khán Nípbàn bằng tâm thiện Dục giới có trí.

Vô ký năng duyên là “Nípbàn làm cảnh”.

Thiện sở duyên là “4 tâm Đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp”

c’- Nípbàn trợ giúp tâm Chuyển tánh (gotrabhū) hay tâm Tiến bậc (vodanā) và tâm Đạo bằng cảnh duyên.

Vô ký năng duyên là “Nípbàn làm cảnh”.

Thiện sở duyên là “4 tâm Đại thiện có trí + 20 tâm Đạo”.

d’- Bậc Thánh hữu học và phàm nhân quán sát sáu sắc hữu vật, bảy sắc cảnh, bốn danh uẩn vô ký theo Vô thưởng, khổ não và vô ngã.

Vô ký năng duyên là “sáu sắc vật + 7 sắc cảnh + tâm vô ký và tâm sở hợp”.

Thiện năng duyên là “4 tâm Đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp”.

e’- Bậc Thánh Hữu học và phàm tam nhân đắc Thiên nhãn thông, thấy các sắc bằng tâm Thông thiện.

- Bậc Thánh Hữu học và phàm tam nhân đắc Thiên nhĩ thông, nghe các tiếng bằng tâm Thông thiện.

- Bậc Thánh Hữu học và phàm tam nhân đắc Tha tâm thông, biết tâm vô ký người khác bằng tâm Thông thiện.

- Những uẩn vô ký trợ giúp Túc mạng thông bằng cảnh duyên.

- Những uẩn vô ký trợ giúp Vị lai thông bằng cảnh duyên.

- Những uẩn vô ký trợ Tiền nghiệp thông bằng cảnh duyên …

Tổng quát:

Vô ký năng duyên là “tâm vô ký và tâm sở hợp + sắc pháp” (tùy trường hơp.

Thiện sở duyên là “tâm Thông thiện và 33 tâm sở hợp”.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 Thánh hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý, lộ phản khán, lộ quan sát, lộ đắc đạo, lộ hiện thông tùy trường hợp.

- Giống: Giống cảnh.

Sở dĩ có 4 người Đạo vì sở duyên có “20 tâm Đạo”.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng duyên có pháp trưởng nên có Cảnh trưởng duyên.

- Năng duyên là pháp nương tựa của sở duyên, nên có “Cảnh cận y duyên”.

- Năng duyên có sắc vật làm cảnh, nên có 5 duyên: “Cảnh sinh tiền duyên”, “Cảnh sinh tiền y duyên”, “Cảnh sinh tiền hiện hữu duyên”, “Cảnh sinh tiền bất ly duyên”,Cảnh vật sinh tiền bất tương ưng duyên”.

Như vậy có 6 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

Không có.

Câu 9. Abyākato dhammo akusalassa dhammassa ārammaṇa paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng Cảnh duyên.

a- Định nghĩa.

 Pháp vô ký làm cảnh trợ giúp pháp bất thiện sinh lên và được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. Tâm vô ký hiệp thế [11]  và 35 tâm sở hợp (trừ Giới phần)  [12] + sắc pháp.

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp.

c- Giải.

Có các cách thức như sau:

a’- Người nhớ lại sắc, thinh, hương, vị, xúc, hay nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân sắc Ý vật, thân biểu tri , ngữ biểu tri … phát sinh tham, sân, si, tà kiến, hoài nghi, phóng dật.

Vô ký năng duyên là “sắc pháp đang làm cảnh”.

Bất thiện sở duyên là “tâm bất thiện và tâm sở hợp”.

b’- Người nhớ lại những sự “thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng”, có thể phát sinh tham, sân, mạn, tà kiến, ưu …

Vô ký năng duyên là “Nhãn thức, Nhĩ thức …. đang làm cảnh”

Bất thiện sở duyên là “tâm bất thiện và tâm sở hợp”.

c’- Người nghĩ đến quả lành của thiện nghiệp, có thể phát sinh tham, mạn, ưu …

Vô ký năng duyên là “các tâm quả thiện hay tâm quả bất thiện và tâm sở hợp đang làm cảnh”.

Bất thiện năng duyên là “tâm bất thiện và tâm sở hợp ”.

d’- Phàm nhân khi nghĩ đến “những tâm Duy tác của bậc Thánh Alahán”, có thể phát sinh tham, nghi, phóng dật …

Vô ký năng duyên là “tâm Duy tác hữu nhân và tâm sở hợp”.

Bất thiện sở duyên là “tâm bất thiện và tâm sở hợp”.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ môn và lộ ý môn.

- Giống: Giống cảnh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Tương tự như câu 7.

3 -Trưởng duyên.

(Adhipati paccayo).

Trưởng duyên chia rộng có ba duyên là:

Cảnh trưởng duyên, Đồng sinh trưởng duyên và Cảnh vật sinh tiền trưởng duyên.

Riêng Cảnh vật sinh tiền trưởng duyên là sắc Ý vật sinh trước và làm cảnh tốt cho tâm sanh sau nên thuộc về một trong chi pháp của Cảnh trưởng duyên.

A- Cảnh trưởng duyên

(Ārammaṇādhipati paccayo).

Cảnh cận y duyên có chi pháp trùng với Cảnh trưởng duyên.

Định nghĩa.

Cảnh trưởng duyên “là cảnh lớn trội, trợ giúp các pháp khác sinh khởi và được vững mạnh”.

Chi pháp .

Năng duyên. Nípbàn + 116 tâm (trừ 2 tâm Sân + 2 tâm Si + tâm Thân thức thọ khổ) và 47 tâm sở hợp (trừ Sân phần + tâm sở Hoài nghi) + 18 hiển sắc (nipphannarūpa) làm thành cảnh tốt ba thời theo người ưa thích.

Sở duyên. 60 tâm [13]  và 45 tâm sở hợp (trừ Sân phần + tâm sở Hoài nghi + Vô lượng phần).

Phi sở duyên. Nípbàn + chế định + sắc pháp + 81 tâm hiệp thế và tâm sở hợp khi không nhận cảnh không tốt.

Duyên rộng chia từ duyên hẹp ra thì không có câu lọc trong chánh tạng.

Theo đây bằng cách chia rộng thì những duyên đã chia có câu lọc như trong kinh đã dạy.

Cảnh trưởng duyên với tam đề thiện.

Có bảy câu lọc.

Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa ārammaṇadhipati paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Cảnh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là “pháp thiện làm cảnh trưởng trợ giúp pháp thiện sinh lên và được vững mạnh”.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. 32 tâm thiện (trừ 5 tâm Tứ đạo)  [14]  và 38 tâm sở hợp.

Thiện sở duyên. 8 tâm Đại thiện và 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần và Vô lượng phần).

c- Giải.

Năng duyên không có 5 tâm Tứ đạo là vì: Tâm tứ Đạo chỉ có thể làm cảnh trưởng cho bậc Alahán, mà bậc Alahán không còn “thiện hay bất thiện”.

Sở duyên chỉ có 8 tâm Đại thiện, vì:

- Các tâm thiện Đáo đại (trừ tâm thiện Thức vô biên xứ và tâm thiện Phi tưởng phi phi tưởng xứ) chỉ bắt cảnh Chế định.

- Tâm thiện Thức vô biên xứ nhận cảnh là “tâm thiện Không vô biên xứ đã diệt” làm cảnh, trong trường hợp này “tâm Không vô biên xứ không thể là cảnh trưởng cho “tâm Thức vô biên xứ”.

Tâm Không vô biên xứ chỉ có thể là “cảnh trưởng” với tâm Đại thiện.

- Tương tự như thế với tâm thiện Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Tâm thiện Phi tưởng phi phi tưởng xứ nhận cảnh là “các hành đã diệt của tâm thiện Vô sở hữu xứ”.

Tâm thiện Vô sở hữu xứ chỉ có thể làm cảnh trưởng cho 8 tậm Đại thiện, không là cảnh trưởng của tâm thiện Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

- 20 tâm Đạo chỉ nhận Nípbàn làm cảnh mà thôi. Tiêu đề ở đây là “pháp thiện làm cảnh trưởng”.

- Sở duyên không có Giới phần và Vô lượng phần, vì không có cảnh tương ứng cho 5 tâm sở này sinh lên.

Có các cách như sau:

a’- Người bố thí, thọ trì ngũ giới, thanh tịnh giới rồi nhớ lại, hoan hỷ bằng tâm tốt đẹp.

Thiện năng duyên: 8 tâm Đại thiện và 36 tâm sở hợp”.

Thiện sở duyên: 8 tâm Đại thiện và 33 sở hữu”.

b’- Người nhớ lại “tâm thiện” trước đây của mình, phát sinh tâm thiện.

Thiện năng duyên: 17 tâm thiện hiệp thế và 38 tâm sở hợp”.

