Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Tạng Luật - Bộ Phân Tích Giới Bổn
Vinaya Pitaka -
Suttavibhanga

Phân Tích Giới Tỳ-khưu - II
(Bhikkhuvibhanga II)

Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


VIII. CHƯƠNG PĀCITTIYA (ƯNG ĐỐI TRỊ) (tt)

PHẦN CÓ SINH VẬT - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT:

[631] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Udāyi là cung thủ. Và các con quạ làm vị ấy không vui. Vị ấy sau khi bắn trúng các con quạ rồi đã chặt đầu và cắm thành xâu ở cây cọc nhọn. Các tỳ khưu đã nói như vầy:

- Này đại đức, ai đã đoạt lấy mạng sống các con quạ?

- Này các đại đức, chính tôi. Các con quạ làm tôi không vui.

Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao đại đức Udāyi lại cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật?

…(như trên)…

- Này Udāyi, nghe nói ngươi cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào cố ý đoạt lấy mạng sống sinh vật thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

[632] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Cố ý: sự vi phạm trong khi biết, trong khi có ý định, sau khi đã suy nghĩ, sau khi đã khẳng định.

Sinh vật nghĩa là đề cập đến sinh vật là loài thú.

Đoạt lấy mạng sống: vị cắt đứt mạng quyền, làm hủy hoại, làm tổn hại sự tiếp nối thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[633] Sinh vật, nhận biết là sinh vật, vị đoạt lấy mạng sống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Sinh vật, có sự hoài nghi, vị đoạt lấy mạng sống thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Sinh vật, (lầm) tưởng không phải là sinh vật, vị đoạt lấy mạng sống thì vô tội.

Không phải là sinh vật, (lầm) tưởng là sinh vật, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không phải là sinh vật, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không phải là sinh vật, nhận biết không phải là sinh vật thì vô tội.

[634] Không cố ý, khi thất niệm, vị không biết, vị không có ý định gây tử vong, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ nhất.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ:

[635] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết nước có sinh vật vẫn sử dụng. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết nước có sinh vật vẫn sử dụng?

…(như trên)…

- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi dầu biết nước có sinh vật vẫn sử dụng, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi dầu biết nước có sinh vật vẫn sử dụng vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào dầu biết nước có sinh vật vẫn sử dụng thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

[636] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết hoặc những người khác thông báo cho vị ấy.

Có sinh vật: trong khi biết rằng: “Chúng sẽ bị chết do việc sử dụng;” vị sử dụng trong khi biết thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[637] Có sinh vật, nhận biết là có sinh vật, vị sử dụng thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Có sinh vật, có sự hoài nghi, vị sử dụng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Có sinh vật, (lầm) tưởng là không có sinh vật, vị sử dụng thì vô tội.

Không có sinh vật, (lầm) tưởng là có sinh vật, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không có sinh vật, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không có sinh vật, nhận biết là không có sinh vật thì vô tội.

[638] Trong khi không biết rằng: “Có sinh vật,” trong khi biết rằng: “Không có sinh vật,” trong khi biết rằng: “Chúng sẽ không bị chết do việc sử dụng” rồi sử dụng, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ nhì.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ BA:

[639] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo Pháp vẫn khơi lại để làm hành sự lần nữa (nói rằng):

- Hành sự chưa được thực hiện, hành sự đã được thực hiện sai nên được thực hiện lại, hành sự chưa được giải quyết, đã được giải quyết sai nên được giải quyết lại.

Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo Pháp vẫn khơi lại để làm hành sự lần nữa?

…(như trên)…

- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo Pháp vẫn khơi lại để làm hành sự lần nữa, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo Pháp vẫn khơi lại để làm hành sự lần nữa vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào dầu biết sự tranh tụng đã được giải quyết đúng theo pháp vẫn khơi lại để làm hành sự lần nữa thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

[640] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc là những người khác thông báo cho vị ấy, hoặc là vị kia thông báo.

Đúng theo pháp nghĩa là được thực hiện theo Pháp, theo Luật, theo lời dạy của bậc Đạo Sư; việc này gọi là đúng theo pháp.

[641] Sự tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.

Khơi lại để làm hành sự lần nữa: vị khơi lại (nói rằng): “Hành sự chưa được thực hiện, hành sự đã được thực hiện sai nên được thực hiện lại, hành sự chưa được giải quyết, đã được giải quyết sai nên được giải quyết lại” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[642] Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị khơi lại thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị khơi lại thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự đúng pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai pháp, vị khơi lại thì vô tội.

Hành sự sai pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp thì vô tội.

