BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikàya)

Hạnh Tạng
(Cariyà-pitaka)

Anh ngữ: I. B. Horner
Việt ngữ: Tỳ kheo Thiện Minh


[00]

Lời nói đầu

 

Bản dịch Hạnh Tạng (Cariyàpitaka - CP) bằng tiếng Anh được Tiến sĩ B.C Law (BCL) xuất bản ở SBB, bộ thứ 9 năm 1938, mang tựa đề tuyển tập "Những tính cách phẩm hạnh" (The collection of the ways of conduct) cùng với bản dịch Phật Tông (Buddhavamsa) của ông ta. Tôi không biết những bản dịch tiếng Anh khác. Những lý do cho việc dịch lại Hạnh Tạng cũng giống như việc dịch lại bản kinh Phật Tông (Buddhavamsa - BV)[1]. Tôi đã dịch toàn bộ tác phẩm văn vần này thành văn xuôi như là với bản kinh Phật Tông.

Bản dịch này dựa trên (1) kinh văn tiếng La tinh do Richard Morris biên tập (Ee), cùng với kinh văn Phật Tông của ông ta do hội Pàli Text Society (PTS) xuất bản 1882 [2], (2) The Simon Hewa Vitatarne Bequest xuất bản ở Colombo 1950 (Ce). (3) Chatthasangàyana xuất bản ở Rangoon, năm 1961 (Be), liên hệ với (4) do D. L. Barua's xuất bản bằng tiếng La tinh của bản Chú giải Hạnh Tạng (Cariyàpitakatthakathà - CPA) do PTS xuất bản năm 1939. Người ta hy vọng rằng bản dịch tiếng Anh của bản Chú giải có thể được PTS phát hành trong một vài năm tới.

Thông thường Hạnh Tạng là những lời đức Phật Gotama truyền dạy cho ngài Sariputta[3], như Phật Tông, Hạnh Tạng được xem như là cuốn thứ 15 và cuốn cuối cùng trong Tiểu bộ kinh (Khuddakanikàya). Những vị trùng tuyên Trường bộ kinh (Digha-bhànakas) loại bỏ cuốn này, tuy nhiên từ tạng kinh người ta cho rằng những vị trùng tuyên Trung bộ kinh (Majjhima-bhànakas) chấp nhận nó cùng với Phật Tông và Bổn sư kinh[4] hợp thành "Ba truyền thuyết lịch sử" như ông B. M. Barua gọi chúng[5].

Tựa đề "Hạnh Tạng", được người ta chọn cho bản dịch hiện nay, dường như là một câu chuyện thần tiên diễn tả về Hạnh Tạng và tên gọi được Tiến sĩ E. J. Thomas[6] và Giáo sư Lamotte[7] chấp nhận. Bộ kinh giữ cách diễn tả thông thường về "Tạng" cũng như ở Tam Tạng, ba tạng kinh điển nằm trong Pàli tạng; và "Hạnh" (cariya) hỗ trợ cho điểm này mà sự quan tâm độc nhất của tác phẩm này là để trình bày, kết hợp lại thành một tạng, một tuyển tập về những tình tiết, về những phẩm hạnh không giống nhau của vị Bồ-tát cũng như những thành quả trong những tiền kiếp của ngài khi ngài tiến hành làm tròn mười pháp độ (Ba-la-mật) của một vị Bồ-tát cho việc tích lũy công đức để chuẩn bị trở thành một vị Chánh đẳng Chánh giác. Trong thực tế, nhà chú giải Dhammapàda, giải thích[8] rằng Tạng được dùng ở đây như là lời dạy truyền thống của vị đạo sư về năng lực phẩm hạnh của ngài trong những tiền kiếp hoặc nó là Chánh tạng nói về các vấn đề liên quan đến phẩm hạnh của ngài trong kiếp quá khứ.