Thiện sở duyên: 8 tâm Đại thiện và 33 tâm sở hợp”.

c’- Khi xuất thiền nhớ lại thiền mình đã đắc bằng tâm tốt.

Thiện năng duyên: 9 tâm thiện Đáo đại và 35 tâm sở hợp (trừ Giới phần)”.

Thiện sở duyên là: 8 tâm Đại thiện Dục giới và 33 tâm sở hợp”.

d’-Bậc Thánh hữu học “xem xét” tâm Chuyển tộc (gotrabhū) hay tâm Tiến bậc (vodanā).

Thiện năng duyên: 4 tâm Đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp”.

Thiện sở duyên: 8 tâm Đại thiện và 33 tâm sở hợp”.

e’- Vị Thánh Hữu học “xem xét”Đạo vừa chứng đắc trong lộ phản khán”.

Thiện năng duyên: 15 tâm Đạo hữu học và 36 tâm sở hợp”.

Thiện sở duyên: 4 tâm Đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp”.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý, lộ phản khán thiền, lộ phản khán “Chuyển tánh”, lộ phản khán Tiến bậc, lộ phản khán Đạo (tùy trường hợp).

- Giống: Giống cảnh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Cảnh trưởng duyên có 7 duyên hợp trợ. Trong câu lọc này có:

* Hợp trợ.

- Năng duyên làm cảnh trưởng cho sở duyên, nên có “Cảnh duyên”.

- Năng duyên giúp cho sở duyên vững mạnh, nên có “Cảnh cận y duyên”.

 Như vậy có 2 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng duyên là danh pháp, nên không có 5 duyên: “Cảnh vật sinh tiền y duyên”, “Cảnh sinh tiền duyên”, “Cành vật sinh tiền bất tương ưng duyên”, “Cảnh vật sinh tiền hiện hữu duyên” “Cảnh sinh tiền bất ly duyên”

Câu 2. Kusalo dhammo akusalassa dhammassa ārammaṇā dhipatipaccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp bất thiện bằng Cảnh trưởng duyên.

a-Định nghĩa.

Là pháp thiện làm cảnh trưởng trợ giúp pháp bất thiện sinh lên được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. 17 tâm thiện hiệp thế và 38 tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên. 8 tâm Tham và 22 tâm sở hợp.

c - Giải.

Có các cách như sau:

a’- Người bố thí, trì giới, cung kỉnh … khi nhớ đến phát sinh ngã mạn hay tà kiến.

b’- Người ưa thích thiện khi nhớ đến phát sinh tham ái, tà kiến, hay ngã mạn ...

Thiện năng duyên: 8 tâm thiện Dục giới và 38 tâm sở hợp”.

Bất thiện sở duyên: 8 tâm Tham và 22 tâm sở hợp.

c’- Khi xuất thiền, thỏa thích với thiền mình vừa đắc có thể phát sinh tham ái, tà kiến ...

Thiện năng duyên: 9 thiện Đáo đại + 35 tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên: 8 tâm Tham và 22 tâm sở hợp.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý.

- Giống: Giống cảnh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Tương tự như trên.

Câu 3. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa ārammaṇā dhipatipaccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Cảnh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện làm cảnh trưởng, trợ giúp pháp vô ký sinh lên được vững mạnh.

b – Chi pháp.

Thiện năng duyên. 5 tâm Tứ đạo và 36 tâm sở hợp.

Vô ký sở duyên. 4 tâm Đại hạnh có trí và 33 tâm sở hợp.

c- Giải.

- Vị ThánhAlahán sau khi đắc đạo “xem xét” lại tâm Tứ đạo vừa đắc.

Câu này đối với.

- Người: Người Tứ quả.

- Cõi: 26 cõi vui hữu tâm (trừ 4 cõi khổ).

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ phản khán đạo.

- Giống: Giống cảnh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Tương tự như trên.

Câu 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa ārammaṇa dhipatipaccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Cảnh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện làm cảnh trưởng, trợ cho pháp bất thiện sinh lêrn, được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. 8 tâm Tham và 22 tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên. 8 tâm Tham và 22 tâm sở hợp.

c- Giải.

Câu lọc này có các cách như sau:

- Người thường tham ái khi nhớ lại phát sinh tham ái, tà kiến, ngã mạn.

- Người ưa thích tà kiến nhớ lại phát sinh tà kiến, tham ái.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý, lộ phản khán bất thiện.

- Giống: Giống cảnh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Giống như trên.

Câu 5. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa ārammaṇā dhipatipaccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Cảnh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký làm cảnh trưởng trợ giúp pháp vô ký sinh lên được vững mạnh.

b- Chi pháp.

 Vô ký năng duyên. 5 tâm quả Alahán và 36 tâm sở hợp + Nípbàn.

Vô ký sở duyên. 4 tâm Đại hạnh có trí + 20 tâm quả Siêu thế và 36 tâm sở hợp.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Vị Alahán vừa đắc đạo xong, “xem xét” lại quả Alahán và Nípbàn bằng cách chăm chú đặc biệt trong lộ phản khán.

Vô ký năng duyên.: 5 tâm Tứ quả và 36 tâm sở hợp.

Vô ký sở duyên: Tâm Hướng ý môn + 4 tâm Đại hạnh có trí và 33 tâm sở hợp.

b’- Nípbàn trợ cho 20 quả Siêu thế sinh lên.

 Câu này đối với.

- Người: Tứ quả.

- Cõi: 26 cõi vui hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý, lộ phản khán Đạo, lộ đắc đạo, lộ nhập thiền quả.

- Giống: Giống cảnh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Như trên.

Câu 6. Abyākato dhammo kusalassa dhammassa ārammaṇā dhipatipaccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp thiện bằng Cảnh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký làm cảnh trưởng trợ giúp pháp thiện sinh lên được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 15 tâm quả Siêu thế hữu học và 36 tâm sở hợp + Nípbàn.

Thiện sở duyên. 4 tâm Đại thiện có trí + 20 tâm Đạo và 36 tâm sở hợp (trừ Vô lượng phần).

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Bậc Thánh hữu học phản khán quả Siêu thế hữu học và Nípbàn bằng cách chăm chú đặc biệt trong lộ phản khán Đạo.

Vô ký năng duyên: 15 tâm quả Siêu thế hữu học và 36 tâm sở hợp + Nípbàn (làm cảnh trưởng).

Thiện sở duyên: 4 tâm Đại thiện có trí và 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần và Vô lượng phần) nơi tâm bậc Thánh hữu học.

b’- Nípbàn trợ cho tâm Chuyển tánh (Gotrabhū), tâm Tiến bậc (Vodanā) và 15 tâm Đạo hữu học.

Vô ký năng duyên: Nípbàn làm cảnh trưởng.

Thiện sở duyên: 4 tâm Đại thiện có trí + 15 tâm Đạo hữu học và 36 tâm sở hợp, nơi tâm bậc Thánh hữu học.

Trường hợp tâm Chuyển tánh thì có nơi tâm phàm Tam nhân.

 Câu này đối với.

- Người: Phàm tam nhân + 4 người Đạo + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi vui hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: lộ ý, lộ phản khán Đạo, lộ đắc đạo.

- Giống: Giống: cảnh.

Có người phàm tam nhân, chỉ cho Nípbàn trợ giúp cho tâm Chuyển tánh (Gotrabhū).

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Tương tự như trên.

Câu 7. Abyākato dhammo akusalassa dhammassa ārammaṇā dhipatipaccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng Cảnh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký làm thành cảnh tốt, trợ giúp pháp bất thiện sinh lên và vững mạnh.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. 18 sắc hiển lộ (nipphannarūpa) làm thành cảnh tốt + 51 tâm vô ký hợp thế  [15]  (trừ Thân thức thọ khổ) và 35 tâm sở hợp (trừ Giới phần).

Bất thiện sở duyên. 8 tâm Tham và 22 sở hữu hợp.

c- Giải.

Danh pháp vô ký làm thành cảnh trưởng, phải là danh pháp tốt đẹp, chí ít cũng phải là thọ xả.

Riêng tâm Thân thức thọ khổ không có được điều này, nên tâm Thân thức thọ khổ không là năng duyên trong cảnh trưởng duyên.

Những tâm quả Siêu thế có thể trở thành cảnh trưởng, để nhận “những tâm quả Siêu thế làm cảnh trưởng” phải là tâm Đại thiện có trí hay tâm Đại hạnh có trí, nhưng ở đây “sở duyên” là pháp bất thiện. Nên năng duyên không có “những tâm quả Siêu thế”.

Trong câu lọc này có các cách như sau:

a’- Người ưa thích ngũ trần hoặc nhãn, nhĩ, tỷ…, có ý chấp trước thời tham ái, tà kiến cũng phát sanh.

Vô ký năng duyên: 18 sắc hiển lộ làm cảnh trưởng.