[643] Vị khơi lại trong khi biết rằng: “Hành sự đã được thực hiện hoặc là sai pháp, hoặc là theo phe nhóm, hoặc là đến vị không đáng bị hành sự,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ ba.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ TƯ:

[644] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, đại đức Upananda con trai dòng Sākya sau khi vi phạm tội làm xuất ra tinh dịch có sự cố ý đã thông báo đến vị tỳ khưu là đệ tử của người anh rằng:

- Này đại đức, tôi đã vi phạm tội làm xuất ra tinh dịch có sự cố ý. Chớ thông báo cho bất cứ ai.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ sau khi vi phạm tội làm xuất ra tinh dịch có sự cố ý đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa của tội ấy. Hội chúng đã ban cho hành phạt parivāsa của tội ấy đến vị ấy. Trong lúc thực hành parivāsa, vị nọ sau khi nhìn thấy vị tỳ khưu ấy đã nói điều này:

- Này đại đức, sau khi vi phạm tội làm xuất ra tinh dịch có sự cố ý tôi đã cầu xin hội chúng hành phạt parivāsa của tội ấy. Hội chúng đã ban hành phạt parivāsa của tội ấy đến tôi đây. Tôi đây đang thực hành parivāsa. Này đại đức, tôi xin trình báo. Đại đức hãy ghi nhận về tôi rằng: “Vị có trình báo.”

- Này đại đức, vị nào khác vi phạm tội này, có phải vị ấy cũng thực hiện như vầy?

- Này đại đức, đúng vậy.

- Này đại đức, đại đức Upananda con trai dòng Sākya này sau khi vi phạm tội làm xuất ra tinh dịch có sự cố ý, vị ấy đã thông báo đến tôi rằng: “Này đại đức, tôi đã vi phạm tội làm xuất ra tinh dịch có sự cố ý. Chớ thông báo cho bất cứ ai.”

- Này đại đức, có phải đại đức đã che giấu về tội ấy?

- Này đại đức, đúng vậy.

Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỳ khưu dầu biết vẫn che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu?

…(như trên)…

- Này tỳ khưu, nghe nói ngươi dầu biết vẫn che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi dầu biết vẫn che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu vậy? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào dầu biết vẫn che giấu tội xấu xa của vị tỳ khưu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

[645] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Của vị tỳ khưu nghĩa là của vị tỳ khưu khác.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc là những người khác thông báo cho vị ấy, hoặc là vị kia thông báo.

Tội xấu xa nghĩa là bốn tội pārājika (bất cộng trụ) và mười ba tội saṅghādisesa (tăng tàng).

Che giấu: Vị (nghĩ rằng): “Sau khi biết được điều này, các vị sẽ quở trách, các vị sẽ nhắc nhở, các vị sẽ rầy la, các vị sẽ chê bai, các vị sẽ làm cho xấu hổ; ta sẽ không thông báo,” trong việc buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[646] Tội xấu xa, nhận biết là tội xấu xa, vị che giấu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Tội xấu xa, có sự hoài nghi, vị che giấu thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Tội xấu xa, (lầm) tưởng là tội không xấu xa, vị che giấu thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị che giấu tội không xấu xa thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Vị che giấu sự vi phạm xấu xa hoặc không xấu xa của người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Tội không xấu xa, (lầm) tưởng là tội xấu xa, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Tội không xấu xa, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Tội không xấu xa, nhận biết là tội không xấu xa, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[647] Vị (nghĩ rằng): “Sẽ có sự xung đột, hoặc sự cãi cọ, hoặc sự tranh luận, hoặc sự tranh cãi đến hội chúng” rồi không thông báo, vị (nghĩ rằng): “Sẽ có sự chia rẽ hội chúng hoặc là sự bất đồng trong hội chúng” rồi không thông báo, vị (nghĩ rằng): “Vị này hung bạo thô lỗ sẽ gây nguy hiểm đến mạng sống hoặc nguy hiểm đến Phạm hạnh” rồi không thông báo, trong khi không nhìn thấy các tỳ khưu thích hợp khác rồi không thông báo, vị không có ý định che giấu rồi không thông báo, vị (nghĩ rằng): “Sẽ được nhận biết do hành động của chính vị ấy” rồi không thông báo, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ tư.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ NĂM:

[648] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, trong thành Rājagaha có nhóm mười bảy thiếu niên là bạn bè. Thiếu niên Upāli là thủ lãnh của họ.

Khi ấy, cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Có phương cách gì để sau khi chúng ta từ trần, Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc?” Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli có thể học chữ viết, như thế sau khi chúng ta từ trần Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc.” Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli học chữ viết thì các ngón tay sẽ bị đau.” Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli có thể học tính toán, như thế sau khi chúng ta từ trần Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc.” Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli học tính toán thì ngực sẽ bị đau. Nếu Upāli có thể học hội họa, như thế sau khi chúng ta từ trần Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc.” Rồi cha mẹ của Upāli đã khởi ý điều này: “Nếu Upāli học hội họa thì các con mắt sẽ bị đau. Còn những sa-môn Thích tử này có giới luật thoải mái, có sở hành thoải mái, sau khi thọ thực thức ăn ngon rồi nằm ngủ trên những cái giường kín gió, nếu Upāli có thể xuất gia nơi các vị sa-môn Thích tử, như thế sau khi chúng ta từ trần Upāli có thể sống thoải mái và không bị cực nhọc.”

[649] Thiếu niên Upāli đã nghe được cuộc nói chuyện trao đổi này của cha mẹ. Sau đó, thiếu niên Upāli đã đi đến gặp những thiếu niên ấy, sau khi đến đã nói với những thiếu niên ấy điều này:

- Này các bạn, hãy đến, chúng ta sẽ xuất gia nơi các vị sa-môn Thích tử.

- Này bạn, nếu bạn sẽ xuất gia, như thế chúng tôi cũng sẽ xuất gia.

