BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Không tham luyến vào ngũ uẩn

Tương Ưng Bộ, SN XXII.11-20


 

Dưới đây là 10 bài kinh ngắn Ðức Phật giảng về tính chất hoạn khổ, đổi thay và vô ngã của năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Ðể giác ngộ, hành giả phải biết hành trì Con đường Tám Chánh (Bát Chánh Ðạo) để đoạn tận các tham luyến vào năm uẩn đó.

Các bài kinh do Hòa thượng Thích Minh Châu (Sài gòn, Việt Nam) dịch sang Việt ngữ, và Tỳ kheo Bodhi (Kandy, Sri Lanka) dịch sang Anh ngữ.

-oOo-

11. Tham luyến
(Tạp 2, Ðại 2,9a) (SN iii-53)

Nhân duyên ở Sàvatthi.

-- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. Hay do tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh.

Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra.

Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với tưởng giới... đối với hành giới... Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thức giới, do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu.

Không có chỗ y chỉ ấy, thức không tăng thịnh, không có hành động, được giải thoát. Do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh hoàn toàn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

11. Engaged

Setting at Savatthi.

"Bhikkhus, one who is engaged is unliberated; one who is disengaged is liberated. Consciousness, bhikkhus, while standing, might stand engaged with form; based upon form, established upon form, with a sprinkling of delight, it might come to growth, increase, and expansion. Or consciousness, while standing, might stand [engaged with feeling ... engaged with perception ...] engaged with volitional constructions; based upon volitional constructions, established upon volitional constructions, with a sprinkling of delight, it might come to growth, increase, and expansion.

"Bhikkhus, though someone might say: 'Apart from form, apart from feeling, apart from perception, apart from volitional constructions, I will make known the coming and going of consciousness, its passing away and rebirth, its growth, increase, and expansion' --that is impossible.

"Bhikkhus, if a bhikkhu has abandoned lust for the form element, with the abandoning of lust the basis is cut off: there is no support for (the establishing of) consciousness. If he has abandoned lust for the feeling element ... for the perception element ... for the volitional constructions element ... for the consciousness element, with the abandoning of lust the basis is cut off: there is no support for (the establishing of) consciousness.

"When that consciousness is unestablished, not coming to growth, not constructing, it is liberated. By being liberated, it is steady; by being steady, it is content; by being content, he is not agitated. Being unagitated, he personally attains Nibbana. He understands: 'Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world.'"

12. Chủng tử
(Tạp 2, Ðại 2,8c) (SN iii-54)

Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Này các Tỷ-kheo, có năm loại chủng tử. Thế nào là năm? Chủng tử từ rễ, chủng tử từ thân, chủng tử từ đọt, chủng tử từ quả, và chủng tử từ chủng tử là thứ năm.

Và này các Tỷ-kheo, nếu năm loại chủng tử này không bị hư hoại, không bị hư thối, không bị gió và nhiệt phá hoại, có lõi cứng, khéo gieo, nhưng không có đất, và không có nước, thời này các Tỷ-kheo, năm loại chủng tử này có thể tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh được không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Và này các Tỷ-kheo, nếu năm loại chủng tử này không bị hư hoại, không bị hư thối, không bị gió và nhiệt phá hoại, có lõi cứng, không khéo gieo, có đất và có nước, thời này các Tỷ-kheo, năm loại chủng tử này có thể tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh được không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Và này các Tỷ-kheo, nếu năm loại chủng tử này không bị hư hoại, không bị hư thối, không bị gió và nhiệt phá hoại, có lõi cứng, khéo gieo, có đất và có nước, thời này các Tỷ-kheo, năm loại chủng tử này có thể tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh được không?

-- Thưa được, bạch Thế Tôn.

-- Này các Tỷ-kheo, ví như địa giới, bốn thức trú cần phải được xem như vậy. Ví như, này các Tỷ-kheo, thủy giới, hỷ tham cần phải được xem như vậy. Ví như, này các Tỷ-kheo, năm loại chủng tử, thức cùng các món ăn cần phải được xem như vậy.

Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh.

Do tham luyến thọ... Do tham luyến tưởng.. Do tham luyến các hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được tồn tại. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh.

Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra.

Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu.

Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với tưởng giới... đối với hành giới... đối với thức giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu.