Bất thiện sở duyên: 8 tâm Tham và 22 tâm sở hợp.

b’- Người ưa thích những quả an lạc của thiện nghiệp, có ý chấp trước thời tham ái, tà kiến, ngã mạn … có thể phát sinh.

Vô ký năng duyên: Các tâm quả thiện và tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên: 8 tâm Tham và 22 tâm sở hợp.

c’- Người có ý chấp trước những quả bất lạc, khi nhận chúng làm cảnh có thể phát sinh tham.

Như những đạo sĩ khổ hạnh, hay những ngưởi khi nhận cảnh “sắc xấu”, có thể khởi tham.

Hoặc như những hành giả “niệm thể trược”.

Hoặc khi nhận cảnh xấu, có thể khởi lên sự “ao ước” thoát khỏi cảnh không an vui …

Vô ký năng duyên: những tâm quả bất thiện và tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên: 8 tâm Tham và 22 tâm sở hợp.

d’- Với những vị có Tha tâm thông, biết được những tâm Duy tác của bậc Thánh Alahán [16] , sau đó có thể khởi tâm Tham.

Vô ký năng duyên: 17 tâm Duy tác hữu nhân và 35 tâm sở hợp.

Bất thiện sở duyên: 8 tâm Tham và 22 tâm sở hợp.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ý, lộ ngũ.

- Giống: Giống cảnh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng duyên làm cảnh cho sở duyên, nên có “Cảnh duyên”.

- Năng duyên làm cảnh tốt đẹp, giúp cho sở duyên vững mạnh, nên có “Cảnh cận y duyên”.

- Năng duyên có sắc vật, nên có “Cảnh sinh tiền duyên”,“Cảnh vật sinh tiền y duyên”.

- Năng duyên là sắc pháp, sở duyên là danh pháp, nên có “Cảnh vật sinh tiền bất tương ưng duyên”.

- Năng là sắc pháp, sở là danh pháp. Năng và sở cùng có mặt, nên có “Cảnh vật sinh tiền hiện hữu duyên”, “Cảnh vật sinh tiền bất ly duyên”, “Cảnh sinh tiền hiện hữu duyên” và “Cảnh sinh tiền bất ly duyên”.

* Không hợp trợ.

Không có.

Chú thích.

- Cảnh cận y duyên trùng với Cảnh trưởng duyên, vì có chi pháp như nhau.

Cảnh vật sinh tiền duyên nằm trong câu lọc này nhưng chi pháp như sau:

Vô ký năng duyên: sắc Ý vật trong khi thành cảnh tốt.

Bất thiện sở duyên: 8 tâm tham khi cận tử và 22 tâm sở hợp.

B- Đồng sinh trưởng duyên.

(Sahajātādhipati paccayo).

 Định nghĩa.

Gọi là “trưởng”. vì năng duyên là pháp “vượt trội”.

Gọi là “đồng sinh” vì năng và sở cùng sinh lên.

Đồng sinh trưởng duyên là “pháp lớn mạnh trợ giúp pháp khác sinh lên được vững mạnh, đồng thời cả năng và sở đều cùng sinh lên”.

 Chi pháp.

a- Năng duyên. Là một trong 4 pháp trưởng: Dục, cần, tâm, thẩm có trong tâm Đổng lực (javanacitta) nhị nhân và tam nhân (trừ tâm Si).

Được phân như sau:

Năng duyên nhất định: Là một trong tứ trưởng có trong 58 tâm: 9 tâm thiện Đáo đại + 9 tâm Duy tác Đáo đại + 40 tâm Siêu thế.

Năng duyên bất định: Là một trong tứ trưởng có trong 10 tâm bất thiện (trừ hai tâm Si) + 8 tâm Duy tác dục giới + 8 tâm thiện Dục giới.

b- Sở duyên. Là 84 tâm: 40 tâm Siêu thế + 10 tâm bất thiện ( trừ 2 tâm Si) + 8 tâm Đại thiện + 8 tâm Đại hạnh + 18 đồng lực Đáo đại [17]  và 51 tâm sở (trừ pháp đang làm trưởng) + sắc tâm hữu trưởng Dục giới.

Được phân như sau:

Sở duyên nhất định. 58 tâm đổng lực kiên cố [18]  + 38 tâm sở hợp (trừ pháp đang làm trưởng) + sắc tâm kiên cố hữu trưởng.

Sở duyên bất định. 26 tâm đổng lực Dục giới (nhị và tam nhân) [19]  và 51 tâm sở hợp (trừ tâm sở Hoài nghi) + sắc tâm trưởng.

c- Phi sở duyên.

 Phi sở duyên nhất định. 18 tâm Vô nhân + 2 tâm Si + 8 tâm Đại quả + 9 tâm quả Đáo đại và 40 tâm sở hợp [20]  + sắc tâm vô nhân, sắc tâm một nhân, sắc nghiệp tục sinh, sắc nghiệp bình nhật, sắc thời tiết, sắc vật thực.

Phi sở duyên bất định. 26 tâm đổng lực Dục giới (2 hay 3 nhân) và 51 tâm sở hợp (trừ tâm sở Hoài nghi). Lấy lại 3 pháp: Dục, cần, trí khi đang làm trưởng + sắc tâm Dục giới (2 hay 3 nhân) phi trưởng.

Cần lưu ý:

- Khi một trong 3 pháp: Dục, cần và trí làm trưởng, bấy giờ tâm Siêu thế, tâm bất thiện … mới là sở duyên cùng với tâm sở hợp (trừ pháp làm trưởng).

Ví dụ: Trong tâm Tham thọ hỷ hợp tà kiến vô trợ.

* Khi tâm là pháp trưởng thì sở duyên là 19 tâm sở hợp.

* Khi tâm sở Dục là pháp trưởng thì sở duyên là: Tâm Tham thứ 1 và 2o tâm sở hợp (trừ tâm sở Dục).

* Khi tâm sở Cần làm trưởng, thì sở duyên là: Tâm tham thứ 1 và 20 tâm sở hợp (trừ tâm sở Cần).

Các tâm khác cũng y theo cách lý giải này.

- Tính 51 tâm sở hợp (trừ tâm sở Hoài nghi) là tính tổng quát, học viên cần phân tích theo từng loại tâm : Thiện, bất thiện ha vô ký.

Đồng sinh trưởng duyên với tam đề thiện.

Có 7 câu lọc.

Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa sahajātādhipati paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Đồng sinh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp trưởng thiện trợ giúp các pháp thiện sinh lên, được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Là tâm sở Dục, tâm sở Cần, tâm sở Trí + 37 tâm thiện khi làm trưởng.

Thiện sở duyên. Là tất cả pháp thiện (trừ pháp thiện đang làm trưởng).

Phân tích.

- Khi “tâm sở Dục” là pháp trưởng, thiện sở duyên là “37 tâm thiện và 37 tâm sở hợp (trừ tâm sở Dục).

 - Khi “tâm sở Cần” là pháp trưởng, thiện sở duyên là “ 37 tâm thiện và 37 tâm sở hợp (trừ tâm sở Cần).

- Khi “tâm sở Trí” là pháp trưởng, thiện sở duyên là “33 tâm thiện có trí và 37 tâm sở hợp (trừ tâm sở Trí).

- Khi “tâm thiện” là pháp trưởng, thiện sở duyên là “38 tâm sở hợp”.

c- Giải.

Có các cách như sau:

a’- Người muốn bố thí, trì giới, cung kỉnh, phục vụ …

Thiện năng duyên là “Dục trưởng”.

Thiện sở duyên là “8 tâm đại thiện và 37 tâm sở hợp”.

b’- Người nỗ lực thực hiện các pháp như bố thí, trì giới… Hay “có trí “ hiểu biết: Đây là những thiện nghiệp, cho quả an vui nên thực hành; hoặc khi thực hiện các nghiệp lành, tâm hân hoan vui thích.

- Thiện năng duyên là “tâm sở Cần, tâm sở Trí, tâm thiện” tùy theo trường hợp.

- Thiện sở duyên là “37 tâm thiện và 37 (hay 38) tâm sở hợp, tùy theo trường hợp.

c’- Người nỗ lực, hay có ước muốn hay có trí, thực hành thiền định, chứng đắc thiền định.

Thiện năng duyên là “1 trong 4 pháp trưởng”.

Thiện sở duyên là “9 tâm thiện Đáo đại + 36 tâm sở hợp”, tùy theo trường hợp của pháp trưởng.

d’- Người nỗ lực , hay có ước muốn hoặc có trí, thực hành pháp Tứ niệm xứ, chứng đắc Đạo.

Thiện năng duyên là “ 1 trong 4 pháp trưởng”.

Thiện sở duyên là “20 tâm Đạo và 36 tâm sở hợp” tùy theo trường hợp.

Tâm Đạo chỉ là pháp trưởng khi hành giả chứng đắc thiền định trước rồi triển khai pháp quán, chứng Đạo.

 Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 Thánh hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc thiền, lộ nhập thiền, lộ đắc đạo.

- Giống: Giống đồng sinh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

Đồng sinh trưởng duyên có 12 duyên hợp trợ, trong câu lọc này có:

- Năng duyên có tâm sở Trí là trưởng. nên có “Nhân duyên”.

- Năng và sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Năng giúp sở, sở giúp năng, nên có “Hổ tương duyên”.

- Sở cùng sinh lên với năng và nương dựa vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng duyên có “tâm là pháp trưởng”, nên có “Danh vật thực duyên”.

 - Năng duyên có “cần và trí” là pháp trưởng, nên có “Đồng sinh quyền duyên” và “Đạo duyên”.

- Năng và sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng và sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên” và “Đồng sinh bất ly duyên”.

Như vậy có 10 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng duyên thuộc thiện nên không có “Quả duyên”.

- Năng và sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

 Trong 12 duyên hợp trợ, có 2 duyên không hợp trợ.

Câu 2. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa sahajātādhipati paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện làm trưởng, trợ giúp pháp vô ký sinh lên được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Là một trong bốn pháp trưởng thiện.

Vô ký sở duyên. Là sắc tâm thiện hữu trưởng.

c- Giải.

Thí dụ: Như bà Gotami muốn xuất gia trong Giáo pháp này, bà đi bộ từ Kapilavatthu (Catỳlavệ) đến Sāvatthi (Xávệ) để xin xuất gia.

Thiện năng duyên là “dục trưởng”.

Vô ký sở duyên là “sắc thân biểu tri hữu trưởng”.

Hay: Vị Tỳkhưu vận dụng trí để giảng pháp.

Thiện năng duyên là “tâm sở Trí” làm trưởng.

Vô ký sở duyên là “sắc ngữ biểu tri”.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc thiền, lộ đắc đạo...

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng duyên có tâm sở Trí, nên có “Nhân duyên”, “Đạo duyên, “Quyền đồng sinh duyên”.

- Năng duyên có “tâm thiện là trưởng”, nên có “Danh vật thực duyên”.

- Năng và sở cùng sinh khởi, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương tựa vào năng để vững mạnh và cùng sinh lên với năng, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng là danh, sở là sắc, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

- Năng và sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

 Như vậy có 9 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng là pháp thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Năng là danh, sở là sắc, nên không có “Tương ưng duyên”.

- Sở không hổ trợ năng, nên không có “Hổ tương duyên”.

Có 3 duyên không hợp trợ.

Câu 3. Kusalo dhammo kusalassa ca abyākatassa dhammassa sahajātādhipati paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện và vô ký bằng Đồng sinh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện làm trưởng trợ giúp pháp thiện và pháp vô ký cùng sinh lên.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. Là một trong 4 pháp trưởng thiện.

Thiện và vô ký sở duyên. Là pháp thiện và sắc tâm thiện hữu trưởng.

c- Giải.

- Thiện trưởng làm duyên cho những uẩn thiện tương ưng và sắc tâm thiện hữu trưởng.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc thiền, lộ đắc đạo, lộ hiện thông, lộ nhập thiền.

- Giống: Giống đồng sinh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng duyên và sở duyên cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Năng duyên có tâm sở Trí là trưởng, nên có “Nhân duyên”, “Quyền đồng sinh duyên”, “Đạo duyên”.

- Năng duyên là chỗ nương nhờ cho sở duyên được vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng duyên có “tâm làm trưởng”, nên có “Danh vật thực duyên”.

 - Năng và sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “đồng sinh bất ly duyên”.

 Như vậy có 8 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng là danh, sở có sắc pháp, nên không có “Hổ tương duyên”.

- Năng là pháp thiện nên không có “Quả duyên”.

- Sở có sắc pháp, nên không có “Tương ưng duyên”.

- Sở có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Có 4 duyên không hợp trợ.

Câu 4. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa sahajātādhipati paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Đồng sinh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện làm trưởng trợ giúp pháp bất thiện sinh lên, được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên.

- Dục trưởng là tâm sở Dục trong tâm bất thiện 2 nhân.

- Cần trưởng là tâm sở Cần trong tâm bất thiện 2 nhân.

- Tâm trưởng là 8 tâm Tham + 2 tâm Sân.

Bất thiện sở duyên. 8 tâm Tham + 2 tâm Sân và 26 tâm sở hợp (trừ tâm sở Hoài nghi).

Chú thích.

 Sở duyên nêu ra tổng quát là như vậy, tùy theo pháp làm trưởng sẽ có chi tiết như sau:

* Trong 8 tâm Tham:

- Khi Dục là trưởng, thì sở duyên là “8 tâm Tham và 21 tâm sở hợp (trừ tâm sở Dục).

- Khi Cần là trưởng, thì sở duyên là “8 tâm Tham và 21 tâm sở hợp (trừ tâm sở Cần).

- Khi 8 tâm Tham là trưởng, thì sở duyên là 22 tâm sở hợp.

* Trong 2 tâm Sân.

Tương tự như trên.

c- Giải.

Các cách trong câu lọc này như sau:

a’- Người “ước ao” thụ hưởng năm dục lạc, khi nghĩ đến “dục lạc”, tâm dính mắc với loại dục lạc ấy.

Bất thiện năng duyên là “dục trưởng” có trong tâm Tham.

Bất thiện sở duyên là “8 tâm Tham và 21 tâm sở hợp (trừ tâm sở Dục)”.

b’- Người cố gắng tìm cách trộm cắp tài sản của người.

Bất thiện năng duyên là “cần trưởng” có trong tâm Tham.

Bất thiện sở duyên là “8 tâm tham và 21 tâm sở hợp (trừ tâm sở Cần).

c’- người có tâm tham ái, khi nghĩ đến tham ái phát sinh tham …

Bất thiện năng duyên là “8 tâm Tham làm trưởng”.

Bất thiện sở duyên là “22 tâm sở hợp trong tâm Tham.”

d’- Người có ý “muốn sát hại kẻ nghịch” hay “cố gắng sát hại kẻ nghịch”…

Bất thiện năng duyên là “Dục trưởng” hay “cần trưởng” có trong tâm Sân.

Bất thiện sở duyên là “2 tâm sân và 21 tâm sở hợp (trừ pháp đang làm trưởng).

e- Người có tâm sân hận và nuôi dưỡng tâm sân hận.

Bất thiện năng duyên là “2 tâmSân” làm trưởng.

Bất thiện sở duyên là “22 tâm sở hợp trong tâm Sân”.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ môn, lộ ý môn (với tâm đổng lực bất thiện nhị nhân).

- Giống: Giống đồng sinh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng và sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng có “tâm làm trưởng”, nên có “Danh vật thực duyên”.

- Năng có “Cần trưởng”, nên có “Quyền đồng sinh duyên” và “Đạo duyên”.

- Năng và sở hòa hợp với nhau, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng và sở hổ trợ lẫn nhau, nên có “Hổ tương duyên”.

- Năng và sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên” và “Đồng sinh bất ly duyên”.

Như vậy có 9 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

 - Năng không có pháp nhân, nên không có “nhân duyên”.

- Năng là pháp bất thiện nên, không có “Quả duyên”.

- Năng và sở đều là danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

 Có 3 duyên không hợp trợ.

Câu 5. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa sahajātādhipati paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Đồng sinh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện “làm trưởng”, trợ giúp cho pháp vô ký sinh lên được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. Là một trong ba pháp trưởng bất thiện trong tâm bất thiện nhị nhân.

 Vô ký sở duyên. Sắc tâm bất thiện hữu trưởng.

c- Giải.

Người có tâm bất thiện, đã thực hiện việc ác bằng thân hay ngữ. Ở đây chỉ nêu lên phần “sắc do tâm tạo”.

Có các cách như sau:

a’- Người có tâm Tham, trộm cắp tài sản của người. Hay người có tâm Sân, đánh đập người khác…

Bất thiện năng duyên: Một trong 3 pháp trưởng bất thiện.

Vô ký sở duyên: Sắc thân biểu tri bất thiện hữu trưởng.

b’- Người có tâm Tham nên nói lời vu không kẻ khác để chiếm đoạt tài sản của người, hoặc do Sân nên mắng nhiếc kẻ khác …

Bất thiện năng duyên: Một trong ba pháp trưởng bất thiện.

Vô ký sở duyên: Sắc ngữ biểu tri bất thiện hữu trưởng.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lô ngũ, lộ ý (với tâm đổng lực bất thiện nhị nhân).

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng và sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương vào năng để vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng và cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

- Năng có “Cần trưởng”, nên có “Quyền đồng sinh duyên”, “Đạo duyên”.

- Năng có “Tâm là trưởng”, nên có “Danh vật thực duyên”.

- Năng là danh, sở là sắc, cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Như vậy có 8 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Sở duyên không hổ trợ cho năng duyên, nên không có “Hổ tương duyên”.