Hạnh Tạng là công trình kinh điển Pàli duy nhất có tựa đề[9] trong tạng kinh. Ở sự ghi nhận này, Tiến sĩ Lily de Silva nói rằng[10] dường như đã có nhiều công trình về sau của tông phái Ðại thừa mô phỏng theo kiểu cách này. Bà cho thí dụ về tạng Angulimàla, Vaitulyap, Varnap và Vedallapitaka, ngoài ra có hai công trình khác nữa: tạng Sankhàra có thể là của Ðại thừa hoặc có thể không, và tạng Sankhiya có thể là "một công trình sau này được biên soạn ở Miến Ðiện và Thái Lan"[11] dường như là của bộ phái Theravàda. Winternitz lưu ý đến tạng Boddhisattva (Bồ-tát) được đề cập trong kinh điển Trung Quốc do ngài Huyền Trang dịch "gồm có những bản kinh dài trong bộ phái Ðại thừa"[12] và đối với tạng Boddhisattva, rõ ràng có đến 49 bài kinh được tuyển chọn trong bộ Ratnakàta[13]. Ông cũng đề cập[14] đến bộ kinh Siksasamuccaya[15] ở trang 190, hình thức hiểu biết được mô tả ở luật Bồ-tát kể luôn cả việc nghiên cứu tạng Bồ-tát, và ở trang 311, hai phần trích dẫn được lấy ra từ "thánh tạng Bồ-tát". Theo quan điểm của Warder cho rằng Hạnh Tạng "là một tuyển tập nhỏ của Túc sanh truyện (Jàtaka) mà người ta không được biết là nó tương tự, do bởi những ý tưởng đối nghịch, tạng Bồ-tát đã được một trong những trường phái Ðại Chúng Bộ (Mahàsangha)[16] sáng tác", cần nói thêm rằng bộ này bao gồm 12 chương tất cả đều liên quan đến triết lý cơ bản của Lục độ[17] như được người ta công nhận của tông phái Ðại thừa thay vì Thập độ của Phật giáo nguyên thủy[18]. Những sự dẫn chứng ngắn gọn này đối với những phần biên soạn của Ðại thừa có tên của chúng ở trong tạng nhưng không có chứng cớ để tự hào, tuy nhiên, thậm chí về sau Hạnh Tạng là công trình của Ðại thừa. Nhưng nó vẫn được khẳng định là của Nguyên thủy.

Cuối cùng[19] ông D. L. Barua nhận thấy một điều lạ lùng rằng nó được gọi là Hạnh Tạng, cho bởi một sự thay đổi tựa đề mà có lẽ người ta có ý định cho biết rằng nó có sẵn. Buddhàpadàniyam, như đã được trình bày ở lời kết luận của Hạnh Tạng, và hai lần ở bản chú giải[20]. Tựa đề này dường như muốn nói đến những kỳ công liên quan đến đức Phật, nhưng trái lại chắc hẳn đối với Bồ-tát (Boddhisatta) thì đúng hơn tuy vậy ngài chưa hẳn thành Phật nhưng đã có tính Bồ-tát rồi để thực hiện những phẩm hạnh dũng cảm như thế nó sẽ mang lại những pháp độ để đi đến sự viên mãn.

Một công trình khác ở Khuddaka-nikàya (Tiểu Bộ) và Apadàna (AP - Kinh Thí dụ); bắt đầu với những từ "atha Buddhàpadànàsi sunatha", và người ta không có nghi ngờ được xuất xứ từ những phần này, tên Buddhàpadàna xuất hiện như là tên của những phần AP[21] thứ nhất và thứ 39. Những phần này kết thúc với một lời phát biểu giống nhau mà nó cũng giống như với kết thúc của Hạnh Tạng (CP), ngoại trừ AP phần 1 đọc Buddhànam apadàniyam, phần 39 Buddhàpadànam đối với Buddhàpadàniyam[22] của Hạnh Tạng. Phần AP sau này cũng đọc Pubbacaritam đối với Cariyam của Hạnh Tạng, nhưng trái lại phần 1 đọc là Buddhàcaritam, V.I cariyam. Mặc dù phần AP 1 và 39 cả hai đều được mô tả như là Buddhàpadàna, chúng không có liên hệ nhiều với phần khác mà cũng không có sự kiện liên hệ đến Hạnh Tạng. Có thể có một sự khó khăn như thế của sự đặt tên làm cản trở những người lúc ban đầu cố gắng đặt tên công trình mà đã được lưu truyền như là Hạnh Tạng.

Nó được đề cập do bởi tên này ở bản chú giải Phật Tông 61, Túc sanh truyện I. 47, bản chú giải Bổn sư kinh 51, theo sau một số câu kệ của Hạnh Tạng đã được trích dẫn; ở Túc sanh truyện IV 406, trích dẫn I. 8. 16; ở Mi Tiên vấn đáp 281, ở I. 9. 53 được kể lại và qui cho đức Phật; và Thanh Tịnh đạo 304 trích dẫn II. 2. 6 và II. 3. 2-5 nhưng không có đưa ra nguồn gốc. Chú giải Trưởng lão Tăng kệ 1. 10 đề cập rằng bản Chú giải Hạnh Tạng chứa đựng một bằng chứng rõ ràng về các sự kiện giữa thời kỳ Bồ-tát phát nguyện thành Phật và sự tái sinh của ngài ở cõi trời Ðâu Suất (Tusita). Ðiều này không phù hợp với mục đích để bày tỏ về việc diễn tả những sự kiện Hạnh Tạng chỉ trong kiếp này[23]. Nhưng Hạnh Tạng không minh chứng những câu chuyện nó có liên quan đến sự việc đã xảy ra vào ngay lúc ba vị Phật đầu tiên của quả đất này đã tồn tại hoặc ở những khoảng thời gian giữa những câu chuyện này.