Không có chỗ y chỉ như vậy, thức không tăng thịnh, không có hành động, được giải thoát; do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh hoàn toàn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

12. Seeds

Setting at Savatthi.

"Bhikkhus, there are these five kinds of seeds. What five? Root-seeds, stem-seeds, joint-seeds, cutting-seeds, and germ seeds as the fifth.

If these five kinds of seeds are unbroken, unspoilt, undamaged by wind and sun, fertile, securely planted, but there is no earth or water, would these five kinds of seeds come to growth, increase, and expansion?"

"No, venerable sir."

"If these five kinds of seeds are broken, spoilt, damaged by wind and sun, unfertile, not securely planted, but there is earth and water, would these five kinds of seeds come to growth, increase, and expansion?"

"No, venerable sir."

"If these five kinds of seeds are unbroken, unspoilt, undamaged by wind and sun, fertile, securely planted, and there is earth and water, would these five kinds of seeds come to growth, increase, and expansion?"

"Yes, venerable sir."

"Bhikkhus, the four stations of consciousness should be seen as like the earth element. Delight and lust should be seen as like the water element. Consciousness together with its nutriment should be seen as like the five kinds of seeds.

"Consciousness, bhikkhus, while standing, might stand engaged with form; based upon form, established upon form, with a sprinkling of delight, it might come to growth, increase, and expansion.

"Or consciousness, while standing, might stand engaged with feeling ... engaged with perception ... engaged with volitional constructions; based upon volitional constructions, established upon volitional constructions, with a sprinkling of delight, it might come to growth, increase, and expansion."

"Bhikkhus, though someone might say: 'Apart from form, apart from feeling, apart from perception, apart from volitional constructions, I will make known the coming and going of consciousness, its passing away and rebirth, its growth, increase, and expansion' --that is impossible.

"Bhikkhus, if a bhikkhu has abandoned lust for the form element, with the abandoning of lust the basis is cut off: there is no support for (the establishing of) consciousness.

"If he has abandoned lust for the feeling element ... for the perception element ... for the volitional constructions element ... for the consciousness element, with the abandoning of lust the basis is cut off: there is no support for (the establishing of) consciousness.

"When that consciousness is unestablished, not coming to growth, not constructing, it is liberated. By being liberated, it is steady; by being steady, it is content; by being content, he is not agitated. Being unagitated, he personally attains Nibbana. He understands: 'Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world.'"

13. Lời cảm hứng
(Tạp 2, Ðại 2,16c) (SN iii-55)

Nhân duyên ở Sàvatthi...

Ở đấy, Thế Tôn nói lên lời cảm hứng như sau:

Nếu trước, Ta không có,
Thời nay không có Ta,
Không tạo nhân sẽ có,
Tương lai sẽ không Ta.
Tỷ-kheo quyết tâm vậy,
Hạ phần kiết sử đoạn.

Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: -- Như thế nào bạch Thế Tôn:

Nếu trước, Ta không có,
Thời nay không có Ta,
Không tạo nhân sẽ có,
Tương lai sẽ không Ta.
Tỷ-kheo quyết tâm vậy,
Hạ phần kiết sử đoạn.

-- Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc, quán thọ... quán tưởng... quán các hành... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức.

Vị ấy không như thật biết rõ (pajànàti) sắc vô thường là sắc vô thường, không như thật biết rõ thọ vô thường là thọ vô thường, không như thật biết rõ tưởng vô thường là tưởng vô thường, không như thật biết rõ hành vô thường là hành vô thường, không như thật biết rõ thức vô thường là thức vô thường.

Không như thật biết rõ sắc khổ là sắc khổ, không như thật biết rõ thọ khổ... tưởng khổ... hành khổ... không như thật biết rõ thức khổ là thức khổ.

Không như thật biết rõ sắc vô ngã là sắc vô ngã, không như thật biết rõ thọ vô ngã... tưởng vô ngã... hành vô ngã... không như thật biết rõ thức vô ngã là thức vô ngã.

Không như thật biết rõ sắc hữu vi là sắc hữu vi, không như thật biết rõ thọ hữu vi... tưởng hữu vi... hành hữu vi... không như thật biết rõ thức hữu vi là thức hữu vi.

Không như thật biết rõ sắc sẽ biến diệt... thọ sẽ biến diệt... tưởng sẽ biết diệt... các hành sẽ biến diệt... không như thật biết rõ thức sẽ biến diệt.

Còn bậc Ða văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo thấy rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, thấy rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc, không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành... không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức.

Vị ấy như thật thấy rõ sắc vô thường là vô thường, thọ vô thường... tưởng vô thường... hành vô thường... thức vô thường là thức vô thường.

Vị ấy như thật thấy rõ sắc khổ là sắc khổ, thọ khổ... tưởng khổ... hành khổ... như thật thấy rõ thức khổ là thức khổ.

Vị ấy như thật thấy rõ sắc vô ngã là sắc vô ngã, thọ vô ngã... tưởng vô ngã... các hành vô ngã... thức vô ngã là thức vô ngã.

Vị ấy như thật thấy rõ sắc hữu vi là sắc hữu vi, thọ hữu vi... tưởng hữu vi... các hành hữu vi... thức hữu vi là thức hữu vi.

Vị ấy như thật thấy rõ sắc sẽ biến diệt là sắc sẽ biến diệt, thọ sẽ biến diệt... tưởng sẽ biến diệt... các hành sẽ biến diệt... thức sẽ biến diệt là thức sẽ biến diệt.

Do sắc biến diệt, thọ biến diệt, tưởng biến diệt, hành biến diệt, thức biến diệt, vị Tỷ-kheo nói lên lời cảm hứng:

Nếu trước, Ta không có,
Thời nay không có Ta,
Không tạo nhân sẽ có,
Tương lai sẽ không Ta.
Tỷ-kheo quyết tâm vậy,
Hạ phần kiết sử đoạn.

-- Dầu cho quyết tâm như vậy, bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo có thể cắt đứt hạ phần kiết sử. Nhưng bạch Thế Tôn, biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức?

-- Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu hoảng sợ tại chỗ không có gì đáng hoảng sợ; kẻ vô văn phàm phu hoảng sợ như sau:

Nếu trước, ta không có,
Thời nay không có ta,
Không tạo nhân sẽ có.
Tương lai sẽ không ta.

Và vị Ða văn Thánh đệ tử, này Tỷ-kheo, không hoảng sợ tại chỗ không có gì đáng hoảng sợ; vị Ða văn Thánh đệ tử không có hoảng sợ như sau:

Nếu trước, ta không có,
Thời nay không có ta,
Không tạo nhân sẽ có,
Tương lai sẽ không ta.

Này Tỷ-kheo, do tham luyến sắc, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. Do tham luyến thọ... do tham luyến tưởng... do tham luyến hành... do tham luyến thức, này Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh.

Này Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra.

Này Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không hiện hữu. Này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... Này Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với tưởng giới... Này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với hành giới... Này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thức giới, do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không hiện hữu.

Không có chỗ y chỉ như vậy thức không tăng trưởng, không có hành động, được giải thoát; do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh hoàn toàn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

13. Inspired Utterance

Setting at Savatthi.

There the Blessed One uttered this inspired utterance:

"'It might not be, and it might not be for me; it will not be, (and) there will not be for me':
resolving thus, a bhikkhu can cut off the lower fetters."

When this was said, a certain bhikkhu said to the Blessed One: "But how, venerable sir, can a bhikkhu, resolving thus:

'It might not be, and it might not be for me; it will not be, (and) there will not be for me,' cut off the lower fetters?"

"Here, bhikkhu, the uninstructed worldling, who does not get to see the noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who does not get to see superior persons and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, regards form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form ... regards feeling ... regards perception ... regards volitional constructions ... regards consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness.

"He does not understand as it really is impermanent form as 'impermanent form' ... impermanent feeling as 'impermanent feeling' ... impermanent perception as 'impermanent perception' ... impermanent volitional constructions as 'impermanent volitional constructions' ... impermanent consciousness as 'impermanent consciousness.'

"He does not understand as it really is painful form as 'painful form' ... painful feeling as 'painful feeling' ... painful perception as 'painful perception' ... painful volitional constructions as 'painful volitional constructions' ... painful consciousness as 'painful consciousness.'

"He does not understand as it really is selfless form as 'selfless form' ... selfless feeling as 'selfless feeling' ... selfless perception as 'selfless perception' ... selfless volitional constructions as 'selfless volitional constructions' ... selfless consciousness as 'selfless consciousness.'

"He does not understand as it really is constructed form as 'constructed form' ... constructed feeling as 'constructed feeling' ... constructed perception as 'constructed perception' ... constructed volitional constructions as 'constructed volitional constructions' ... constructed consciousness as 'constructed consciousness.'

"He does not understand as it really is: 'Form will disbecome' ... 'Feeling will disbecome' ... 'Perception will disbecome' ... 'Volitional constructions will disbecome' ... 'Consciousness will disbecome.'

"The instructed noble disciple, bhikkhu, who gets to see the noble ones ... does not regard form as self ... or self as in consciousness.

"He understands as it really is impermanent form as 'impermanent form' ... impermanent consciousness as 'impermanent consciousness.'

"He understands as it really is painful form as 'painful form' ... painful consciousness as 'painful consciousness.'

"He understands as it really is selfless form as 'selfless form' ... selfless consciousness as 'selfless consciousness.'

"He understands as it really is constructed form as 'constructed form' ... constructed consciousness as 'constructed consciousness.'

"He understands as it really is: 'Form will disbecome' ... 'Feeling will disbecome' ... 'Perception will disbecome' ... 'Volitional constructions will disbecome' ... 'Consciousness will disbecome.'

"With the disbecoming of form, with the disbecoming of feeling ... of perception ... of volitional constructions ... of consciousness, that bhikkhu, resolving thus:

'It might not be, and it might not be for me; it will not be, (and) there will not be for me,' can cut off the lower fetters."

"Resolving thus, venerable sir, a bhikkhu can cut off the lower fetters. But how should one know, how should one see, for the immediate destruction of the taints to occur?"

"Here, bhikkhu, the uninstructed worldling becomes frightened over an unfrightening matter. For this is frightening to the uninstructed worldling:

'If there were not, there would not be for me; there will not be, (so) there will not be for me.'

But the instructed noble disciple does not become frightened over an unfrightening matter. For this is not frightening to the noble disciple:

'If there were not, there would not be for me; there will not be, (so) there will not be for me.'

"Consciousness, bhikkhu, while standing, might stand engaged with form ... engaged with feeling ... engaged with perception ... engaged with volitional constructions; based upon volitional constructions, established upon volitional constructions, with a sprinkling of delight, it might come to growth, increase, and expansion.

"Bhikkhu, though someone might say: 'Apart from form, apart from feeling, apart from perception, apart from volitional constructions, I will make known the coming and going of consciousness, its passing away and rebirth, its growth, increase, and expansion' --that is impossible.

"Bhikkhu, if a bhikkhu has abandoned lust for the form element, with the abandoning of lust the basis is cut off: there is no support for (the establishing of) consciousness. If he has abandoned lust for the feeling element ... for the perception element ... for the volitional constructions element ... for the consciousness element, with the abandoning of lust the basis is cut off: there is no support for (the establishing of) consciousness.

"When that consciousness is unestablished, not coming to growth, not constructing, it is liberated. By being liberated, it is steady; by being steady, it is content; by being content, he is not agitated. Being unagitated, he personally attains Nibbana. He understands: 'Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world.'

"It is, bhikkhu, for one who knows thus, for one who sees thus, that the immediate destruction of the taints occurs."

14. Thủ chuyển
(Tạp 2, Ðại 2,9b) (SN iii-58)

Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

Này các Tỷ-kheo, khi nào Ta chưa như thật thắng tri năm thủ uẩn này theo bốn chuyển, thì cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, đối với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không xác chứng rằng Ta đã chứng được vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Nhưng này các Tỷ-kheo, khi nào Ta đã như thật thắng tri năm thủ uẩn này theo bốn chuyển, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, đối với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta xác chứng rằng Ta đã chứng được vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Và thế nào là bốn chuyển? Ta đã thắng tri sắc, Ta đã thắng tri sắc tập khởi, Ta đã thắng tri sắc đoạn diệt, Ta đã thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt. Ta đã thắng tri thọ... tưởng... hành... Ta đã thắng tri thức, Ta đã thắng tri thức tập khởi, Ta đã thắng tri thức đoạn diệt, Ta đã thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sắc? Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành. Này các Tỷ-kheo, đấy được gọi là sắc. Do các thức ăn tập khởi nên sắc tập khởi. Do các thức ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt. Và con đường đưa đến sắc đoạn diệt là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào do thắng tri sắc như vậy; do thắng tri sắc tập khởi như vậy, do thắng tri sắc đoạn diệt như vậy, do thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy... thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ. Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy, thắng tri thọ tập khởi là như vậy, thắng tri thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt thọ. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy... thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng? Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng. Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt các hành. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt các hành, họ giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Có sáu thức thân này, này các Tỷ -kheo, (tức là) nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức. Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi. Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến thức đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.

Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

14. Phases of Clinging

Setting at Savatthi.

"Bhikkhus, there are these five aggregates subject to clinging. What five? The form aggregate subject to clinging, the feeling aggregate subject to clinging, the perception aggregate subject to clinging, the volitional constructions aggregate subject to clinging, the consciousness aggregate subject to clinging.

"So long as I did not directly know as they really are the five aggregates subject to clinging in four phases, I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this generation with its recluses and brahmins, its devas and humans.

But when I directly knew all this as it really is, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Mara, and Brahma, in this generation with its recluses and brahmins, its devas and humans.

"And how, bhikkhus, are there four phases? I directly knew form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. I directly knew feeling ... perception ... volitional constructions ... consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation.

"And what, bhikkhus, is form? The four great elements and the form derived from the four great elements: this is called form. With the arising of nutriment there is the arising of form. With the cessation of nutriment there is the cessation of form. This noble eightfold path is the way leading to the cessation of form; that is, right view ... right concentration.

"Whatever recluses and brahmins, having directly known thus form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation, are practising for the purpose of disenchantment with form, for its fading away and cessation, they are practising well. Those who are practising well have gained a foothold in this Dhamma and Discipline.

"And whatever recluses and brahmins, having directly known thus form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation, through disenchantment with form, through its fading away and cessation, are liberated by non-clinging, they are well liberated. Those who are well liberated are consummate ones. As to those consummate ones, there is no round for describing them.

"And what, bhikkhus, is feeling? There are these six classes of feeling: feeling born of eye-contact, feeling born of ear-contact, feeling born of nose-contact, feeling born of tongue-contact, feeling born of body-contact, feeling born of mind-contact. This is called feeling. With the arising of contact there is the arising of feeling. With the cessation of contact there is the cessation of feeling. This noble eightfold path is the way leading to the cessation of feeling; that is, right view ... right concentration.

"Whatever recluses and brahmins, having directly known thus feeling, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation, are practising for the purpose of disenchantment with feeling, for its fading away and cessation, they are practising well. Those who are practising well have gained a foothold in this Dhamma and Discipline.

"And whatever recluses and brahmins, having directly known thus feeling ... and the way leading to its cessation ... As to those consummate ones, there is no round for describing them.

"And what, bhikkhus, is perception? There are these six classes of perception: perception of forms, perception of sounds, perception of odours, perception of tastes, perception of tactile objects, perception of mental phenomena. This is called perception. With the arising of contact there is the arising of perception. With the cessation of contact there is the cessation of perception. This noble eightfold path is the way leading to the cessation of perception; that is, right view ... right concentration.

"Whatever recluses and brahmins ... As to those consummate ones, there is no round for describing them.

"And what, bhikkhus, are volitional constructions? There are these six classes of volition: volition regarding forms, volition regarding sounds, volition regarding odours, volition regarding tastes, volition regarding tactile objects, volition regarding mental phenomena. These are called volitional constructions With the arising of contact there is the arising of volitional constructions. With the cessation of contact there is the cessation of volitional constructions. This noble eightfold path is the way leading to the cessation of volitional constructions; that is, right view ... right concentration.

"Whatever recluses and brahmins ... As to those consummate ones, there is no round for describing them.

"And what, bhikkhus, is consciousness? There are these six classes of consciousness: eye-consciousness, ear-consciousness, nose-consciousness, tongue-consciousness, body-consciousness, mind-consciousness. This is called consciousness. With the arising of name-and-form there is the arising of consciousness. With the cessation of name-and-form there is the cessation of consciousness. This noble eightfold path is the way leading to the cessation of consciousness; that is, right view ... right concentration.

"Whatever recluses and brahmins, having directly known thus consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation, are practising for the purpose of disenchantment with consciousness, for its fading away and cessation, they are practising well. Those who are practising well have gained a foothold in this Dhamma and Discipline.

"And whatever recluses and brahmins, having directly known thus consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation, through disenchantment with consciousness, through its fading away and cessation, are liberated by non-clinging, they are well liberated. Those who are well liberated are consummate ones. For those consummate ones there is no round coming to manifestation."

15. Bảy xứ
(Tạp 2, Ðại 2,10a; 498c; 875b)
(Tăng 35, Ðại 2,754b) (SN iii-61)

Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ, này các Tỷ-kheo, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn vẹn trong Pháp và Luật này, đã thành tựu viên mãn, một bậc tối thượng nhân.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo biết rõ (pajànati) sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của sắc, biết rõ sự nguy hiểm của sắc, biết rõ sự xuất ly của sắc.

Vị Tỷ-kheo ... biết rõ thọ... biết rõ tưởng... biết rõ các hành... biết rõ thức, biết rõ thức tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của thức, biết rõ sự nguy hiểm của thức, biết rõ sự xuất ly của thức.

Này các Tỷ-kheo, thế nào là sắc? Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sắc. Do các món ăn tập khởi nên sắc tập khởi. Do các món ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến sắc đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định...

Duyên sắc khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc, đây là sự nguy hại của sắc. Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc, sự đoạn tận dục tham đối với sắc, đây là xuất ly của sắc.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắng tri sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của sắc là như vậy, thắng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sắc. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắng tri sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của sắc là như vậy, thắng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: Thọ do nhãn xúc sanh... thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ. Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định.

Do duyên thọ khởi lên lạc hỷ gì, đây gọi là vị ngọt của thọ. Cảm thọ vô thường, khổ, vô ngã, đây gọi là nguy hiểm của thọ. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thọ, đây gọi là xuất ly của thọ.

Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy, thắng tri thọ tập khởi là như vậy, thắng tri thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thọ là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thọ là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thọ là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thọ. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy... thắng tri sự xuất ly của thọ là như vậy ... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng? Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng. Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định.

Do duyên tưởng khởi lên lạc hỷ gì, đây gọi là vị ngọt của tưởng. Tưởng vô thường, khổ, vô ngã, đây gọi là nguy hiểm của tưởng. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với tưởng, đây gọi là xuất ly của tưởng.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri tưởng là như vậy... thắng tri sự xuất ly của tưởng là như vậy ... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các hành? Này các Tỷ-kheo, có sáu tư thân: Sắc tư... pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là các hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định.

Do duyên hành khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của hành. Các hành vô thường, khổ, vô ngã, đây là nguy hiểm của hành. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với các hành, đây là xuất ly của các hành.

Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với các hành. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này... Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức. Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi. Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt đối với thức, tức là chánh tri kiến... chánh định.

Do duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của thức. Thức vô thường, khổ, vô ngã, đây là nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thức, đây là xuất ly của thức.

Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thức. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, họ giải thoát, không chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

Này các Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là vị Tỷ-kheo quán sát theo ba cách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát theo giới, quán sát theo xứ, quán sát theo duyên khởi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát theo ba cách.

Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn vẹn trong Pháp và Luật này, đã thành tựu viên mãn, một vị tối thượng nhân.

15. The Seven Cases

Setting at Savatthi.

"Bhikkhus, a bhikkhu who is skilled in seven cases and a triple investigator is called, in this Dhamma and Discipline, a consummate one, one who has fully lived the holy life, the highest kind of person.

"And how, bhikkhus, is a bhikkhu skilled in seven cases? Here, bhikkhus, a bhikkhu understands form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; he understands the gratification, the danger, and the escape in the case of form.

"He understands feeling ... perception ... volitional constructions ... consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; he understands the gratification, the danger, and the escape in the case of consciousness.

"And what, bhikkhus, is form? The four great elements and the form derived from the four great elements: this is called form. With the arising of nutriment there is the arising of form. With the cessation of nutriment there is the cessation of form. This noble eightfold path is the way leading to the cessation of form; that is, right view ... right concentration.

"The pleasure and joy that arise in dependence on form: this is the gratification in form. That form is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in form. The removal and abandonment of desire and lust for form: this is the escape from form.

"Whatever recluses and brahmins, having directly known thus form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation, having directly known thus the gratification, the danger, and the escape in the case of form, are practising for the purpose of disenchantment with form, for its fading away and cessation, they are practising well. Those who are practising well have gained a foothold in this Dhamma and Discipline.

"And whatever recluses and brahmins, having directly known thus form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation, having directly known thus the gratification, the danger, and the escape in the case of form, through disenchantment with form, through its fading away and cessation, are liberated by non-clinging, they are well liberated. Those who are well liberated are consummate ones. As to those consummate ones, there is no round for describing them.

"And what, bhikkhus, is feeling? There are these six classes of feeling: feeling born of eye-contact ... (as in preceding sutta) ... feeling born of mind-contact. This is called feeling. With the arising of contact there is the arising of feeling. With the cessation of contact there is the cessation of feeling. This noble eightfold path is the way leading to the cessation of feeling; that is, right view ... right concentration.

"The pleasure and joy that arise in dependence on feeling: this is the gratification in feeling. That feeling is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in feeling. The removal and abandonment of desire and lust for feeling: this is the escape from feeling.

"Whatever recluses and brahmins, having directly known thus feeling, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation, having directly known thus the gratification, the danger, and the escape in the case of feeling, are practising for the purpose of disenchantment with feeling, for its fading away and cessation, they are practising well. Those who are practising well have gained a foothold in this Dhamma and Discipline.

"And whatever recluses and brahmins, having directly known thus feeling ... and the escape in the case of feeling ... As to those consummate ones, there is no round for describing them.

"And what, bhikkhus, is perception? There are these six classes of perception: perception of forms ... perception of mental phenomena. This is called perception. With the arising of contact there is the arising of perception. With the cessation of contact there is the cessation of perception. This noble eightfold path is the way leading to the cessation of perception; that is, right view ... right concentration.

"The pleasure and joy that arise in dependence on perception: this is the gratification in perception. That perception is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in perception. The removal and abandonment of desire and lust for perception: this is the escape from perception.

"Whatever recluses and brahmins ... As to those consummate ones, there is no round for describing them.

"And what, bhikkhus, are volitional constructions? There are these six classes of volition: volition regarding forms ... volition regarding mental phenomena. This is called volitional constructions. With the arising of contact there is the arising of volitional constructions. With the cessation of contact there is the cessation of volitional constructions. This noble eightfold path is the way leading to the cessation of volitional constructions; that is, right view ... right concentration.

"The pleasure and joy that arise in dependence on volitional constructions: this is the gratification in volitional constructions. That volitional constructions are impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in volitional constructions. The removal and abandonment of desire and lust for volitional constructions: this is the escape from volitional constructions.

"Whatever recluses and brahmins ... As to those consummate ones, there is no round for describing them.

"And what, bhikkhus, is consciousness? There are these six classes of consciousness: eye-consciousness ... mind-consciousness. This is called consciousness. With the arising of name-and-form there is the arising of consciousness. With the cessation of name-and-form there is the cessation of consciousness. This noble eightfold path is the way leading to the cessation of consciousness; that is, right view ... right concentration.

"The pleasure and joy that arise in dependence on consciousness: this is the gratification in consciousness. That consciousness is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in consciousness. The removal and abandonment of desire and lust for consciousness: this is the escape from consciousness.

"Whatever recluses and brahmins, having directly known thus consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation, having directly known thus the gratification, the danger, and the escape in the case of consciousness, are practising for the purpose of disenchantment with consciousness, for its fading away and cessation, they are practising well. Those who are practising well have gained a foothold in this Dhamma and Discipline.

"And whatever recluses and brahmins, having directly known thus consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation, having directly known the gratification, the danger, and the escape in the case of consciousness, through disenchantment with consciousness, through its fading away and cessation, are liberated by non-clinging, they are well liberated. Those who are well liberated are consummate ones. As to those consummate ones, there is no round for describing them.

"It is in such a way, bhikkhus, that a bhikkhu is skilled in seven cases.

"And how, bhikkhus, is a bhikkhu a triple investigator? Here, bhikkhus, a bhikkhu investigates by way of the elements, by way of the sense bases, and by way of dependent origination. It is in such a way that a bhikkhu is a triple investigator.

"Bhikkhus, a bhikkhu who is skilled in these seven cases and a triple investigator is called, in this Dhamma and Discipline, a consummate one, one who has fully lived the holy life, the highest kind of person."

16. Chánh Ðẳng Giác
(SN iii-54)

Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng Giác. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, được giải thoát nhờ trí tuệ, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, giải thoát nhờ trí tuệ.

Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thọ, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng Giác. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, được giải thoát nhờ trí tuệ, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thọ, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, giải thoát nhờ trí tuệ.

Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt tưởng... đoạn diệt các hành... đoạn diệt thức, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng Giác. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, được giải thoát nhờ trí tuệ, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, giải thoát nhờ trí tuệ.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sai biệt, thế nào là sự đặc thù, thế nào là sự sai khác giữa bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ?

-- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ y chỉ. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu được Thế Tôn nói lên ý nghĩa của lời này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì!

-- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói:

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

Thế Tôn nói như sau:

-- Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, làm cho khởi lên con đường (trước kia) chưa khởi, là bậc đem lại con đường (trước kia) chưa được đem lại, là bậc tuyên thuyết con đường (trước kia) chưa được tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn nay, này các Tỷ-kheo, các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu (đạo).

Này các Tỷ-kheo, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ.

16. The Fully Enlightened One

Setting at Savatthi.

"Bhikkhus, the Tathagata, the Arahant, the Fully Enlightened One, liberated by non-clinging through disenchantment with form, through its fading away and cessation, is called a Fully Enlightened One. A bhikkhu liberated by wisdom, liberated by non-clinging through disenchantment with form, through its fading away and cessation, is called one liberated by wisdom.

"The Tathagata, the Arahant, the Fully Enlightened One, liberated by non-clinging through disenchantment with feeling ... with perception ... with volitional constructions ... with consciousness, through its fading away and cessation, is called a Fully Enlightened One. A bhikkhu liberated by wisdom, liberated by non-clinging through disenchantment with feeling ... with perception ... with volitional constructions ... with consciousness, through its fading away and cessation, is called one liberated by wisdom.

"Therein, bhikkhus, what is the distinction, what is the disparity, what is the difference between the Tathagata, the Arahant, the Fully Enlightened One, and a bhikkhu liberated by wisdom?"

"Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement. Having heard it from him, the bhikkhus will remember it."

"Then listen and attend carefully, bhikkhus, I will speak."

"Yes, venerable sir," the bhikkhus replied. The Blessed One said this:

"The Tathagata, bhikkhus, the Arahant, the Fully Enlightened One, is the originator of the path unarisen before, the producer of the path unproduced before, the declarer of the path undeclared before. He is the knower of the path, the discoverer of the path, the one skilled in the path. And his disciples now dwell following that path and become possessed of it afterwards.

"This, bhikkhus, is the distinction, the disparity, the difference between the Tathagata, the Arahant, the Fully Enlightened One, and a bhikkhu liberated by wisdom."

17. Vô ngã tướng
(Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3)
(SN iii-66)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.

Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo".

-- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!"

Thọ là vô ngã ... Tưởng là vô ngã... Các hành là vô ngã ... Thức là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!" Và này các Tỷ-kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!"

Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường? -- Là vô thường, bạch Thế Tôn! -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: " Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? -- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường? -- Là vô thường, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? -- Thưa không, bạch Thế Tôn.

-- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Phàm thọ gì... Phàm tưởng gì... Phàm các hành gì... Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".

Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.

17. The Characteristic of Non-self

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Baranasi in the Deer Park at Isipatana.

There the Blessed One addressed the bhikkhus of the group of five thus: "Bhikkhus!"

"Venerable sir!" those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

"Bhikkhus, form is non-self. For if, bhikkhus, form were self, this form would not lead to affliction, and it would be possible to decree to form: 'Let my form be thus; let my form not be thus.' But because form is non-self, form leads to affliction, and it is not possible to decree to form: 'Let my form be thus; let my form not be thus.'

"Feeling is non-self.... Perception is non-self.... Volitional constructions are non-self.... Consciousness is non-self. For if, bhikkhus, consciousness were self, this consciousness would not lead to affliction, and it would be possible to decree to consciousness: 'