BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Kinh A Di Ðà

Hán dịch: nhà Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập (402 CN) dịch
[1, 2]

Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Saigon, Việt Nam

(Amitabha Sutra, Shorter Amitabha Sutra, Shorter Sukhavati-Vyuha Sutra)

1. Kỳ Viên đại hội [3]

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Ðức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Ðộc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là:

Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Ðại Mục-Kiền-Liên, Ðại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Ða, Châu-Lợi-Bàn-Ðà-Già, Nan-Ðà, A-Nan-Ðà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Ðề, Tân Ðầu-Lư-Phả-La-Ðọa, Ca-Lưu-Ðà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Ðà, những vị đại đệ tử như thế.

Và hàng Ðại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Ða Bồ Tát, Càn-Ðà-Ha-Ðề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát... cùng với các vị Ðại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Ðề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội [4]

2. Y báo, Chánh báo[5]

Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Ðà hiện nay đương nói pháp.

3. Y báo trang nghiêm

Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc?

Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc. [6]

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc. [7]

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất.

Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.

Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch. [8]

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la.

Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành. [9]

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạt, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.

Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!

Xá-Lợi-Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao?

Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ. Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Ðà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi. [10]

Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung.

Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

4. Chánh báo vô lượng thù thắng

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Ðức Phật đó vì sao hiệu là A Di Ðà?

Xá-Lợi-Phất! Ðức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Ðà.

Xá-Lợi-Phất! Ðức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Ðà. [11]

Xá-Lợi-Phất! Ðức Phật A Di Ðà thành Phật nhẫn lại đến nay, đã được mười kiếp.

Xá-Lợi-Phất! Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế.

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.

Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!

Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó.

Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ. [12]

5. Nhơn sanh vãng lai

Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Ðà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn.

Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Ðà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.

Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Ðà. [13]

Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.

Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.

6. Sáu phương Phật đồng khuyên tin

Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Ðà, phương Ðông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Ðại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Âm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Ðăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Ðăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Ðại Quang Phật, Ðại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Ðạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Ðại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Ðức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Ðức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này". [14]

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?

Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Ðà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

7. Thuyết kinh rất khó

Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời nầy: "Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này".

Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó! [15]

Ðức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra. Phật nói kinh A Di Ðà.


Thích Nghĩa:

[1]. Trong kinh này, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuật nói chánh báo và y báo thù thắng trang nghiêm của đức Phật a Di Ðà Phật.

[2]. Triều Tấn (Tàu), Diệu Hưng chiếm một phần đất xưng Vương, quốc hiệu là Tần nên gọi là Diệu Tần. Bậc thông hiểu tam tạng kinh, luật và luận, có thể giảng nói để dạy mọi người nên gọi là Tam Tạng Pháp Sư. Ngài Cưu Ma La Thập người xứ Thiên Trúc, qua Tàu làm một nhà dịch kinh chữ Phạn ra chữ Tàu có danh tiếng nhất.

[3]. Ông Cấp Cô Ðộc Trưởng Giả mua khu vườn của ông Kỳ Ðà Thái Tử, con vua Ba-Tư-Nặc, nước Xá Vệ. Thái tử cúng luôn rừng cây trong đó, rồi hai người chung sức nhau dựng Tịnh Xá dể thỉnh Phật cùng chúng hội về ở. Do đó nên hiệp cả hai tên của hai người để đặt tên chốn ấy mà gọi là Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc Viên vậy. Ðệ tử của đức Phật rất đông, không phải chỉ có 1.250 người, nhưng vì 1.250 vị Ðại A-La-Hán nầy là những vị được Phật độ trước và theo hầu cận bên Phật luôn, nên trong kinh thường ước lược nói số đó.

[4]. A-Dật-Ða là tên của đức Di-Lặc Bồ Tát. - Càn-Ðà Ha-Ðề Bồ Tát là ngài Bất-Hưu-Tưức Bồ Tát - Thích-Ðề-Hoàn-Nhân là tên của Ðế Thích, vua cõi trời Ðao Lợi.

[5]. Y báo là chỗ nương ở, nhà cửa, ao rừng v..v.. gọi chung là cõi nước, trong đây y báo là nước cưc lạc. - Chánh báo là quả báo chánh thể, tức là loài người, trời, chim thú..v..v.. trong đây chánh báo là đức Phật A Di Ðà cùng Bồ tát, Thanh Văn ..v..v..

[6]. Cõi nước ta đương ở đây gọi là Ta Bà có không biết bao nhiêu điều khổ lụy, nào tam khổ, bát khổ. Trái lại, bên cõi Cực lạc chỉ thuần có những điều vui sướng, nào tam lạc, bát lạc.

6.1 Khổ ở cõi Ta Bà

Tam Khổ:
1. Khổ khổ: mang thân sắc người nặng nề, nhơ uế, sống nay chết mai nầy đã khổ lắm rồi, mà trên cái khổ đó lại còn chồng thêm không biết bao nhiêu là sự khổ khác nữa, như già, bệnh, đói khát, nóng rét..v..v..
2. Hoại khổ: vô thường biến đổi, thân mạng như chỉ mành, tang thương xây chuyển, như sương đầu cỏ.
3. Hành khổ: trong mỗi niệm, tâm tưởng, biến chuyển luôn không ngừng.

Bát Khổ:
1. Sanh khổ: ở thai bào tối tăm nhơ uế, lọt lòng khổ trăm bề.
2. Lão khổ: lụm cụm già nua, mắt mờ tai điếc, trí lãng, lưng mỏi, gối dùn, mặt nhăn đầu bạc.
3. Bệnh khổ: đau rên bứt rứt, nhức nhối xót xa, ngồi nằm không yên, đi đứng không được.
4. Tử khổ: ngộp mệt, lộn tròng, méo miệng, chuyển xương, gân rút.
5. Cầu bất đắc khổ: lợi danh không toại, muốn phước trở mang họa, cầu thọ mà yểu vong.
6. Ái biệt ly khổ: cốt nhục phân tán, sanh biệt tử ly.
7. Oán tắng tội khổ: oan gia, đối đầu, cừu thù gặp gỡ.
8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: thân tâm dời đổi biến diệt, phút phút chẳng dừng, như ngọn lửa phừng phừng không khác.

6.2 Vui ở Cực Lạc

Tam Lạc:
1. Lạc trung lạc: thân cùng độ đều thù thắng, thân nhẹ, cõi xinh, ấm no, khương kiện...
2. Bất biến hoại lạc: thân mạng trường tồn, cõi nước không thiêu diệt...
3. Bất động trí lạc: định huệ dung thông, chánh tri bất động...

Bát lạc:
1. Sanh Lạc: thác chất liên hoa, thanh tịnh hóa sanh..
2. Vô lão lạc: mãi mãi trẻ trung, không già không yếu...
3. Vô bịnh lạc: hằng hằng khương kiện, không bệnh, không đau yếu...
4. Vô tử lạc: thọ mạng vô cùng, trường sanh bất diệt...
5. Toại nguyện lạc: tùy ý quả toại, y thưc tự nhiên...
6. Vô ái biệt ly lạc: bạn lành hải chúng, thân cận không rời..
7. Vô oán tắng hội lạc: thuần là Thượng-Thiện-Nhân, đồng tâm xứng ý..
8. Vô ngũ ấm thạnh lạc: thân tâm thanh tịnh, thường trụ không dời..

Không đâu khổ bằng Ta Bà, không đâu vui bằng Cực Lạc, vì thế mọi người nên nhàm lìa chốn Ta bà mà nguyện về chốn Cực Lạc.

[7]. Bốn báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Trong đây nói bốn báu mà chính là gồm bảy báu: vàng ,bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, và mã não. Trong Quán Kinh nói: hoặc có thứ cây thuần bằng vàng, hoặc có thứ cây thuần bằng bạc..v..v.. hoặc có thứ cây thân vàng lá bạc, nhánh lưu ly..v..v.. - Dầu bằng chất thất bửu chớ vẫn là cây sống, cũng như cây bên này bằng chất gỗ.

[8]. Trong đây nói đất là chỉ thuận theo tiếng nầy mà gọi thế, chớ chính thật cõi cực lạc thuần bằng chất vàng.. Tuyệt không có thứ đất bùn cát sỏi. - Tám công đức của nước trong ao bên Cực Lạc:trong sạch, nhẹ nhàng, mát mẻ, ngon ngọt, đượm thuần, êm đềm hòa huỡn, uống vào hết đói khát, và bổ khỏe thân tâm.

[9]. Người nước Cực Lạc đều có thần túc thông, trong nháy mắt có thể đi trải qua vô lượng thế giới. Ði kinh hành là đi vòng quanh chậm rãi, vừa đi vừa suy gẫm tưởng niệm những pháp lành. Phật, Pháp và Tăng... Ði kinh hành có hai điều lợi ích: (1) Thâu nhiếp tâm tưởng vào chánh niệm, phục trừ tà niệm loạn tưởng cùng biếng lười ngủ nghỉ, và (2) điều hoà thân thể, huyết khí lưu thông, tiêu hóa dễ dàng.

[10]. Tinh, tấn, niệm, định, huệ: người tu hành có năm đức nầy thời vững chắc trên đường đạonhư cây có rễ nên gọi là ngũ căn (cội rễ). Nếu tất cả cảnh duyên không thể khuấy rối làm lay động được, thời năm đức trên gọi là ngũ lực (sức mạnh). Thất Bồ Ðề Phần cũng gọi là Thất giác chi (7 đức giác ngộ) là Trạch pháp, Niệm, Tinh tấn, Hỉ, Khinh an, Ðịnh, và Xả. Bát Thánh Ðạo Phần là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, và Chánh định. Ồ trong cõi Ta bà nầy, những loài chim nhiếp thuộc vào súc sanh đạo, một ác đạo trong lục đạo, do ác nghiệp tội khiên mà chiêu cảm ra khổ báo ấy. Chim bên Cực Lạc thời khác hẳn, không phải là giống vật do tội báo cảm vời sanh ra, mà do thần lực của đức A Di Ðà biến hóa ra để làm cho pháp âm được lưu chuyển khắp trong nước.

[11]. Ðoạn nầy là đức Phật tự định danh nghĩa của ba đức A di Ðà, vì có hai điều vô lượng: (1) Vô lượng quang, (2) Vô lượng thọ, nên đức Phật bên nước Cực Lạc hiệu là a Di Ðà.

[12]. A-bệ-bạt-trí (Phạn âm) Hán dịch là bất thối chuyển, vào bực này thời một mực đi trên đường Thánh thẳng đến thành Phật, không còn bị thối sụt xuống phàm phu hay Tiểu thừa nữa. Tất cả mọi người được sanh về cõi Cưc Lạc đều vào bực bất thối cả, trong hàng bất thối lại có vô số bậc nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát (vì Bồ tát chỉ còn là Bồ tát trong một đời hiện tại, mãn đời hiện tại thời thành Phật, như hiện nay đức Di Lặc Bồ tát ở cung trời Ðâu Suất nội viện là bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát vậy). Các bậc Thượng thiện nhân là chỉ các bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát.

[13]. Cõi Cực Lạc thù thắng trang nghiêm, phải có nhiều căn lành phước đức mới được sanh về đó. Niệm Phật được nhất tâm bất loạn thời là thành tựu căn lành phước đức rất lớn, đến khi lâm chung đức Phật A Di Ðà cùng Quán Thế Aâm Bồ tát, Ðại Thế Chí Bồ tát ..phóng quangđến rước, quyết định đặng sanh cõi Cưc Lạc. - Niệm Phật không còn móng tưởng gì khác, không có mảy may thinh sắc gì khác xen vào, vững vàng không xao động gọi là nhứt tâm bất loạn.

[14]. Người tu Tịnh Ðộ phải có đủ ba điều: Tín (tin thật), Hạnh (chuyên tâm niệm Phật) và Nguyện (thiết tha muốn được sanh về cõi Cưc Lạc) Trong ba điều nầy, lòng tin đứng trước cả mà cũng là nền tảng của tất cả căn lành vì thế nên chư Phật ở sáu phương đồng khuyên bảo, cho mọi người sanh lòng tin chắc chắn quyết định.

-- Hằng hà sa số: là số cát sông Hằng. Sông Hằng là con sống lớn bên Thiên Trúc, nguồn từ dãy núi Hi Mã, chảy ngang xứ Thiên Trúc, đổ vào Aán Ðộ Dương. Lòng sông và hai bên bãi có cát rất nhiều và rất mịn. Ðương thời đức Phật thường nói pháp gần bên sông, nên phàm khi muốn chỉ một số lớn quá nhiều thời mượn số cát trong sông Hằng mà nói.

-- Tướng lưỡi rộng dài biểu tượng của sự thành thật. Trong kinh nói người nào chót lưỡi liếm đến đầu mũi, thời người ấy trong ba đời đã qua không hề có một lời nói dối. Lưỡi dài liếm đến đầu mũi còn như thế, huống nữa là rộng dài trùm khắp cả thế giới?

-- Một thái dương hệ là một tiểu thế giới. Một nghìn tiểu thế giới là một tiểu thiên thế giới. Một nghìn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới. Một nghìn trung thiên thế giới là một thế giới trải qua ba lần nhân cho số nghìn, nên gọi là Tam thiên đại thiên thế giới [1 tiểu thế giới x 1.000 x 1.000 x 1.000 = Ðại thiên thế giới].

- Ðại thiên thế giới của ta ở đây tên là Ta Bà dịch là Kham khổ ngụ ý rằng trong cõi nầy có vô lượng sự thống khổ, mà chúng sanh trong đó vẫn kham chịu được.

[15]. Ngũ Trược: (1) Kiếp trược: kiếp là chỉ cho thời đại, thời gian. Trong thời đại nào mà có các món trược dưới đây thời là thời đại đục nhơ. (2) Kiến trược: Những điêu mê chấp, tà kiến, điên đảo... (3) Phiền não trược: Các tâm niệm bất thiện như tham, sân, si, mạn bất tín... (4) Chúng sanh trược: Năm ấm (sắc, thọ,) hiệp hội sanh diệt chẳng dừng. (5) Mạng trược: Số thọ rất ngắn, sống nay chết mai, mạng sống trong hơi thở. Bốn món trên đây tánh cách nhiễu não, sai lầm, biến đổi vô thường nên gọi là trược (nhơ đục).

(Source: Hoa-Sen web page, http://www.jps.net/hoasen/ )


English version:

Sutra of the Buddha's Teaching On Amitabha

(Amitabha Sutra, Shorter Amitabha Sutra, Shorter Sukhavati-Vyuha Sutra
translated to Chinese by Kumarajiva, 402 CE)

Thus I have heard, at one time the Buddha dwelt at Shravasti, in the Jeta Grove in the Garden of the Benefactor of Orphans and the Forlorn, together with a gathering of Great Bhikshus, twelve-hundred fifty in all, all Great Arhats well-known to the assembly: Elders Shariputra, Mahamaudgalyayana, Mahakasyapa, Mahakatyayana, Mahakausthila, Revata, Suddhipanthaka, Nanda, Ananda, Rahula, Gavampati, Pindola-Bharadvaja, Kalodayin, Mahakaphina, Vakkula, Aniruddha, and others such as these, all Great Disciples, together with all the Bodhisattvas, Mahasattvas: Manjushri, Prince of Dharma; Ajita Bodhisattva, Gandhastin Bodhisattva, Nityodukta Bodhisattva, and others such as these, all Great Bodhisattvas, and together with Shakra, Chief among Gods, and the numberless great multitudes from all the heavens.

At that time, the Buddha told the Elder Shariputra, From here, passing through hundreds of thousands of millions of Buddhalands to the West there is a world called Utmost Happiness. In this land a Buddha called Amitabha right now teaches the Dharma.

Shariputra, why is this land called Utmost Happiness? All living beings of this country never suffer, but enjoy every bliss. Therefore it is called Utmost Happiness.

Moreover, Shariputra, this land of Utmost Happiness is completely surrounded by seven tiers of railings, seven layers of netting, and seven rows of trees, all formed from the four treasures, and for this reason called Utmost Happiness.

Moreover, Shariputra, in the land of Utmost Happiness are pools of the seven jewels, filled with the waters of eight meritorious qualities; the bottom of each pool is pure, covered with golden sands. On the four sides climb stairs of gold, silver, lapus lazuli, crystal, mother-of pearl, rubies, and carnelian.

In the pools bloom lotuses as large as carriage wheels with colors of green light, red light, yellow light, and white light, subtle, rare, fragrant, and pure. Shariputra, the Land of Utmost Happiness is crowned in splendor and virtues such as these.

Moreover, Shariputra, in this Buddhaland heavenly music always plays, and the ground is made of gold. In the six periods of the day and night a heavenly rain of mandarava flowers falls, and throughout the clear morning, each living being of this land offers sacks filled with myriads of wonderful flowers to the hundreds of thousands of millions of Buddhas of the other directions. At mealtime they return to their own countries and after eating they walk about. Shariputra, the Land of Utmost Happiness is crowned in splendor and virtues such as these.

Moreover, Shariputra, in this country there are always rare and unusual birds of many kinds and colors: white geese, cranes, peacocks, parrots, egrets, kalavinkas and two-headed birds. In the six periods of the day and night the flocks of birds sing forth harmonious and elegant sounds. Their clear and joyful calls proclaim the Five Roots, the Five Powers, the Seven Limbs of Bodhi, the Eightfold Path of Sages, and dharmas such as these. When living beings of this land hear their calls they are altogether mindful of the Buddha, mindful of the Dharma, and mindful of the Sangha.

Shariputra! Do not say that these birds are born as retribution for their sins. And why not? Because in this Buddhaland the three evil paths do not exist. Shariputra, even the names of the three evil paths are unknown in this Buddha's land; how much the less could they actually exist! Wishing to proclaim the Dharma's sound far and wide, Amitabha Buddha created these multitudes of birds by transformation.

Shariputra, in that Buddhaland when the gentle winds blow, the rows of jewelled trees and jewelled nets reverberate with fine and wondrous sounds, as a symphony of one hundred thousand kinds of music played in harmony. All who hear these sounds are naturally mindful of the Buddha, mindful of the Dharma, and mindful of the Sangha. Shariputra, the Land of Utmost Happiness is crowned in splendor and virtues such as these.

Shariputra, what do you think? Why is this Buddha called Amitabha? Shariputra, the brilliance of that Buddha's light is measureless, illumining the lands of the ten directions everywhere without obstruction. For this reason he is called Amitabha.

Moreover, Shariputra, the lifespan of that Buddha and that of his people extends for measureless, limitless asamkhyeyas of kalpas. For this reason he is called Amitayus. And, Shariputra, since Amitabha became a Buddha, ten kalpas have passed.

Moreover, Shariputra, that Buddha has measureless, limitless asamkheyas of Sound-Hearer disciples, their number incalculable. So too is the assembly of Bodhisattvas. Shariputra, that Buddhaland is crowned in splendor and virtues such as these.

Moreover, Shariputra, the living beings born in the Land of Utmost Happiness are all avaivartika. Among them are many who in this very life will dwell in Buddhahood. Their number is extremely many; it is incalculable. And only in measureless, limitless asamkyeyas of kalpas could they be counted.