Sau đó, những thiếu niên ấy đã đi đến gặp cha mẹ của từng người một và đã nói điều này:

- Hãy cho phép chúng con rời nhà xuất gia sống không nhà.

Khi ấy, cha mẹ của những thiếu niên ấy (nghĩ rằng): “Tất cả những đứa trẻ này có cùng ước muốn, có ý định tốt đẹp” rồi đã chấp thuận. Chúng đã đi đến gặp các tỳ khưu và cầu xin sự xuất gia. Các tỳ khưu đã cho chúng xuất gia và đã cho tu lên bậc trên. Các vị ấy, vào lúc hừng sáng của đêm, sau khi thức dậy khóc lóc rằng:

- Hãy cho cháo, hãy cho bữa ăn, hãy cho vật để nhai.

Các tỳ khưu đã nói như vầy:

- Này các sư đệ, hãy chờ đến khi trời sáng, [1] nếu có cháo thì các đệ sẽ húp cháo, nếu có bữa ăn thì các đệ sẽ ăn, nếu có vật để nhai thì các đệ sẽ nhai; còn nếu cháo, hoặc bữa ăn, hoặc vật để nhai không có, thì các đệ sẽ ăn sau khi đi khất thực.

Mặc dầu được các tỳ khưu nói như thế, các tỳ khưu (thiếu niên) ấy cũng vẫn khóc lóc rằng:

- Hãy cho cháo, hãy cho bữa ăn, hãy cho vật để nhai.

Rồi đã tiêu tiểu ở chỗ nằm ngồi.

[650] Đức Thế Tôn sau khi thức dậy vào lúc hừng sáng của đêm đã nghe được tiếng của các đứa trẻ, sau khi nghe đã bảo đại đức Ānanda rằng:

- Này Ānanda, tiếng của các đứa trẻ ấy là gì vậy?

Khi ấy, đại đức Ānanda đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại rồi đã hỏi các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu dầu biết vẫn cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này các tỳ khưu, vì sao những kẻ rồ dại ấy dầu biết vẫn cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi vậy? Này các tỳ khưu, người chưa đủ hai mươi tuổi không có khả năng chịu đựng sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ công kích, có khuynh hướng không cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi. Này các tỳ khưu, người đã được hai mươi tuổi có khả năng chịu đựng sự lạnh, sự nóng, sự đói, sự khát, các sự xúc chạm bởi ruồi, muỗi, gió, nắng, và các loài bò sát, các lối nói lăng mạ công kích, có khuynh hướng cam chịu các cảm thọ khổ, nhức nhối, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, không chút thích thú, khó chịu, chết người thuộc về cơ thể đã sanh khởi. Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào dầu biết vẫn cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi thì người ấy chưa được tu lên bậc trên và các vị tỳ khưu ấy bị chê trách; đây là tội pācittiya (ưng đối trị) trong trường hợp ấy.”

[651] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc là những người khác thông báo cho vị ấy, hoặc là vị kia thông báo.

Người chưa đủ hai mươi tuổi nghĩa là người chưa đạt được hai mươi tuổi. (Nghĩ rằng): “Ta sẽ cho tu lên bậc trên” rồi tìm kiếm nhóm (tỳ khưu), hoặc vị tuyên ngôn (ācariya), hoặc là bình bát, hoặc là y, hoặc là chỉ định ranh giới (sīmā) thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Do lời đề nghị thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Do hai lời thông báo của hành sự thì phạm các tội dukkaṭa (tác ác). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự, thầy tế độ phạm tội pācittiya (ưng đối trị), nhóm (chứng minh) và vị tuyên ngôn phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[652] Người chưa đủ hai mươi tuổi, nhận biết là chưa đủ hai mươi tuổi, vị cho tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Người chưa đủ hai mươi tuổi, có sự hoài nghi, vị cho tu lên bậc trên thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Người chưa đủ hai mươi tuổi, (lầm) tưởng là tròn đủ hai mươi tuổi, vị cho tu lên bậc trên thì vô tội.

Người tròn đủ hai mươi tuổi, (lầm) tưởng là chưa đủ hai mươi tuổi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Người tròn đủ hai mươi tuổi, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Người tròn đủ hai mươi tuổi, nhận biết là tròn đủ hai mươi tuổi thì vô tội.

[653] Vị cho tu lên bậc trên người chưa đủ hai mươi tuổi (lầm) tưởng là tròn đủ hai mươi tuổi, vị cho tu lên bậc trên người tròn đủ hai mươi tuổi khi nhận biết là tròn đủ hai mươi tuổi, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.[2]

Dứt điều học thứ năm.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ SÁU:

[654] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có đoàn xe nọ có ý định đi về phía tây của thành Rājagaha. Có vị tỳ khưu nọ đã nói với những người ấy điều này:

- Tôi cũng sẽ cùng đi với quý vị.

- Thưa ngài, chúng tôi sẽ đi vòng tránh trạm thuế.

- Này các đạo hữu, các người hãy biết lấy.

Những viên chức đã nghe được rằng: “Nghe nói đoàn xe sẽ đi vòng tránh trạm thuế” nên họ đã canh giữ các con đường. Sau đó, những viên chức ấy đã bắt được đoàn xe ấy, đã tịch thu, rồi đã nói với vị tỳ khưu ấy điều này:

- Thưa ngài, vì sao ngài biết vẫn đi chung với đám người đạo tặc?