- Năng duyên không có pháp nhân, nên không có “Nhân duyên”.

- Năng là danh, sở là sắc, nên không có “Tương ưng duyên”.

- Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”.

Có 4 duyên không hợp trợ.

Câu 6. Akusalo dhammo akusalassa ca abyākatassa ca dhammassa sahajātādhipati paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện và pháp vô ký bằng Đồng sinh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện làm trưởng, trợ giúp pháp bất thiện và pháp vô ký sinh lên được vững mạnh.

b- Chi pháp.

- Bất thiện năng duyên. Một trong ba pháp trưởng trong tâm đổng lực bất thiện nhị nhân.

Bất thiện và Vô ký sở duyên: 8 tâm Tham + 2 tâm Sân + 26 tâm sở hợp (trừ pháp trưởng) + sắc tâm bất thiện hữu trưởng.

c- Giải.

Có trường hợp khởi lên bất thiện nhưng chưa thực hiện bằng thân , ngữ. Như trường hợp người luyện chú thuật để hại người.

Đây là cách “danh trợ danh”.

Có trường hợp khởi lên tâm bất thiện, thực hiện bằng thân hay ngữ. Đây là trường hợp “danh trợ sắc”.

Kết hợp cà hai điều trên, đây là trường hợp “danh trợ cho danh - sắc”.

Một uẩn bất thiện làm trưởng, trợ giúp cho các uẩn tương ưng sinh lên vững mạnh. Như:

- Một trong 2 tâm sở Dục, hay tâm sở Cần làm trưởng (thuộc hành uẩn” là năng duyên; thì sở duyên là: 10 tâm bất thiện nhị nhân và 26 tâm sở hợp (trừ tâm sở đang làm trưởng), + sắc tâm bất thiện hữu trưởng.

- Thức uẩn làm trưởng (là 1 trong 10 tâm bất thiện nhị nhân), thì sở duyên là: 27 tâm sở hợp + sắc tâm bất thiện hữu trưởng.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 26 cõi ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý.

- Giống: Giống đồng sinh.

 Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Năng là chỗ nương cho sở được vững mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng có “Tâm là trưởng”, nên có “Danh vật thực duyên”.

- Năng có “tâm sở Cần” là pháp trưởng, nên có “Quyền đồng sinh duyên” và “Đạo duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên” và “Đồng sinh bất ly duyên”.

Như vậy có 7 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Năng không có pháp nhân, nên không có “Nhân duyên”.

- Năng là pháp bất thiện, nên không có “Quả duyên”.

- Sở duyên có sắc pháp, nên không có “Hổ tương duyên” và “Tương ưng duyên”.

- Sở duyên có dnah pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Có 5 duyên không hợp trợ.

Câu 7. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa sahajātādhipati paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp pháp vô ký bằng Đồng sinh trưởng duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký làm trưởng, trợ giúp pháp vô ký sinh lên, được vững mạnh.

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. Là một trong bốn pháp trưởng vô ký (trong tâm đổng lực vô ký hữu nhân [21] ).

Vô ký sở duyên: 37 tâm đổng lực vô ký hữu nhân và 38 tâm sở hợp + sắc tâm vô ký hữu trưởng.

c- Giải.

Câu này gồm ba câu phụ như sau:

a’- Danh vô ký trợ danh vô ký .

Năng duyên. Là một trong 4 pháp trưởng vô ký .

Sở duyên: 37 tâm đổng lực vô ký hữu nhân và 38 tâm sở hợp (trừ pháp đang làm trưởng).

Ví dụ: Vị Thánh Alahán muốn tế độ người hữu duyên.

Vô ký năng duyên: Tâm sở Dục làm trưởng.

Vô ký sở duyên: 8 tâm Duy tác Dục giới hữu nhân và 34 tâm sở hợp (trừ Giới phần + tâm sở Dục).

* Vị Thánh Alahán muốn nhập thiền quả, hay vị Thánh hữu học an trú trong thiền quả.

Vô ký năng duyên: Tâm sở Dục làm trưởng.

Vô ký sở duyên: 20 tâm quả Siêu thế và 35 tâm sở hợp (trừ tâm sở Dục).

* Vị Thánh Alahán muốn nhập thiền hiệp thế.

Vô ký năng duyên: Tâm sở Dục làm trưởng.

Vô ký sở duyên: 9 tâm Duy tác Đáo đại và 34 tâm sở hợp (trừ tâm sở Dục).

Các pháp trưởng vô ký còn lại cũng tương tự.

Câu lọc này đối với.

- Người: 4 bậc Thánh quả.

- Cõi: 26 cõi vui hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc thiền, lộ nhập thiền quả, lộ đắc đạo, lộ Nípbàn, lộ nhập thiền diệt.

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng duyên có tâm sở Trí là trưởng, nên có “Nhân duyên”, “Quyền đồng sinh duyên” và Đạo duyên”.

- Năng và sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Năng và sở hổ trợ lẫn nhau, nên có “Hổ tương duyên”.

- Năng là nơi nương tựa cho sở, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng là pháp quả, nên có “Quả duyên”.

 - Năng - sở hòa hợp nhau, nên có “Tương ưng duyên”.

- Năng có “tâm là pháp trưởng”, nên có “Danh vật thực duyên.

- Năng và sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”,” Đồng sinh bất ly duyên”.

Như vậy có 11 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

Có một duyên không hợp trợ là “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

b’- Danh vô ký trợ sắc.

Năng duyên: Một trong 4 trưởng vô ký.

Sở duyên: Sắc tâm trưởng hữu nhân vô ký.

Như vị Thánh Alahán thuyết pháp tế độ chúng sinh.

Vô ký năng duyên: Một trong 4 pháp trưởng vô ký trong 4 tâm Đại hạnh có trí.

Vô ký sở duyên: Sắc ngữ biểu tri trong tâm Đại hạnh có trí có pháp trưởng.

Vị Thánh Alahán sau khi xuất thiền Diệt, đi khất thực để tế độ người nghèo.

Vô ký năng duyên: Một trong 4 pháp trưởng vô ký.

Vô ký sở duyên: Sắc Thân biểu tri.

 Câu này đối với:

- Người: 4 bậc Thánh quả.

- Cõi: 22 cõi vui ngũ uẩn (trừ 4 cõi khổ).

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý.

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng - sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở nương tựa vào năng, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng duyên có tâm sở Trí làm trưởng, nên có “Nhân duyên”, “Quyền đồng sinh duyên”, “Đạo duyên”.

- Năng là pháp quả, nên có “Quả duyên”.

- Năng có “tâm làm trưởng”, nên có “Danh vật thực duyên”.

- Năng và sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

- Năng là danh, sở là sắc, nên có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Như vậy, có 10 duyên hợp trợ.

 * Không hợp trợ.

- Năng là danh, sở là sắc, nên không có “Tương ưng duyên”.

- Sở không hổ trợ cho năng, nên không có “Hổ tương duyên”.

c’- Danh vô ký trợ danh - sắc vô ký.

Năng duyên. Một trong 4 pháp trưởng vô ký.

Sở duyên. 37 tâm đổng lực vô ký hữu nhân và 38 tâm sở hợp (trừ pháp đang làm trưởng) + sắc tâm vô ký hữu trưởng.

Câu này kết hợp cả 2 câu trên.

Như trường hợp Đức Phật có ý tế độ Ngài Uruvela Kassapa, Đức Thế Tôn ngự đến nơi của Ngài Uruvela Kassapa.

Vô ký năng duyên là “tâm sở Dục” làm trưởng.

Vô ký sở duyên là “8 tâm Đại hạnh và 34 tâm sở (trừ Giới phần và tâm sở Dục) + sắc Thân biểu tri hữu trưởng.

Câu lọc này đối với.

Người: Bậc Tứ quả.

- Cõi: 22 cõi vui ngũ uẩn.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc thiền, lộ đắc đạo, lộ nhập thiền quả, lộ nhập thiền diệt.

- Giống: Giống đồng sinh.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

- Năng và sở cùng sinh lên, nên có “Đồng sinh duyên”.

- Sở duyên nương vào năng duyên để lớn mạnh, nên có “Đồng sinh y duyên”.

- Năng duyên có “tâm sở Trí” làm trưởng, nên có “Nhân duyên”, “Quyền đồng sinh duyên”, “Đạo duyên”.

- Năng duyên có “tâm quả” là pháp trưởng, nên có “Quả duyên”, “Danh vật thực duyên”.

- Năng - sở cùng có mặt, nên có “Đồng sinh hiện hữu duyên”, “Đồng sinh bất ly duyên”.

Như vậy có 9 duyên hợp trợ.

* Không hợp trợ.

- Sở duyên có sắc pháp, không hổ trợ cho năng duyên được, nên không có “Hổ tương duyên”, “Tương ưng duyên”.