Ðược xem là sau thời kỳ vua A Dục[24], Hạnh Tạng là một tuyển tập gồm có 35 câu chuyện, mỗi câu chuyện mô tả phẩm hạnh được đức Bồ-tát thực hành khi còn luân hồi, có kiếp là chư thiên, người, thú vật, chim, rắn hoặc cá[25] ngài đang củng cố mục đích to lớn, qua nhiều kiếp ngài đã tự mình đạt được quả toàn giác bằng cách thực hành từ từ mười pháp độ.

Những câu chuyện này được chia làm ba phẩm. Phẩm đầu gồm 10 câu chuyện miêu tả về Bố thí độ (Bàna); phẩm thứ hai cũng gồm có 10 câu chuyện, tất cả đều mô tả về Trì giới độ (Sìla); và phẩm thứ ba gồm có 15 câu chuyện, năm chuyện đầu liên quan đến Xuất gia độ (Nekkhamma), chuyện tiếp theo nói về Quyết tâm độ (Adhidhàna), sáu câu chuyện tiếp là Chân thật độ (Sacca), hai câu chuyện tiếp theo về Từ tâm độ (Metta) và chuyện cuối cùng là Xả tâm độ (Upekkha). Phần này dành cho một trong những lời kệ kết thúc (envoi) số 9, để nói lên những độ như là trí tuệ, tinh tấn và nhẫn nại mà Bồ-tát cũng đã đạt được. Chúng thật sự được bao hàm trong tuyển tập Trí tuệ, được hàm ý bởi thuật ngữ Pandita, trong những tựa đề của Hạnh Tạng. I. 10, III. 5, 6, 8; Tinh tấn ở II. 2, 3, II. 10. 2 khi Bồ-tát quyết chí thực hiện về bốn yếu tố tinh tấn, một công cụ lớn lao cho sự giác ngộ, bởi vì không có nó thì Bồ-tát không đạt được đạo quả, và kiên nhẫn chúng ta có thể nhận ra trong câu chuyện của vị Bồ-tát Temiya, III. 6, và ở những câu chuyện khác.

Tuy vậy ông D. L. Barua[26] và ông R. Morris[27] đều có cùng quan điểm, Hạnh Tạng thì chưa đầy đủ bởi vì những câu chuyện tượng trưng ba độ này thì hoàn toàn thiếu đi. Hiển nhiên Rhys Davids[28] cùng quan niệm với Morris, cho rằng người biên soạn muốn nói đến 100 câu chuyện, 10 câu chuyện cho mỗi độ như ở trang 2 phẩm đầu. Người ta cũng đề cập đến một truyền thống mà Asvaghosa đã bắt đầu viết một tác phẩm đưa ra mười lời kệ cho mỗi phần của mười pháp độ nhưng ông ta đã qua đời khi chỉ thực hiện được ba mươi bốn phần đầu. Nói một cách khác, như được Morris ghi nhận, "Jàtakamàlà gồm có 35 câu chuyện về tiền kiếp, 10 câu chuyện của nó có tựa đề giống như Hạnh Tạng[29]". Barua cho rằng những giả thuyết chính xác hơn được người ta cho là sự mất mát những phần này liên quan đến ba pháp độ chưa được trình bày về những tình huống mà chúng được đề cập trong lời kệ kết thúc (envoi) và Phật Tông, đối với Hạnh Tạng tạo nên một hình thức phụ chú, đề cập chính xác mười pháp độ. Có thể là những lá Ola (lá bối) - dùng để ghi chép kinh điển - đã bị hư hỏng qua thời gian, bởi con người và côn trùng. Ngoài ra, thỉnh thoảng nó bị mất đi hoặc bị rách hoặc không bị thay thế[30]. Nếu như một số điều kiện không may xảy ra đối với Hạnh Tạng như thế, sự hỗ trợ có thể được nhận ra đối với những giả thuyết của Barua về sự mất mát của nó. Nhưng nó còn gặp khó khăn để giải thích cho thỏa mãn về những sự tương phản một số câu chuyện được đề cập đến những độ như là một công trình có giá trị. Tuy nhiên, tôi cho rằng nó đã được chấp nhận dù nếu không có bị mất mát những lá Ola, và dù rằng Hạnh Tạng chưa bao giờ được hoàn tất, nó vẫn sử dụng để nói lên tình huống cần thiết cho thấy, có lẽ là do một phần việc sùng kính đức Phật đang phát triển, cơ bản là làm thế nào để hoàn tất mười pháp độ để thành Chánh giác.

Mười pháp độ được đặt tên trong Phật Tông[31], và mỗi vị Bồ-tát thể hiện sự quyết tâm của mình để đạt được sự viên mãn bằng quyết chí và tu tập tinh tấn[32]. Ở trong Hạnh Tạng những điển hình của sự tu tập này đã được nói đến mà bỏ đi hình thức chuyện kể khác.

Tuy thế, với một mức độ nào đó Hạnh Tạng đã không đề cập đến nhưng một số kiếp trước của đức Phật được cho là ở kiếp này và không phải ở kiếp trước[33], và ở một khía cạnh nào đó Hạnh Tạng sắp xếp những tiền kiếp của đức Phật để thể hiện sự trưởng thành dần dần và hoàn thành những pháp độ, điều này độc nhất chỉ có trong kinh điển Pàli. Ðây là chủ đề duy nhất của nó. Tuyển tập Túc sanh truyện được bố trí trên một nguyên tắc khác, và mặc dù có một số câu chuyện đáng quan tâm của nó trình bày những nỗ lực tích cực của vị Bồ-tát cho quả vị Phật, và phải thực hiện chúng với bất cứ giá nào. Trong Thập độ, nỗ lực là điều tối cao và cũng có lẽ ở đây mà Thập độ được đặt tên và chúng ta phải tìm kiếm những điểm tương đồng giữa Hạnh Tạng và Túc sanh truyện. Tuy vậy, Hạnh Tạng không đơn thuần là bản sao phụ thuộc của Túc sanh truyện; nói chung thậm chí thực sự không có một câu kệ. Ðiều mà dường như Hạnh Tạng có khuynh hướng muốn thực hiện là đưa ra một sự kiện hoặc thậm chí một cá tính chẳng hạn như lòng quảng đại, được đề cập trong Túc sanh truyện, và biến nó thành lời kệ. Do đó có khả năng là không có hơn hai cuốn (I. 5, III. 8) và trong trường hợp đó tạo nên những sự nghi ngờ (III. 15), mỗi câu chuyện của Hạnh Tạng người ta có thể lần ra dấu vết của một Túc sanh truyện dài hơn mà nó mở rộng ra ở một vài điểm hoặc cô đọng lại nội dung cốt truyện[34]. Phụ chú bắt đầu của mỗi câu chuyện của Hạnh Tạng ở dưới trình bày tên và số của Túc sanh truyện để giữ nó tương đồng. D. L. Barua cũng cung cấp một danh sách mà từ đó người ta có thể dễ dàng nhận ra rằng các câu chuyện Túc sanh này có phạm vi từ số 35 đến số 547[35].

Một câu chuyện của Hạnh Tạng (III. 8) thì quá ngắn, chỉ một câu kệ thôi, vì bất cứ sự tương đồng có thể tin cậy được đối với Túc sanh truyện mà người ta có thể lần ra dấu vết[36], và một câu chuyện khác (I. 5, Mahà Govinda) dường như có nguồn gốc của nó trong bộ kinh và không có sự tương đồng ở Túc sanh truyện. Theo quan điểm sự phổ biến của câu chuyện Mahà Govinda và sự kiện cho rằng đối với Hạnh Tạng I. 4 có một bài kinh Mahà sudassana cũng như câu chuyện tiền thân Mahà Sudassana, người ta thường xem nó như thể là một điều không cần thiết để quan tâm để vẽ lên một cách độc đáo về Túc sanh truyện để mang lại phần bố thí lên đến mười câu chuyện, đương nhiên con số này thì cần thiết. Nếu như ở trường hợp này, Túc sanh truyện khác được đặt tên là Visayha[37], thì được tồn tại và được kể lại ít nhất là trong ba bản chú giải như là một điển hình của Bố thí độ[38]. Nếu như Túc sanh truyện được người ta xem là nguồn gốc duy nhất dường như lý do nhỏ này cho nên Visayha đã không có thể dùng để thay thế cho Mahà Govinda Suttanta.

Với phần cuối của Hạnh Tạng (CP. III. 15) muốn trình bày tâm Xả, độ thứ mười và là độ cuối cùng, có những vần đề chắc chắn được đưa ra khiến cho tôi có khuynh hướng đồng ý với Barua rằng sự tìm ra của ông BCL về Lomahamsa cariyà này với Túc sanh truyện Lomahimsa (số 49, tập I. 389 - 391) thì không làm cho người ta còn nghi ngờ nữa. Tiếc thay Barua đã không đưa ra những lý do để đánh dấu về nguồn gốc về Hạnh Tạng này bởi vì "chưa có thể tìm được dấu vết[39]". Theo tôi nghĩ rằng, bởi vì Hạnh Tạng. I. 5 có những sự tương đồng với Trường bộ kinh, giống như Hạnh Tạng phần III. 15 với Trung bộ kinh (Majjhima Sutta). Bởi vì cuối số 12; Mahàsìhanàda; một tựa đề thay đổi mà người ta có thể biết được nó với cái tên Lomahamsapariyàya. Mi Tiên vấn đáp đề cập nó dưới tựa đề này[40] và trích dẫn từ nó những lời giống như ở Túc sanh truyện, nhưng không xảy ra ở Hạnh Tạng.