Họ đã giữ lại rồi thả cho đi. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã đi đến thành Sāvatthi và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỳ khưu dầu biết vẫn hẹn trước rồi đi chung đường xa với đám người đạo tặc?

…(như trên)…

- Này tỳ khưu, nghe nói ngươi dầu biết vẫn hẹn trước rồi đi chung đường xa với đám người đạo tặc, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi dầu biết vẫn hẹn trước rồi đi chung đường xa với đám người đạo tặc vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào dầu biết vẫn hẹn trước rồi đi chung đường xa với đám người đạo tặc ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”

[655] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc là những người khác thông báo cho vị ấy, hoặc là vị kia thông báo.

Đám người đạo tặc nghĩa là bọn trộm cướp có các hành động đã được thực hiện, hoặc có các hành động chưa được thực hiện, hoặc là họ đi trộm của các vị vua, hoặc đi vòng tránh trạm thuế.

Với: cùng chung.

(Sau khi) hẹn trước: Vị hẹn trước rằng: “Này các đạo hữu, chúng ta hãy đi. Thưa ngài, chúng ta hãy đi. Thưa ngài, chúng ta hãy đi. Này các đạo hữu, chúng ta hãy đi. Hôm nay hoặc hôm qua hoặc ngày mai chúng ta hãy đi” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Ngay cả từ làng này sang làng khác: Ở ngôi làng trong khoảng cách đi được của con gà trống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo mỗi một khoảng giữa của các ngôi làng. Không phải trong làng, ở trong rừng, thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng khoảng cách nửa yojana.[3]

[656] Đám người đạo tặc, nhận biết là đám người đạo tặc, vị hẹn trước rồi đi chung đường xa ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Đám người đạo tặc, có sự hoài nghi, vị hẹn trước rồi đi chung đường xa ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Đám người đạo tặc, (lầm) tưởng không phải là đám người đạo tặc, vị hẹn trước rồi đi chung đường xa ngay cả từ làng này sang làng khác thì vô tội.

Vị tỳ khưu hẹn trước còn đám người không hẹn trước thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không phải là đám người đạo tặc, (lầm) tưởng là đám người đạo tặc, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không phải là đám người đạo tặc, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không phải là đám người đạo tặc, nhận biết không phải là đám người đạo tặc thì vô tội.

[657] Sau khi không hẹn trước rồi đi, đám người hẹn trước còn vị tỳ khưu không hẹn trước, vị đi ngoài giờ hẹn ước, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ sáu.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ BẢY:

[658] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ trong lúc đi đến thành Sāvatthi ở trong xứ sở Kosala đã đi ngang qua cổng làng nọ. Có người đàn bà nọ sau khi gây gỗ với chồng đã đi ra khỏi làng, sau khi nhìn thấy vị tỳ khưu ấy đã nói điều này:

- Thưa ngài, ngài đại đức sẽ đi đâu?

- Này chị gái, tôi sẽ đi thành Sāvatthi.

- Tôi sẽ cùng đi với ngài đại đức.

- Này chị gái, cô có thể đi.

Sau đó, chồng của người đàn bà ấy đã đi ra khỏi làng và đã hỏi dân chúng rằng:

- Này quý vị, quý vị có nhìn thấy người đàn bà hình dáng như vầy không?

- Này ông, cô ấy đi với vị xuất gia rồi.

Sau đó, người đàn ông ấy đã đuổi theo và nắm lấy vị tỳ khưu ấy, đã đánh đập, rồi thả ra. Khi ấy, vị tỳ khưu ấy trong lúc giận dỗi đã ngồi xuống ở gốc cây nọ. Khi ấy, người đàn bà ấy đã nói với người đàn ông ấy điều này:

- Này ông, vị tỳ khưu ấy đã không dụ dỗ tôi đi, mà chính tôi đi chung với vị tỳ khưu ấy. Vị tỳ khưu ấy không làm gì cả. Hãy đi đến và xin lỗi vị ấy.

Khi ấy, người đàn ông ấy đã xin lỗi vị tỳ khưu ấy. Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã đi đến thành Sāvatthi và kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao vị tỳ khưu lại hẹn trước rồi đi chung đường xa với người nữ?

…(như trên)…

- Này tỳ khưu, nghe nói ngươi hẹn trước rồi đi chung đường xa với người nữ, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại hẹn trước rồi đi chung đường xa với người nữ vậy? Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào hẹn trước rồi đi chung đường xa với người nữ ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị),

[659] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Người nữ nghĩa là nữ nhân loại, không phải nữ dạ-xoa, không phải ma nữ, không phải loài thú cái, có hiểu biết, có khả năng nhận biết lời nói tốt và lời nói xấu, là dâm dật và không dâm dật.

Với: cùng chung.

(Sau khi) hẹn trước: Vị hẹn trước rằng: “Này chị gái, chúng ta hãy đi. Thưa ngài, chúng ta hãy đi. Thưa ngài, chúng ta hãy đi. Này chị gái, chúng ta hãy đi. Hôm nay hoặc hôm qua hoặc ngày mai chúng ta hãy đi” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Ngay cả từ làng này sang làng khác: Ở ngôi làng trong khoảng cách đi được của con gà trống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo mỗi một khoảng giữa của các ngôi làng. Không phải trong làng, ở trong rừng, thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng khoảng cách nửa yojana.

[660] Người nữ, nhận biết là người nữ, vị hẹn trước rồi đi chung đường xa ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Người nữ, có sự hoài nghi, vị hẹn trước rồi đi chung đường xa ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Người nữ, (lầm) tưởng không phải là người nữ, vị hẹn trước rồi đi chung đường xa ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Vị tỳ khưu hẹn trước còn người nữ không hẹn trước thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị tỳ khưu hẹn trước rồi đi chung đường xa với nữ dạ-xoa, hoặc với ma nữ, hoặc với người vô căn, hoặc với loài thú cái hình người ngay cả từ làng này sang làng khác thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không phải là người nữ, (lầm) tưởng là người nữ, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không phải là người nữ, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Không phải là người nữ, nhận biết không phải là người nữ thì vô tội.

[661] Sau khi không hẹn trước rồi đi, người nữ hẹn trước còn vị tỳ khưu không hẹn trước, vị đi ngoài giờ hẹn ước, trong những lúc có sự cố, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ bảy.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ TÁM:

[662] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapin$ḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu tên Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng sanh khởi tà kiến ác như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.”

Nhiều vị tỳ khưu đã nghe được rằng:

- Nghe nói tỳ khưu tên Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.”

Sau đó, các tỳ khưu ấy đã đi đến gặp tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng, sau khi đến đã nói với tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng điều này:

- Này đại đức Ariṭṭha, nghe nói đại đức đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành,” có đúng không vậy?

- Này các đại đức, đúng như vậy. Theo như tôi hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.

- Này đại đức Ariṭṭha, chớ có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này đại đức Ariṭṭha, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại ấy có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành. Đức Thế Tôn đã giảng giải rằng dục tình chỉ có chút ít khoái lạc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là bộ xương, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là miếng thịt, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là cây đuốc cỏ, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là hố than cháy rực, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là giấc mơ, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là vật vay mượn, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là trái trên cây, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là lò sát sanh, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là mũi lao nhọn, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là đầu rắn độc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn.

Khi được các tỳ khưu ấy nói như thế, tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng do có sự ngoan cố, chấp giữ, và bảo thủ tà kiến ác ấy nên vẫn phát biểu giống như thế:

- Này các đại đức, đúng như vậy. Theo như tôi hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.

Như thế, các tỳ khưu ấy đã không thể giúp cho tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng thoát khỏi tà kiến ác ấy. Sau đó, các tỳ khưu ấy đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi tỳ khưu Ariṭṭha trước đây là người huấn luyện chim ưng rằng:

- Này Ariṭṭha, nghe nói tà kiến ác đã sanh khởi ở ngươi như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành,” có đúng không vậy?

- Bạch ngài, đúng như vậy. Theo như con hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại hiểu Pháp được ta thuyết giảng là như thế? Này kẻ rồ dại, không phải ta đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành? Dục tình đã được ta giảng giải là chỉ có chút ít khoái lạc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được ta giảng giải như là bộ xương, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được ta giảng giải như là miếng thịt, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là cây đuốc cỏ, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là hố than cháy rực, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là giấc mơ, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là vật vay mượn, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là trái trên cây, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là lò sát sanh, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là mũi lao nhọn, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là đầu rắn độc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Này kẻ rồ dại, hơn nữa ngươi không những vu khống ta do sự hiểu biết sai lạc của bản thân mà ngươi còn làm tổn hại chính bản thân và tích lũy vô số điều bất thiện nữa. Này kẻ rồ dại, bởi vì điều ấy sẽ đem lại cho ngươi sự thất bại và khổ đau lâu dài. Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào nói như vầy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’ Vị tỳ khưu ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như vầy: ‘Đại đức chớ có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này đại đức, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’ Và khi được nói như vậy bởi các tỳ khưu mà vị tỳ khưu ấy vẫn chấp giữ y như thế, thì vị tỳ khưu ấy nên được các tỳ khưu nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[663] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Nói như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.”

[664] Vị tỳ khưu ấy: là vị tỳ khưu nói như thế.

Bởi các tỳ khưu: bởi các vị tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Đại đức chớ có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này đại đức, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Các vị sau khi nghe mà không nói thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị tỳ khưu ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Đại đức chớ có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này đại đức, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[665] Vị tỳ khưu ấy nên được nhắc nhở. Và này các tỳ khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị tỳ khưu có kinh nghiệm, đủ năng lực:

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’ Vị ấy không chịu từ bỏ tà kiến ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ tà kiến ấy. Đây là lời đề nghị.

Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’ Vị ấy không chịu từ bỏ tà kiến ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ tà kiến ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ tà kiến ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(như trên)...

Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: Bạch các ngài, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Vị tỳ khưu này tên (như vầy) đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’ Vị ấy không chịu từ bỏ tà kiến ấy. Hội chúng nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ tà kiến ấy. Đại đức nào đồng ý việc nhắc nhở vị tỳ khưu tên (như vầy) để dứt bỏ tà kiến ấy xin im lặng; vị nào không đồng ý có thể nói lên.

Vị tỳ khưu tên (như vầy) đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ tà kiến ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

[666] Do lời đề nghị thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Do hai lời thông báo của hành sự thì phạm các tội dukkaṭa (tác ác). Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[667] Hành sự đúng Pháp, nhận biết là hành sự đúng Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Hành sự đúng Pháp, có sự hoài nghi, vị không dứt bỏ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Hành sự đúng Pháp, (lầm) tưởng là hành sự sai Pháp, vị không dứt bỏ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Hành sự sai Pháp, (lầm) tưởng là hành sự đúng Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Hành sự sai Pháp, nhận biết là hành sự sai Pháp, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

[668] Vị chưa được nhắc nhở, vị dứt bỏ, vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ tám.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN:

[669] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapin$ḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết vẫn hưởng thụ chung, vẫn cộng trú, vẫn nằm chung chỗ ngụ với tỳ khưu Ariṭṭha là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy.

Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết vẫn hưởng thụ chung, vẫn cộng trú, vẫn nằm chung chỗ ngụ với tỳ khưu Ariṭṭha là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy?

…(như trên)…

- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi dầu biết vẫn hưởng thụ chung, vẫn cộng trú, vẫn nằm chung chỗ ngụ với tỳ khưu Ariṭṭha là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi dầu biết vẫn hưởng thụ chung, vẫn cộng trú, vẫn nằm chung chỗ ngụ với tỳ khưu Ariṭṭha là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp và không dứt bỏ tà kiến ấy vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào dầu biết vẫn hưởng thụ chung, hoặc vẫn cộng trú, hoặc vẫn nằm chung chỗ ngụ với vị tỳ khưu là vị phát ngôn như thế, là vị không thực hành thuận pháp, và không dứt bỏ tà kiến ấy thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[670] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc là những người khác thông báo cho vị ấy, hoặc là vị kia thông báo.

Vị phát ngôn như thế: là vị nói như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.”

Không thực hành thuận pháp nghĩa là bị phạt án treo, chưa được phục hồi.

Với vị không dứt bỏ tà kiến ấy: với vị không dứt bỏ tà kiến đó.

(Hoặc vẫn) hưởng thụ chung: sự hưởng thụ chung nghĩa là có hai sự hưởng thụ chung: Sự hưởng thụ chung về vật chất và sự hưởng thụ chung về Pháp. Sự hưởng thụ chung về vật chất nghĩa là vị cho hoặc thọ nhận vật chất thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Sự hưởng thụ chung về Pháp nghĩa là vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng. Vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng theo câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo mỗi một câu. Vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng theo từ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo mỗi một từ.

Hoặc (vẫn) cộng trú: Vị thực hiện lễ Uposatha hoặc lễ Pavāraṇā hoặc hành sự của hội chúng cùng với vị bị phạt án treo thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Hoặc (vẫn) nằm chung chỗ ngụ: Ở chỗ chung mái che, khi vị bị phạt án treo đang nằm vị tỳ khưu nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Khi vị tỳ khưu đang nằm, vị bị phạt án treo nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Hoặc cả hai nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Sau khi đứng dậy, (cả hai) lại nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[671] Vị bị phạt án treo, nhận biết là bị phạt án treo, vị hưởng thụ chung hoặc cộng trú hoặc nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Vị bị phạt án treo, có sự hoài nghi, vị hưởng thụ chung hoặc cộng trú hoặc nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị bị phạt án treo, (lầm) tưởng là không bị phạt án treo, vị hưởng thụ chung hoặc cộng trú hoặc nằm chung chỗ ngụ thì vô tội.

Vị không bị phạt án treo, (lầm) tưởng là bị phạt án treo, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị không bị phạt án treo, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị không bị phạt án treo, nhận biết là không bị phạt án treo thì vô tội.

[672] Vị biết rằng: “Vị không bị phạt án treo,” vị biết rằng: “Vị đã bị phạt án treo và đã được phục hồi,” vị biết rằng: “Vị đã bị phạt án treo và đã dứt bỏ tà kiến ấy,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ chín.

*******

ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI:

[673] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapin$ḍika. Vào lúc bấy giờ, sa di tên Kaṇḍaka sanh khởi tà kiến ác như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.”

Nhiều vị tỳ khưu đã nghe được rằng:

- Nghe nói sa di tên Kaṇḍaka đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.”

Sau đó, các tỳ khưu ấy đã đi đến gặp sa di tên Kaṇḍaka, sau khi đến đã nói với sa di tên Kaṇḍaka điều này:

- Này sa di Kaṇḍaka, nghe nói ngươi đã sanh khởi tà kiến ác như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành,” có đúng không vậy?

- Thưa các ngài, đúng như vậy. Theo như tôi hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.

- Này sa di Kaṇḍaka, chớ có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này sa di Kaṇḍaka, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành. Đức Thế Tôn đã giảng giải rằng dục tình chỉ có chút ít khoái lạc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là bộ xương, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là miếng thịt, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là cây đuốc cỏ, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là hố than cháy rực, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là giấc mơ, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là vật vay mượn, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là trái trên cây, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là lò sát sanh, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là mũi lao nhọn, ...(như trên)... Dục tình đã được đức Thế Tôn giảng giải như là đầu rắn độc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn.

Khi được các vị tỳ khưu ấy nói như thế, sa di Kaṇḍaka do có sự ngoan cố, chấp giữ, và bảo thủ tà kiến ác ấy nên vẫn phát biểu giống như thế:

- Thưa các ngài, đúng như vậy. Theo như tôi hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.

Như thế, các vị tỳ khưu ấy đã không thể giúp cho sa di Kaṇḍaka thoát khỏi tà kiến ác ấy. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. Khi đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng tỳ khưu lại và đã hỏi sa di Kaṇḍaka rằng:

- Này Kaṇḍaka, nghe nói tà kiến ác đã sanh khởi ở ngươi như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành,” có đúng không vậy?

- Bạch ngài, đúng như vậy. Theo như con hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.

- Này kẻ rồ dại, vì sao ngươi lại hiểu Pháp được ta thuyết giảng là như thế? Này kẻ rồ dại, không phải ta đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành? Dục tình đã được ta giảng giải là chỉ có chút ít khoái lạc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được ta giảng giải như là bộ xương, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Dục tình đã được ta giảng giải như là miếng thịt, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là cây đuốc cỏ, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là hố than cháy rực, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là giấc mơ, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là vật vay mượn, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là trái trên cây, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là lò sát sanh, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là mũi lao nhọn, ...(như trên)... Dục tình đã được ta giảng giải như là đầu rắn độc, nhiều khổ đau, nhiều ưu phiền, ở đó điều bất lợi còn nhiều hơn. Này kẻ rồ dại, hơn nữa ngươi không những vu khống ta do sự hiểu biết sai lạc của bản thân mà ngươi còn làm tổn hại chính bản thân và tích lũy vô số điều bất thiện nữa. Này kẻ rồ dại, bởi vì điều ấy sẽ đem lại cho ngươi sự thất bại và khổ đau lâu dài. Này kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. Này kẻ rồ dại, hơn nữa chính sự việc này đem lại sự không có niềm tin ở những kẻ chưa có đức tin và làm thay đổi (niềm tin) của một số người đã có đức tin.

Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Này các tỳ khưu, như thế thì hội chúng hãy trục xuất sa di Kaṇḍaka. Và này các tỳ khưu, nên trục xuất như vầy: “Này sa di Kaṇḍaka, kể từ hôm nay không được tuyên bố đức Thế Tôn ấy là bậc Đạo Sư của ngươi nữa. Ngay cả việc các sa di khác được hưởng là việc nằm chung chỗ ngụ với các tỳ khưu hai ba đêm, việc ấy không có cho ngươi nữa. Hãy đi chỗ khác, hãy biến mất đi.”

Sau đó, hội chúng đã trục xuất sa di Kaṇ$ḍaka.

[674] Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết vẫn dụ dỗ, vẫn bảo phục vụ, vẫn hưởng thụ chung, vẫn nằm chung chỗ ngụ với sa di Kaṇḍaka là kẻ đã bị trục xuất như thế. Các tỳ khưu ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Vì sao các tỳ khưu nhóm Lục Sư dầu biết vẫn dụ dỗ, vẫn bảo phục vụ, vẫn hưởng thụ chung, vẫn nằm chung chỗ ngụ với sa di Kaṇḍaka là kẻ đã bị trục xuất như thế?

…(như trên)…

- Này các tỳ khưu, nghe nói các ngươi dầu biết vẫn dụ dỗ, vẫn bảo phục vụ, vẫn hưởng thụ chung, vẫn nằm chung chỗ ngụ với sa di Kaṇḍaka là kẻ đã bị trục xuất như thế, có đúng không vậy?

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:

- Này những kẻ rồ dại, vì sao các ngươi dầu biết vẫn dụ dỗ, vẫn bảo phục vụ, vẫn hưởng thụ chung, vẫn nằm chung chỗ ngụ với sa di Kaṇḍaka là kẻ đã bị trục xuất như thế? Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Nếu có vị sa di nói như vầy: ‘Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’ Vị sa di ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như sau: ‘Này ông sa di, ngươi chớ có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này ông sa di, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.’ Và khi được các tỳ khưu nói như vậy mà vị sa di ấy vẫn chấp giữ y như thế, vị sa di ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như sau: ‘Này ông sa di, kể từ hôm nay không được tuyên bố đức Thế Tôn ấy là bậc Đạo sư của ngươi nữa. Ngay cả việc các sa di khác được hưởng là việc nằm chung chỗ ngụ với các tỳ khưu hai ba đêm, việc ấy không có cho ngươi nữa. Hãy đi chỗ khác, hãy biến mất đi.’ Vị tỳ khưu nào dầu biết vẫn dụ dỗ, hoặc vẫn bảo phục vụ, hoặc vẫn hưởng thụ chung, hoặc vẫn nằm chung chỗ ngụ với vị sa di là kẻ đã bị trục xuất như thế thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[675] Vị sa di nghĩa là vị sāmaṇera được nói đến.

Nói như vầy: “Theo như ta hiểu về Pháp đã được đức Thế Tôn thuyết giảng thì những pháp chướng ngại được đức Thế Tôn giảng giải không có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.”