- Sở duyên có danh pháp, nên không có “Đồng sinh bất tương ưng duyên”.

Như vậy có 3 duyên không hợp trợ.

 

Vô gián duyên.(Anantarapaccayo).

 Định nghĩa.

Vô gián nghĩa là không đứt đoạn.

Vô gián duyên là trợ giúp bằng cách “không gián đoạn”.

 Chi pháp Vô gián duyên.

Năng duyên. Tâm và tâm sở hữu sinh trước (trừ tâm tử của vị Thánh Alahán).

 Sở duyên. Tâm và tâm sở sinh sau.

Phi sở duyên. Nípbàn, chế định và sắc pháp.

Chi pháp Vô gián duyên trùng với bốn duyên sau:

1- Đẳng vô gián duyên (sananantarapaccayo).

2- Vô gián cận y duyên (anantarūpanissaya paccayo).

3- Vô hữu duyên (natthi paccayo).

4- Ly duyên (vitaga paccayo).

Chú thích: Pháp năng duyên trợ giúp cho pháp sở duyên bằng cách vắng mặt, khi pháp năng duyên diệt rồi sở duyên mới sinh lên.

Do đó trùng với Vô hữu duyên và Ly duyên.

Ví dụ: hạt lúa sanh lên cây mạ.

Hạt lúa là năng duyên, mạ là sở duyên.

Vô gián duyên là nói đến mãnh lực trợ giúp “tâm với tâm” trong lộ trình tâm.

Vô gián duyên với tam đề thiện.

Có 7 câu.

Câu 1. Kusalo dhammo kusalassa dhammassa anantara paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp thiện bằng Vô gián duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện diệt đi, trợ giúp pháp thiện sinh lên theo cách không gián đoạn.

Đây là nói đến 7 đổng lực thiện trong lộ trình tâm.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. 8 Đại thiện + 9 thiện Đáo đại và 38 tâm sở hợp (trừ tâm đổng lực thiện cuối cùng).

Thiện sở duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở hợp (trừ tâm thiện thứ nhất).

c- Giải.

Trong câu lọc này ám chỉ “lộ đổng lực thiện”. Tức là:

* Thông thường, lộ đổng lực thiện dục giới có 7 sátna.

Thiện sátna thứ nhất diệt đi, trợ giúp cho thiện sátna thứ 2 sinh lên.

Như vậy “thiện sátna thứ 1 là năng duyên”, thiện sátna thứ 2 là sở duyên”.

Thiện sátna thứ 2 trợ giúp cho thiện sátna thứ 3 sinh lên, cứ như thế đến thiện sátna thứ 7 là chấm dứt.

Nói rõ hơn: “Thiện sátna thứ 1 chỉ là năng duyên; thiện sátna thứ 7 chỉ là sở duyên.

 Từ thiện sátna 2 đến thiện sátna 6, mỗi sátna là sở duyên của sátna trước và là năng duyên của sátna sau.

Trong lộ đổng lực này, năng duyên và sở duyên đều là “8 tâm Đại thiện”.

* Trong lộ đắc thiền thì:

- Sátna Chuẩn bị trợ cho sátna Cận hành.

- Sátna Cận hành trợ cho sátna Thuận thứ.

- Sátna Thuận thứ trợ cho sátna Chuyển tánh (Gotrabhū).

- Sátna Chuyển tánh trợ cho sátna thiền.

Trong lộ đổng lực này: Năng duyên lẫn sở duyên là “4 tâm đại thiện có trí” (trừ sátna Chuẩn bị là năng duyên nhất định); còn sở duyên nhất định là “9 tâm thiện Đáo đại”.

* Trong lộ nhập thiền hiệp thế của phàm tam nhân và 3 bậc Thánh hữu học thì:

- Sátna Chuẩn bị trợ cho sátna Cận hành và sátna Chuẩn bị chỉ là năng duyên.

- Sátna Cận hành trợ cho sátna Thuận thứ.

- Sátna Thuận thứ trợ cho sátna Chuyển tánh.

- Sátna Chuyển tánh trợ cho sátna thiền thứ 1.

- Sátna thiền thứ 1 trợ cho sátna thiền 2 …

 Cứ thế cho đến sátna thiền cuối cùng, sátna này chỉ là sở duyên.

Từ sátna Cận hành đến sátna thiền áp chót, những sátna ấy vừa là sở duyên vừa là năng duyên.

Trong lộ đổng lực này, năng duyên lẫn sở duyên là “4 tâm Đại thiện có trí + 9 tâm thiện Đáo đại.

* Trong lộ nhập thiền quả của bậc Thánh hữu học thì:

- Sátna Chuẩn bị trợ cho sátna Cận hành.

- Sátna Cận hành trợ cho sátna Thuận thứ.

Và sátna Thuận thứ là tâm thiện cuối cùng trong lộ đổng lực này, nên là sở duyên nhất định.

4 tâm Đại thiện có trí vừa là năng duyên, vừa là sở duyên.

* Trong lộ đắc Đạo thì:

- Sátna Chuẩn bị trợ cho sátna Cận hành.

- Sátna Cận hành trợ cho sátna Thuận thứ.

- Sátna Thuận thứ trợ cho sátna Chuyển tánh

- Sátna Chuyển tánh trợ cho tâm Sơ đạo.

- Sátna Tiến bậc trợ cho tâm Nhị Đạo, Tam Đạo và Tứ Đạo.

Trong lộ đổng lực đắc Đạo, chỉ có tâm Đạo thuần là sở duyên, 4 tâm Đại thiện có trí vừa năng duyên vừa là sở duyên”.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 7 bậc Thánh hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (có đổng lực thiện), lộ đắc thiền, lộ nhập thiền hiệp thế (phàm tam nhân và Thánh hữu học), lộ đắc đạo, lộ nhập thiền quả (của bậc Thánh hữu học).

- Giống: Giống vô gián.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Vô gián duyên có 6 duyên hợp trợ.

* Hợp trợ.

Đẳng vô gián duyên, Vô gián cận y duyên, Vô hữu duyên, Ly duyên và Tập hành duyên.

* Không hợp trợ.

Có 1 duyên là “Nghiệp biệt thời duyên”.

Câu 2. Kusalo dhammo abyākatassa dhammassa anantara paccayena paccayo.

Pháp thiện trợ pháp vô ký bằng Vô gián duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện diệt đi, trợ giúp cho pháp vô ký sinh lên kế tiếp, không hề gián đoạn.

b- Chi pháp.

Thiện năng duyên. 37 tâm thiện và 38 tâm sở sinh kế trước tâm quả.

Vô ký sở duyên. 40 tâm quả [22]  và 38 sở hữu (trừ năm đôi thức + 2 tâm Tiếp thâu).

c- Giải.

Sở dĩ có Vô lượng phần, vì có tâm quả Sơ thiền, tâm quả Nhị thiền, tâm quả Tam thiền; Giới phần thì có trong tâm quả Siêu thế, nên tâm sở hợp có đủ 38 tâm sở.

8 tâm Đại quả và 3 tâm Quan sát có trong sở duyên vì chúng là những sátna Na cảnh trong lộ đổng lực.

* Trong lộ đổng lực thiện có Na cảnh thì:

- Thiện sátna thứ 7 trợ giúp cho 11 tâm Na cảnh sinh lên.

Sở duyên ở đây là “11 tâm Na cảnh”.

* Trong lộ đổng lực thiện không có Na cảnh thì:

- Thiện sátna thứ 7 trợ giúp cho tâm hữu phần sinh lên.

Sở duyên ở đây là “2 tâm Quan sát thọ xả + 8 tâm Đại quả + 9 tâm quả Đáo đại”.

* Trong lộ đắc Đạo thì:

- Sátna Đạo trợ cho sátna quả Siêu thế sinh lên không gián đoạn.

Sở duyên ở đây là “20 tâm quả Siêu thế”.

* Trong lộ nhập thiền quả của bậc Thánh hữu học thì:

Tâm Chuyển tánh (thiện) trợ tâm quả Siêu thế hữu học sinh lên khi nhập thiền quả.

Sở duyên ở đây là “15 tâm quả Siêu thế Hữu học”.

* Trong lộ nhập thiền Diệt của bậc Thánh Anahàm thì:

- Tâm thiện Phi tưởng phi phi tưởng xứ trợ cho tâm Tam quả Siêu thế sinh lên xuất thiền diệt.

Sở duyên ở đây là “tâm Tam quả Siêu thế ngũ thiền”.

 Câu này đối với.

- Người: 12 người.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ đổng thiện lực chót Na cảnh, Lộ ngũ đổng lực thiện không có Na cảnh, lộ ý môn đổng lực thiện chót Na cảnh, lộ ý môn đổng lực thiện không có Na cảnh, lộ đắc thiền hiệp thế của phàm tam nhân và bậc Thánh hữu học, lộ nhập thiền hiệp thế của phàm tam nhân và Thánh hữu học, lộ đắc đạo, lộ nhập thiền quả của vị Thánh hữu học, lộ nhập thiền Diệt của bậc Thánh Anahàm.