Sau đó rồi đến một bài kệ ở Trung bộ kinh i. 79 và Túc sanh truyện 1-390 bắt đầu bằng Sotatto sosìno, bài kệ duy nhất ở Trung bộ kinh 12 hoặc Túc sanh truyện số 94. Nó không có ở trong Hạnh Tạng. Sau bài kệ này, Trung bộ kinh tiếp tục bằng một bản văn xuôi mà không có phần đối chiếu ở trong Túc sanh truyện, nhưng xuất hiện ở bài kệ trong Hạnh Tạng III. 15. I. Trích dẫn bài kệ này đầy đủ, chú giải Phật Tông 61, Túc sanh truyện i. 47, bản chú giải Appadàna 51 mô tả nó trong Túc sanh truyện Lomahamsa để minh họa Xả tâm độ. Trong ấn bản của Fausboll của Túc sanh truyện này từ Xả không xuất hiện. Một tác phẩm sau đó, Hatthavanagalla – Vihàravamsa đề cập đến Túc sanh truyện số 94 như là sự thể hiện tâm Từ[41], độ thứ chín, và Túc sanh truyện Ekaràja, số 303, là sự thể hiện nhất tâm, trong khi đó, theo bản chú giải Phật Tông 61 và Túc sanh truyện 1-47. Túc sanh truyện Ekaràja này là thể hiện tâm từ[42]. Hạnh tương đương của nó dường như ở Hạnh Tạng III. 14. Có lẽ sự việc này chỉ cho thấy rằng giữa một số độ người ta không tìm thấy sự khác biệt giữa chúng.

Nói đến tư cách của những đứa trẻ trong làng: Túc sanh truyện số 44 đã không đề cập chút nào về chúng. Ở Trung bộ kinh i 79 chỉ đưa ra một khía cạnh; người ta chỉ đề cập về thái độ thô lỗ của chúng, mặc dù đức Phật bảo đảm với ngài Xá Lợi Phất rằng ngài không có các tâm hãm hại chúng, đó là sự việc để cho ngài thực hành tâm xả. Ðây không phải là một độ nhưng là phần cuối của tứ vô lượng tâm. Trái lại Hạnh Tạng III 15 lại nói một cách khéo léo về tư cách những đứa trẻ khác ở trong làng thì lại tử tế. Giữa những đứa trẻ này và những đứa trẻ thô lỗ Bồ-tát vẫn không có sự thiên vị (Tulàbhùta), và đây là điều cho ngài thực hành xả độ[43]. Dường như người ta cho rằng Hạnh Tạng đã phát huy một chủ đề có ở trong Trung bộ kinh nhưng không có trong Túc sanh truyện, và bằng cách bổ sung thêm những đứa trẻ tử tế để chuyển đổi tứ vô lượng tâm thành xả độ.

Sự bất thường cuối cùng trong tài liệu kinh điển rắc rối này mà tôi chỉ có thể nói đến một cách tóm tắt trong khía cạnh thời gian vào lúc những sự kiện ghi nhận mà người ta có thể phỏng đoán rằng đã được diễn ra. Túc sanh truyện số 94 mở đầu bằng cách viết rằng, "trong quá khứ, cách đây 91 kiếp", nó cũng là quan điểm của Chú giải Trung bộ ii 49 ở Trung bộ kinh 12. Nhưng chính bản kinh này đã không đưa ra sự nhận định như thế, luôn cả Hạnh Tạng và bài chú giải Hạnh Tạng cũng không[44]. Và đối với chúng, những điều đã thực hiện chắc hẳn là một lỗi lầm. Bởi vì, như tôi đã nói trước đây, ý định thừa nhận của nhà biên soạn Hạnh Tạng[45], là "để qua một bên phẩm hạnh trong quá khứ, tôi sẽ nói đến những phẩm hạnh trong kiếp này", được diễn giải bởi bộ chú giải là kiếp Bhadda này. Cách đây 91 kiếp Vipassin là vị Phật. Ngài sinh ra vào kiếp Sàra mà đi trước kiếp Bhadda này. Cho nên một lần nữa, ẩn sĩ lõa thể Àjìvika, của một bản Trung bộ kinh khác, số 71, thì có thể là giống như vị đạo sĩ lõa thể khác, Acelaka ở trong Túc sanh truyện số 94 đã đi xuất gia làm đạo sĩ cách 91 kiếp và đã tái sinh vào cõi trời[46]. Trung bộ kinh số 12 cũng như Hạnh Tạng III 15 không nói đến đạo sĩ lõa thể như thế: vào đời trước đạo sĩ được gọi là Acelaka (Trung bộ II 43 niccela, nagga, không có quần áo, lõa thể), và sau này không được người ta gọi là Àjìvika hoặc Acelaka[47]. Như vậy người ta đã cung cấp thêm một lý lẽ khác, mặc dù một sự phủ nhận và một điều không trung thực lắm, bởi vì chúng ta nhận thấy nhiều mối quan hệ hơn giữa Hạnh Tạng III 15 và Trung bộ kinh 12 hơn là giữa Hạnh Tạng III 15 và Túc sanh truyện số 94.