Shariputra, those living beings who hear of this should vow: I wish to be born in that country. And why? Because those who are born there assemble in one place with people whose goodness is unsurpassed. Shariputra, if one has few good roots, blessings, and virtues, one cannot be born in that land.

Shariputra, if there is a good man or good woman who hears of Amitabha and holds his name whether for one day, two days, three, four, five days, six days, as long as seven days with one mind unconfused, when this person nears the end of life, before him will appear Amitabha and all the Assembly of Holy Ones. When the end comes, his mind will not be utterly confused, and in Amitabha's Land of Utmost Happiness he will quickly be reborn. Shariputra, because I see this benefit, I speak these words; and, if living beings hear this teaching they should make the vow: I wish to born in that land.

Shariputra, just as I now praise the inconceivable benefits arising from the merit and virtue of Amitabha, so too in the East does Akshobya Buddha, Sumeru Likeness Buddha, Great Sumeru Buddha, Sumeru Light Buddha, Wonderful Sound Buddha; all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all the Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.

Shariputra, in the Southern World, Sun-Moon Lamp Buddha, Sumeru Lamp Buddha, Celebrated Light Buddha, Great Radiant Shoulders Buddha, Sumeru Lamp Buddha, Measureless Vigor Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.

Shariputra, in the Western World, Measureless Life Buddha, Infinite Features Buddha, Measureless Curtain Buddha, Great Light Buddha, Great Clarity Buddha, Jewelled Likeness Buddha, Pure Light Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, protecting and bearing it in mind.

Shariputra, in the Northern World, Radiant Shoulders Buddha, Most Glorious Sound Buddha, Invincible Buddha, Sun-Birth Buddha, Luminous Net Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.

Shariputra, in the World Below, Lion Buddha, Well-Known Buddha, Celebrated Light Buddha, Dharma Buddha, Dharma-Curtain Buddha, Upholding Dharma Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.

Shariputra, in the World Above, Pure Sound Buddha, Constellation King Buddha, Superior Fragrance Buddha, Fragrant Light Buddha, Great Radiant Shoulders Buddha, Varicolored Jewels-Adorned Body Buddha, Sala Tree King Buddha, Jewelled Flower of Virtue Buddha, Discerning All Meanings Buddha, Like Sumeru Mountain Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.

Shariputra, what do you think? Why is it called Sutra which all Buddhas protect and bear in mind? Shariputra, if a good man or good woman hears this sutra and upholds it, and hears the names of all these Buddhas, this good man or good woman will also be one whom all Buddhas protect and bear in mind, and will attain non-retreat from anuttarasamyaksambodhi. Therefore, Shariputra, all of you should believe and accept my words and the words all Buddhas speak.

Shariputra, if there are people who have already made the vow, who now make the vow, or who will make the vow, I wish to be born in Amitabha's country, these people, whether born in the past, now being born there, or to be born there in the future, will all attain non-retreat from anuttarasamyaksambodhi. Therefore, Shariputra, all good men and good women who believe should make the vow, I wish to be born in that country.

Shariputra, just as I now praise the inconceivable merit and virtue of all Buddhas, all those Buddhas also praise my inconceivable merit and virtue, saying these words: Shakyamuni Buddha can accomplish extremely difficult and rare deeds in the Saha Land during the evil time of the Five Turbidities: during the time turbidity, the views turbidity, the affliction turbidity, the living beings turbidity, and the lifespan turbidity. He can attain anuttarasamyaksambodhi and for the sake of living beings proclaim this Dharma, which the whole world finds hard to believe.

Shariputra, you should know that I, in the evil time of the Five Turbidities, perform these difficult deeds, attain anuttarasamyaksambodhi, and for the entire world proclaim this Dharma which is difficult to believe, extremely difficult!

After the Buddha spoke this Sutra, Shariputra, all the Bhikshus, and the entire world of gods, humans, asuras, and others, hearing what the Buddha had said, joyously delighted in it, faithfully accepted it, bowed and withdrew.

(Source: Buddhist Text Translation Society, http://www.drba.org/ )


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 09-09-2002