- Giống: Giống vô gián.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

Có 6 duyên hợp trợ là: Đẳng vô gián duyên, Vô gián cận y duyên, Tập hành duyên, Vô hữu duyên, Ly duyên và Nghiệp biệt thời duyên.

Sở dĩ có “Nghiệp biệt thời duyên” là “tâm Đạo trợ cho tâm quả Siêu thế” cách nhau 1 sátna.

Cũng có thể kể thêm “Vô gián nghiệp duyên” hợp trợ.

Vì tâm sở Tư trong tâm Đạo, trợ giúp tâm sở Tư trong tâm quả Siêu thế sinh lên bằng cách không gián đoạn.

Có “Vô gián cận y duyên”, vì tâm Quả Siêu thế vững mạnh do nương vào tâm Đạo có trước đó, hay “tâm quả Siêu thế vững mạnh nhờ có tâm Chuyển tộc đã diệt trong lộ nhập thiền quả”.

* Không hợp trợ.

Không có.

Câu 3. Akusalo dhammo akusalassa dhammassa anantara paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp bất thiện bằng Vô gián duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp bất thiện diệt đi, trợ giúp cho pháp bất thiện sinh lên bằng cách không gián đoạn.

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp (trừ tâm bất thiện ở sátna chót).

Bất thiện sở duyên. 12 tâm bất thiện + 27 tâm sở hợp (trừ tâm bất thiện ở sátna thứ 1).

c- Giải.

Câu lọc này là xét “lộ đổng lực bất thiện không có Na cảnh”.

- Bất thiện sátna thứ 1 trợ cho bất thiện sátna thứ 2 ….

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống vô gián.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

 Có 5 duyên hợp trợ là: Đẳng vô gián duyên, Vô gián cận y duyên, Tập hành duyên, Ly duyên, Vô hữu duyên.

* Không hợp trợ. Có một duyên là “Nghiệp biệt thời duyên”.

Câu 4. Akusalo dhammo abyākatassa dhammassa anantara paccayena paccayo.

Pháp bất thiện trợ pháp vô ký bằng Vô gián duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp thiện trợ giúp pháp vô ký sinh lên, theo cách “không gián đoạn".

b- Chi pháp.

Bất thiện năng duyên. 12 tâm bất thiện và 27 tâm sở hợp (sinh kế trước tâm quả hiệp thế).

Vô ký sở duyên. 3 tâm Quan sát + 8 tâm Đại quả + 9 tâm quả Đáo đại và 35 tâm sở hợp (trừ Giới phần).

c- Giải.

* Trong lộ đổng lực bất thiện có Na cảnh thì:

- Tâm bất thiện (tham, sân hoặc si) ở sátna đổng lực thứ 7, trợ cho một trong 11 tâm Na cảnh sinh lên.

* Trong lộ đổng lực không có Na cảnh ở cõi Dục thì:

- Tâm bất thiện (tham, sân hoặc si) ở sátna đổng lực thứ 7, trợ cho 11 tâm hữu phần Dục giới.

Ở cõi Sắc và Vô sắc giới thì:

- Tâm bất thiện (tham hoặc si) ở sátna đổng lực thứ 7, trợ cho một trong 9 tâm hữu phần Đáo đại.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (đổng lực bất thiện)

- Giống: Giống vô gián.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

Có 4 duyên hợp trợ là “Đẳng vô gián duyên”, “Vô gián cận y duyên”, “Ly duyên”, “Vô hữu duyên”.

* Không hợp trợ.

Có 2 duyên không hợp trợ là “Nghiệp biệt thời duyên” và “Tập hành duyên”.

Câu 5. Abyākato dhammo abyākatassa dhammassa anantara paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp vô ký bằng Vô gián duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký diệt đi, trợ giúp pháp vô ký sinh lên theo cách “không gián đoạn".

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên: 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp sanh trước (trừ tâm tử của vị Thánh Alahán).

Vô ký sở duyên: 72 tâm vô ký và 38 tâm sở hợp sinh sau.

c- Giải.

Có các cách như sau:

* 19 tâm tục sinh và 33 tâm sở hợp (trừ Giới phần và Vô lượng phần) trợ 19 tâm hữu phần sinh kế tục tâm Tục sinh (trong lộ Tục sinh).

* Tâm hữu phần sinh trước trợ cho tâm hữu phần sinh sau.

 Trong cõi ngũ uẩn.

* Lộ ngũ môn chót đổng lực:

Với lộ ngũ môn của phàm nhân và Thánh hữu học thì:

- 15 tâm hữu phần Dứt dòng trợ cho tâm Hướng ngũ môn.

- Tâm Hướng ngũ môn trợ cho “một trong năm đôi thức”.

- Một trong 5 đôi thức trợ cho tâm Tiếp thâu.

- Tâm Tiếp thâu trợ cho tâm Quan sát.

- Tâm Quan sát trợ cho tâm Phán đoán (là tâm Hướng ý môn).

* Với lộ ngũ môn chót đổng lực của bậc Thánh Alahán thì:

- Tâm Hướng ý môn (tâm Phán đoán ) trợ giúp “một trong 8 tâm Đại hạnh”.

- Tâm Đại hạnh ở sátna thứ 1 trợ cho tâm Đại hạnh ở sátna thứ 2 … tâm Đại hạnh ở sátna thứ 6 trợ cho tâm Đại hạnh ở sátna thứ 7.

- Tâm Đại hạnh ở sátna thứ 7 trợ cho tâm hữu phần.

* Với lộ ngũ môn chót Na cảnh của vị Thánh Alahán thì:

- Tâm Đại hạnh ở sátna thứ 7 trợ cho tâm Na cảnh thứ 1.

- Tâm Na cảnh ở sátna thứ 1 trợ cho tâm Na cảnh ở sát na thứ 2.

- Tâm Na cảnh ở sát na thứ 2 trợ cho tâm hữu phần.

 * Lộ ý môn chót đổng lực của vị Thánh Alahán.

- Tâm hữu phần Dứt dòng trợ tâm Hướng ý môn.

- Tâm Hướng ý môn trợ cho tâm Đại hạnh ở sátna thứ 1.

- Tâm Đại hạnh ở sátna thứ 1 trợ cho tâm Đại hạnh ở sátna thứ 2 …. (phần kế tục giống như trong lộ ngũ môn).

Với phàm nhân và 3 bậc Thành hữu học thì chỉ có:

- Tâm hữu phần Dứt dòng trợ cho tâm Hướng ý môn.

Ở cõi Vô sắc, cũng tương tự như lộ ý cõi ngũ uẩn.

* Lộ đắc thiền hay nhập thiền của vị Thánh Alahán:

- 4 tâm Đại hạnh có trí trợ cho 9 tâm duy tác Đáo đại trong lộ đắc thiền, hay nhập thiền hiệp thế.

 - 4 tâm Đại hạnh có trí trợ giúp cho 20 tâm quả Siêu thế trong lộ nhập thiền quả của bậc Thánh Alahán.

- Trong lộ nhập thiền quả: Tâm quả Siêu thế trước trợ giúp cho tâm quả Siêu thế sau ….

- 9 tâm duy tác Đáo đại trợ 13 tâm hữu phần tam nhân, khi vị Thánh Alahán đắc thiền hoặc khi vị Thánh Alahán xuất thiền.

Trong lộ nhập thiền quả của bậc Thánh hữu học thì:

- Tâm quả Thiền Siêu thế ờ sátna thứ 1, trợ cho tâm quả Thiền Siêu thế ở sátna thứ 2 ….

* Trong lộ nhập thiền Diệt của bậc Thánh Alahán:

- Tâm Hạnh Phi tưởng phi phi tưởng xứ trợ tâm Tứ quả khi xuất thiền diệt.

* Trong lộ đắc Đạo:

- Tâm quả Siêu thế ở sátna thứ 1 trợ tâm quả Siêu thế sinh sau vào sátna thứ 2.

* Xét về lộ cận tử như sau:

- 2 tâm tử vô nhân và 4 tâm tử nhị nhân trợ 10 tâm tục sinh [23] .

- 4 tâm tử tam nhân dục giới trợ 19 tâm tục sinh.

- 5 tâm tử Sắc giới trợ 17 tâm tục sinh hữu nhân.

- Tâm tử Không vô biên xứ trợ 4 tâm Tục sinh tam nhân dục giới + 4 tâm quả Tục sinh vô sắc.

- Tâm tử Thức vô biên xứ trợ 4 tâm Tục sinh tam nhân dục giới + 3 tâm quả Tục sinh Vô sắc giới (trử tâm quả Không vô biên xứ).