Vì vậy cho nên, người ta rất khó để tìm một cuốn Túc sanh truyện chủ yếu minh họa tâm xả (upekkhà)[48]. Chú giải Hạnh Tạng 2707 dường như ở giữa phần này khi nó giải thích rằng hạnh của Bồ-tát Mahàlomahinisa bao gồm từng độ, tâm xả được Bồ-tát thực hiện nổi bật hơn. Chắc hẳn nó là điều cơ bản để mang độ này hòa hợp với chín độ khác. Có lẽ vì lý do này, một tác phẩm của người Tích Lan thời trung cổ có tên là Saddhammaratnàkaraya, đề cập rằng "vị Bồ-tát đã hoàn tất xả độ qua nhiều kiếp chẳng hạn như Sarajàtaka". Tiếc thay người ta không thể tìm được tác phẩm này và dường như không có điều gì để thực hiện với câu chuyện Mahàsara và tiếp tục tác phẩm này đã không nói đến xả độ.

Ở một bản chú giải của người Tích Lan cho đến bài thơ Pàramisataka[49] bằng tiếng Pàli, dịch giả[50] đã đồng hóa chín câu chuyện dưới đây là tượng trưng cho tâm xả.

Bài kệ của nó:

97 Lomahanisa Jàtaka
98 Uraga Jàtaka
99 Mararodana Jàtaka
100 Ekaràja Jàtaka
101 Ananusociya Jàtaka
102 Kàlabàhu Jàtaka
103 Dharmdhvaja Jàtaka (Dhammadhaja số 220?)
104-105 Kanhadìpàyana và Cùlabodhi.

Sau câu chuyện cuối cùng ở mỗi phẩm trở thành nội dung của Hạnh Tạng đã được người ta sắp xếp, phần này được tiếp theo là một nhóm những câu kệ nhỏ. Trước mỗi phần của những câu chuyện Hạnh Tạng được xuất bản ở Rangoon - 1961, được thêm vào những từ Tass' uddànam, phần tóm tắt của nó, nghĩa là phần tóm tắt của toàn phẩm. Nó không đánh số những câu kệ tóm tắt này. Mặt khác Hạnh Tạng của Tích Lan, gọi chúng là Nigamanagàthà, và bắt đầu đánh số chúng trở lại, như vậy số 1-4 ở cuối phẩm I, 1 đến 3 ở cuối phẩm II, và 1 đến 10 ở cuối phẩm III. Bản Hạnh Tạng viết bằng tiếng La tinh đánh số chúng ngay vào con số của bài kệ cuối cùng về hạnh cuối cùng ở mỗi phẩm, như vậy 20 đến 23 ở cuối phẩm I 10.19, 8-10 ở cuối phẩm II 10.7 và 5–14 ở cuối phẩm III 15.4. Hạnh Tạng của Tích Lan xuất bản 1950 và Hạnh Tạng của Miến Ðiện được xuất bản 1961 có vẻ hợp lý bởi vì những bài kệ như vậy không có những bằng chứng mới về phẩm hạnh được Bồ-tát thực hiện, chúng đơn thuần chỉ là sự tóm tắt những tên của người hoặc những tình huống ở những tiền kiếp mà Hạnh Tạng đã ghi chép vào sử liệu khi Bồ-tát đang phấn đấu để thành đạt được điều này hoặc là độ kia để đi đến sự giác ngộ. Tôi đã đánh số toàn bộ nhóm cuối cùng của mười câu kệ mà dường như đối với tôi nó là một cách chính xác và thích hợp nhất. Hai câu kệ tóm tắt được gọi 1, 2 để làm cầu nối những câu kệ tóm ở cuối phẩm I và phẩm II. Và rồi năm câu kệ về một câu chuyện kể linh tinh được người ta đánh số trở lại bắt đầu với I, nhưng sau đó để tránh tính cách mô phạm, như vậy, 1-8 sự đánh số này thì liên quan đến ba lời kệ Nigamana đối với toàn bộ Hạnh Tạng.

Do đó chúng ta cần ghi nhận rằng có bốn bài kệ của phẩm III 15 được theo bởi một bộ gồm 10 lời kệ được phân chia do Dhammapala[51] trở thành Uddàna-gàthavannanà, bình giải về những câu kệ tóm tắt, Pakinnakakathà, chuyện linh tinh, và Nigamana-gàthàvannanà, bình giải về những câu kệ Nigamanagàthà. Hai câu đầu của một bộ mười câu kệ này là những câu kệ tóm tắt đến tác phẩm III. Năm câu tiếp, câu chuyện kể linh tinh, là một bản tóm tắt khúc chiết về Thập độ được xem như là ý nghĩa cho việc thành tựu sự giác ngộ, nhưng tất cả phần đầu của những câu kệ này cũng được người ta thấy ở Hạnh Tạng P.5f. Ba câu cuối là Nigamana đối với toàn bộ Hạnh Tạng và tóm tắt lời dạy của đức Phật mà chắc hẳn người ta có thể thấy được ở trong bất cứ tác phẩm nào của Phật giáo nguyên thủy và thực tế đã xuất hiện ở Hạnh Tạng P.6.