[676] Vị sa di ấy: là vị sa di nói như thế.

(Bởi) các tỳ khưu: (bởi) các tỳ khưu khác. Các vị nào thấy, các vị nào nghe, các vị ấy nên nói rằng: “Này ông sa di, ngươi chớ có nói như thế. Chớ có vu khống đức Thế Tôn bởi vì việc vu khống đức Thế Tôn là không tốt. Bởi vì đức Thế Tôn không có nói như thế. Này ông sa di, đức Thế Tôn đã giảng giải bằng nhiều phương thức rằng các pháp chướng ngại có khả năng đem đến sự chướng ngại cho người thực hành.” Nên được nói đến lần thứ nhì. Nên được nói đến lần thứ ba. Nếu (vị sa di ấy) dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì vị sa di ấy nên được nói bởi các tỳ khưu như sau: “Này ông sa di, kể từ hôm nay không được tuyên bố đức Thế Tôn ấy là bậc Đạo sư của ngươi nữa, và việc các sa di khác được hưởng là việc nằm chung chỗ ngụ với các tỳ khưu hai ba đêm, ngay cả việc ấy không có cho ngươi nữa. Hãy đi chỗ khác, hãy biến mất đi.”

[677] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...

Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.

Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc những người khác thông báo cho vị ấy, hoặc là vị kia thông báo.

Đã bị trục xuất như thế: đã bị trục xuất như vậy.

Vị sa di nghĩa là vị sāmaṇera được nói đến.

(Hoặc vẫn) dụ dỗ: Vị dụ dỗ (nói rằng): “Ta sẽ cho ngươi bình bát hoặc y hoặc sự đọc tụng hoặc sự thẩm vấn” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

(Hoặc vẫn) bảo phục vụ: Vị chấp nhận bột tắm hoặc đất sét hoặc gỗ chà răng hoặc nước rửa mặt của vị (sa di) ấy thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

(Hoặc vẫn) hưởng thụ chung: sự hưởng thụ chung nghĩa là có hai sự hưởng thụ chung: Sự hưởng thụ chung về vật chất và sự hưởng thụ chung về Pháp. Sự hưởng thụ chung về vật chất nghĩa là vị cho hoặc thọ nhận vật chất thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Sự hưởng thụ chung về Pháp nghĩa là vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng. Vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng theo câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo mỗi một câu. Vị đọc tụng hoặc bảo đọc tụng theo từ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo mỗi một từ.

Hoặc (vẫn) nằm chung chỗ ngụ: ở chỗ chung mái che, khi vị sa di bị trục xuất đang nằm vị tỳ khưu nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Khi vị tỳ khưu đang nằm, vị sa di bị trục xuất nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Hoặc cả hai nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Sau khi đứng dậy, (cả hai) lại nằm xuống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

[678] Vị bị trục xuất, nhận biết là bị trục xuất, vị dụ dỗ hoặc bảo phục vụ hoặc hưởng thụ chung hoặc nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).

Vị bị trục xuất, có sự hoài nghi, vị dụ dỗ hoặc bảo phục vụ hoặc hưởng thụ chung hoặc nằm chung chỗ ngụ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị bị trục xuất, (lầm) tưởng là không bị trục xuất, vị dụ dỗ hoặc bảo phục vụ hoặc hưởng thụ chung hoặc nằm chung chỗ ngụ thì vô tội.

Vị không bị trục xuất, (lầm) tưởng là bị trục xuất, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị không bị trục xuất, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).

Vị không bị trục xuất, nhận biết là không bị trục xuất thì vô tội.

[679] Vị biết rằng: “Vị (sa di) không bị trục xuất,” vị biết rằng: “Vị (sa di) đã dứt bỏ tà kiến ấy,” vị bị điên, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.

Dứt điều học thứ mười.

Phần Có Sinh Vật là phần thứ mười.

*******

Tóm lược phần này:

Cố ý đoạt mạng sống,
có sinh vật, khơi lại,
che giấu tội xấu xa,
chưa đủ hai mươi tuổi,
đám người, và hẹn trước,
Ariṭṭha, án treo,
sa di Kaṇḍaka,
đây là mười điều học.

*******


[1] Yāva ratti vibhāyati: đến khi đêm lộ vẻ rạng rỡ (các thiền viện ở Miến Điện dọn bữa điểm tâm vào lúc này).

[2] Vì là trường hợp đầu tiên nên nhóm mười bảy thiếu niên ấy vẫn là tỳ khưu dầu chưa đủ hai mươi tuổi. Chính vì thế, các vị này thường khóc lóc khi bị các tỳ khưu nhóm Lục Sư hiếp đáp hoặc vẫn còn những hành động của trẻ nít như giỡn nước, đi xem lễ hội, để đồ đạc bừa bãi, v.v...

[3] Tài liệu The Buddhist Monastic Code cho biết khoảng cách của nửa yojana là 8 km hoặc 5 miles.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 07a | 07b | 07c | 08a | 08b | 08c | 08d | 08e | 08f | 08g | 08h | 08i | 09 | 10 |
Phân tích Giới Tỳ-khưu I | Phân tích Giới Tỳ-khưu Ni | Giới thiệu

 

Chân thành cám ơn Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 06-2005)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 01-06-2005