- Tâm tử Vô sở hữu xứ trợ 4 tâm Tục sinh tam nhân dục giới + tâm quả tục sinh Vô sở hữu xứ + tâm quả tục sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

- Tâm tử Phi tưởng phi phi tưởng trợ 4 tâm tục sinh tam nhân dục giới + tâm quả tục sinh Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

* Lộ Nípbàn.

-Tâm Duy tác đổng lực thứ 5 trợ 13 tâm tử tam nhân của vị Thánh Alahán.

- Tâm thông trợ tâm tử của vị Thánh Alahán.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 4 Thánh quả.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

-Thời: Thời bình nhật.

-Lộ tâm: Lộ ngũ, ý, lộ nhập thiền quả, lộ nhập xuất thiền diệt, lộ cận tử, lộ Nípbàn, lộ hiện thông… và siêu lộ.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

* Hợp trợ.

Có 5 duyên hợp trợ là “Đẳng vô gián duyên, Vô gián cận y duyên, Tập hành duyên, Ly duyên, Vô hữu duyên”.

* Không hợp trợ.

Có 1 duyên là “Nghiệp biệt thời duyên”.

Câu 6. Abyākato dhammo kusalassa dhammassa anantara paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp thiện bằng Vô gián duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký diệt đi, trợ giúp cho pháp thiện sinh lên bằng cách “không gián đoạn".

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên. Tâm Hướng ý môn và 11 tâm sở hợp.

Thiện sở duyên. 8 tâm Đại thiện và 38 tâm sở hợp, ở sátna thứ 1 trong lộ đổng lực thiện.

c- Giải.

Có các cách như sau:

* Trong lộ đổng lực thiện, tâm Hướng ý môn trợ cho tâm thiện ở sátna đầu tiên.

Vô ký năng duyên là “tâm Hướng ý môn và tâm sở hợp”.

Thiện sở duyên là “8 tâm Đại thiện và tâm sở hợp”.

* Trong lộ đắc Đạo, lộ nhập thiền của bậc Thánh hữu học và phàm tam nhân, tâm Hướng ý môn trợ cho sátna Chuẩn bị (hay sátna Cận hành).

 Vô ký sở duyên là “tâm Hướng ý môn và tâm sở hợp”.

Thiện năng duyên là “4 tâm Đại thiện có trí và tâm sở hợp”.

* Trong lộ phản khán thiền của phàm tam nhân, hay lộ phản khán thiền + lộ phản khán Đạo của bậc Thánh hữu học, tâm Hướng ý môn trợ cho 4 đại thiện có trí.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: 30 cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý, lộ đắc thiền, nhập thiền, lộ đắc đạo, lộ phản khán.

- Giống: Giống vô gián.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Có 4 duyên hợp trợ là “Đẳng vô gián duyên, Vô gián cận y duyên, Vô hữu duyên, Ly duyên”.

Có 2 duyên không hợp trợ là “Tập hành duyên” “Nghiệp biệt thời duyên”.

Câu 7. Abyākato dhammo akusalassa dhammassa anantara paccayena paccayo.

Pháp vô ký trợ pháp bất thiện bằng Vô gián duyên.

a- Định nghĩa.

Là pháp vô ký diệt đi, trợ giúp pháp bất thiện sinh lên, không gián đọan

b- Chi pháp.

Vô ký năng duyên Tâm Hướng ý và 11 tâm sở hợp.

Thiện sở duyên. Tất cả tâm bất thiện ở sátna thứ nhất trong 7 sátna đổng lực.

c- Giải.

Có cách thức như sau:

- Trong lộ đổng lực bất thiện, tâm Hướng ý môn diệt đi, trợ giúp cho tâm bất thiện sinh lên ở sátna thứ 1.

Câu này đối với.

- Người: 4 phàm + 3 Thánh quả hữu học.

- Cõi: Cõi hữu tâm.

- Thời: Thời bình nhật.

- Lộ tâm: Lộ ngũ, lộ ý (với đổng lực bất thiện).

- Giống: Giống vô gián.

Duyên hợp trợ và không hợp trợ.

Có bốn duyên hợp trợ là “Đẳng vô gián duyên, Vô gián cận y duyên, Vô hữu duyên, Ly duyên”.

Có 2 duyên không hợp trợ là “Tập hành duyên” và “Nghiệp biệt thời duyên”.

 

 



 [1] - 37 tâm thiện là: 8 tâm Đại thiện + 9 tâm thiện Đáo đại + 20 tâm Đạo.

38 tâm sở hợp là: 13 tâm sở Tợ tha + 25 tâm sở Tốt đẹp.

 [2] - 12 tâm bất thiện là: 8 tâm Tham + 2 tâm Sân + 2 tâm Si.

27 tâm sở hợp là: 13 tâm sở Tợ tha + 14 tâm sở Bất thiện.

 [3] - Gọi là “câu lọc” nghĩa là “trích ra”.

 [4] - Pháp bất thiện phi nhân, nghĩa là: Là pháp bất thiện nhưung không phải là nhân bất thiện. Đó chính là 12 tâm bất thiện + 24 tâm sở hợp (trừ ra 3 nhân bất thiện).

 [5] - 8 tâm Đại quả + 8 tâm Đại hạnh + 9 tâm quả Đáo đại + 9 tâm Duy tác Đáo đại + 20 tâm quả Siêu thế = 54 tâm vô ký hữu nhân.

 [6] -Lấy 38 tâm sở hợp tổng quát trừ đi (3 giới phần + 2 vô lượng phần + tâm sở Tầm + tâm sở Tứ + tâm sở Hỷ”) = 30 tâm sở.

 [7] - 10 duy tác Dục giới = 8 tâm Duy tác Dục giới + tâm Hướng ý môn + tâm Sinh tiếu.

 [8] - 18 tâm Vô nhân + 8 tâm quả Dục giới hữu nhân + 8 tâm Duy tác Dục giới hữu nhân = 36 tâm.

 [9] - Tâm Sinh tiếu + 8 Đại hạnh.

 [10] - *- 20 tâm Duy tác = 3 tâm Duy tác vô nhân + 8 tâm Duy tác Dục giới hữu nhân + 9 tâm Duy tác Đáo Đại.

*- 47 tâm quả = 15 tâm quả vô nhân + 8 tâm Đại quả + 9 tâm quả Đáo đại + 15 tâm quả Siêu thế hữu học.

 [11] - 18 tâm vô nhân + 8 tâm Đại quả + 8 tâm Đại hạnh + 9 tâm quả Đáo đại + 9 tâm Duy tác Đáo đại = 52 tâm Vô ký hiệp thế.

 [12] - Có Vô lượng phần trong tâm Đại hạnh.

 [13]  – 8 tâm Tham + 8 Đại thiện + 4 tâm Đại hạnh có trí + 40 tâm Siêu thế = 60 tâm. 

 [14] - 8 tâm Đại thiện + 9 tâm thiện Đáo đại + 15 tâm Đạo (trừ 5 tâm Tứ đạo).

 [15] - 17 tâm vô nhân (trừ Thân thức thọ khổ) + 8 tâm Đại quả + 8 tâm Đại hạnh + 9 tâm quả Đáo đại + 9 tâm Duy tác Đáo đại = 51 tâm vô ký hiệp thế.

 [16] - Như trường hợp Đại phạm thiên Sahampati biết được tâm của Đức Thế Tôn khi Ngài muốn viên tịch, hay như Ngài Anuruddha theo dõi tâm Đức Thế Tôn khi gần viên tịch.

 [17] - 9 tâm thiện Đáo Đại + 9 tâm Duy tác Đáo đại = 18 tâm Đổng lực Đáo đại.

 [18] - 18  tâm đổng lực Đáo đại + 40 tâm Siêu thế = 58 tâm đổng lực kiên cố.

 [19] - 10 tâm bất thiện (trừ 2 tâm Si) + 8 tâm Đại thiện + 8 tâm Đại hạnh = 26 tâm.

 [20] - 40 tâm sở hợp = 13 tâm sở Tợ tha + tâm sở Si phần(4) + tâm sở Hoài nghi + 22 tâm sở Tốt đẹp (trừ Giới phần).

 [21]  – 8 tâm Đại hạnh + 9 tâm Duy tác Đáo đại + 20 tâm quả Siêu Thế = 37 tâm đổng lực vô ký hữu nhân.

 [22] - 3 tâm Quan sát + 8 tâm Đại quả +  9 tâm quả Đáo đại + 20 tâm quả Siêu thế = 40 tâm quả.

 [23] - Người khổ, người Lạc vô nhân và người Nhị nhân, trong kiếp ấy không thể chứng thiền hay Đạo, do đó khi tục sinh sang kiếp mới, chỉ có 10 tâm Tục sinh sinh kế tiếp là : 2 tâm Quan sát thọ xả + 8 tâm Đại quả.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 1.1 | 1.2 | 1.3 | 2.1 | 2.2 | 2.3

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Chánh Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 2008).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-04-2009