Bởi vì ba bộ của những lời kệ tóm tắt này được đề cập liên tục do bởi những con số của Hạnh Tạng viết bằng tiếng La tinh của Richard Morris xuất bản 1882 , như ở trong phụ lục Túc sanh truyện, tập VII 237, đã đặt những con số này vào trong ngoặc kép sau những số mới theo Hạnh Tạng của Colombo ấn hành 1950, mà tôi đã sử dụng trong phục lục của từ điển Pàli tên riêng ở cuối cuốn sách này, tôi hy vọng rằng đã phân biệt chúng bằng cách cho vào chữ S (= tóm tắt) trước những con số mới được chấp nhận trong bản dịch này, ví dụ II. 9. S2 thay thế cho phần II câu chuyện số 9, câu kệ số 2 của những câu kệ tóm tắt.

Một số ấn bản của Hạnh Tạng đã xuất hiện từ khi hội Pàli Text xuất bản đầu đầu tiên bằng tiếng La tinh vào năm 1882, hầu hết chúng dựa vào những bản thảo có tính cách xác đáng hơn của ông Richard Morris. Mặc dù tôi đã ghi nhận một số cách diễn giải khác nhau toàn bộ bản dịch này tuyệt nhiên không hoàn hảo. Tuy vậy trong khi tôi đang hoàn tất sự dịch thuật, tôi đã nhận được một tin mừng là giáo sư N. A Jayawickrama đã hoàn tất một ấn phẩm mới của Hạnh Tạng. Ấn phẩm này bây giờ đã được hội Pàli Text xuất bản cùng với ấn phẩm mới của ông ta về Phật Tông. Tất cả những cách diễn giải quan trọng về Hạnh Tạng được người ta xuất bản từ 1882 đã được tư vấn, mỗi sự giải thích khác nhau được trình bày ở phần bị chú, cho nên chắc hẳn là người ta đã xây dựng bằng tiếng La tinh xác thực hơn đối với Morris ở trong vị trí là người tiên phong xuất bản. Hội Pàli Text vô cùng biết ơn đối với giáo sư Jayawickrama về việc bổ sung thêm phần giá trị này cho những tác phẩm xuất bản. Tôi cũng mong muốn gửi đến ông lời cám ơn nồng nhiệt của mình về sự giúp đỡ cũng như những lời khuyên thú vị mà ông ta đã đưa ra khi đọc bản dịch đánh máy của tôi và đã giúp cho tôi tránh được nhiều sự giải thích sai lạc. Nhưng bởi vì sự bàn cãi dài dòng không có thực tiễn vì rằng chúng tôi ở những quốc gia khác nhau, cuối cùng tôi đi đến quyết định nhận trách nhiệm những lỗi lầm do mình gây ra.

London, tháng 7-1973
I. B horner

--ooOoo--

Ðầu trang | Lời nói đầu | 01 | 02 | 03 | 04

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 25-03-2002)


[Trở về trang Thư Mục]



[1] Xem lời nói đầu về lịch sử đức Phật.

[2] Bộ kinh tạng chữ viết Devanàgarì của dịch giả B.C Law, loại sách Ðông phương, số 7, Poona 1949, cho thấy ít sự khác biệt với bộ Hạnh Tạng viết bằng tiếng La tinh của Richard Morris, 1882.

[3] Chú giải về Hạnh Tạng do D. L. Barua biên tập 1939, 8f

[4]. Chú giải Trường bộ, 15; đối chiếu bản chú giải Trường bộ. 29. Cũng được chấp nhận như Luật tạng, 18.

[5] Kinh điển Tích lan, Calcutta xuất bản 1945, trang 72.

[6] Lịch sử tư tưởng Phật giáo, London, năm 1933 trang 273.

[7] Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ, Louvain xuất bản, 1958 trang 172.

[8] Chú giải theo Hạnh Tạng do D. L. Barua ấn hành 1939.

[9] Xem bộ kinh Jinakàlamàli. 100 ngữ căn (Niruttipitaka) đối chiếu với bản chú giải văn học Pàli, EC.143, n.2

[10] DAT, Lời giới thiệu, trang LXIII

[11] Cùng đề tài, trang LXIV, phần đầu của ba bộ này được đề cập ở Nikàyasangrahava, thế kỷ 15. Tác phẩm bằng chữ Thái Lan.

[12] M. Winternitz, lịch sử văn học Ấn Ðộ, bản dịch Anh ngữ, tập 2, 294.

[13] Cùng đề tài 328.

[14] Cùng đề tài, 294, n.y

[15] Ðược dịch bởi Bendall và Rouse, kinh điển Ấn Ðộ 1922.

[16] A. K. Warder, Phật giáo Ấn Ðộ , xuất bản ở Delhi, 1970, trang 298.

[17] Cùng đề tài trang 357.

[18] Xin xem Phật Tông I, 76.

[19] Bản chú giải Hạnh Tạng; lời nói đầu trang VI.

[20] Cùng đề tài như trên PP.8, 355. Tên thay đổi này không xuất hiện như được đề cập ở trong từ điển Pàli tên riêng.

[21] Phụ lục PP.6, 301.

[22] Những câu chuyện dũng cảm của đức Phật, xin xem những câu kệ kết thúc (envoi)

[23] Hạnh Tạng I. 1. 2; xem chú giải Hạnh Tạng. 20.

[24] Dịch giả BCL, Lịch sử văn học Pàli. 290; A.K. Warder: Pàli Metre, 95, 98.

[25] Rhys Daviels, Những câu chuyện tiền thân của Phật, Luân Ðôn, ấn hành 1880, P.Ci, liệt kê một số thời điểm vị Bồ-tát xuất hiện trong Túc sanh truyện Gàtaka bằng những hình thức này và những hình thức khác. Cũng có thể có những tiền kiếp khác không được ghi nhận trong Túc sanh truyện. RhD. Ví dụ đưa ra 20 kiếp là vị trời, nhưng theo Itivuttaka trang 15 có đến 36 kiếp.

[26] Bản chú giải Hạnh Tạng lời giới thiệu. Vif.

[27] Hạnh Tạng viết bằng chữ La tinh của Richard Morris, xuất bản năm 1882, lời giới thiệu trang 15.

[28] Những câu chuyện tiền thân của đức Phật trang P. liV.

[29] Hạnh Tạng viết bằng chữ La tinh của Richard Morris, xuất bản 1882, lời giới thiệu. XVI

[30] Kinh tạng, bản dịch của Nàịamoli, PTS xuất bản 1964, lời giới thiệu XIX.

[31] Tập II Tăng Chi bộ kinh. 117 ff.

[32] Xem Phật Tông và những lời dạy của Bồ-tát ở mỗi dịp ngài đã nghe lời dạy của vị Phật về quả vị Phật tương lai của mình.

[33] Hạnh Tạng. I. 2

[34] Ví dụ như Ruru.

[35] Bản chú giải Hạnh Tạng, lời giới thiệu Xif.

[36] Dịch giả B.C.L , lịch sử văn học Pàli, trang 299 thì hầu như đúng khi so sánh với bản Hạnh Tạng này vời Túc sanh truyện, số 73. Hai bản này không có phổ biến ngoại trừ từ sacca (chân thật), ở những từ ghép tạo nên những tựa đề của chúng.

[37] Số 340, Túc sanh truyện Màlà số 5 (ở đó được gọi là Avisayha).

[38] Tên gọi của vị Bồ-tát ở những kiếp khác nhau, kể luôn cả như là Visayha, đã đưa ra để minh họa về những độ mà ngài đã viên mãn vào những thời kỳ đó ví dụ bản chú giải Hạnh Tạng 272 ff, Túc sanh truyện, I 45 ff, bản chú giải Apadàna 49 ff; đối chiếu bản liệt kê ngắn hơn ở cuốn Mahàbodhivamsa 11.

[39] Bản chú giải Hạnh Tạng, phần giới thiệu. XII.

[40] Mi tiên vấn đáp trang 396, trích dẫn Trung bộ kinh, 1. 79.

[41] Hvv, phần giới thiệu trang XI.

[42] Dường như có một ít lầm lẫn ở đây, bản chú giải Apadàna 51 trích dẫn Túc sanh truyện Sàma, số 540 Về tâm Từ. Xem ở dưới Hạnh Tạng III 14, ghi chú.

[43] Hạnh Tạng III. 15. 4, và đối chiếu bài kệ ở chú giải Trung bộ kinh II, 49, chưa dưa truy tìm mà nó thật rất giống nhau.

[44] Ðặc biệt xem chú giải Hạnh Tạng 268 ở đó lời tường thuật như vậy chắc hẳn được người ta mong đợi nếu như nhà chú giải muốn thực hiện nó.

[45] Hạnh Tạng I 1.2 .

[46] Hãy xem 10 câu chuyện tiền thân của đức Phật của tôi, xuất bản ở Luân Ðôn, 1957, lời giới thiệu XXI.

[47] Bản dịch thông thường của Àjìvika là đạo sĩ lõa thể có thể được sửa lại là "du sĩ" để phân biệt ông ta rõ ràng hơn với đạo sĩ Acelaka.

[48] Tôi lấy làm biết ơn Đại đức Y. Dhammapàla đã cung cấp cho tôi nhiều thông tin trong đoạn văn này và kế tiếp.

[49] Ở số 100 như là con số của các bản Hạnh Tạng có lẽ được dự kiến để nói đến, xem phần trên, trang VI.

[50] Hòa thượng W. Deepankara Sthavira, Hội Sri Saddharmaprakasa, Dondra ấn hành 1921.

[51] Bản chú giải Hạnh Tạng 271ff.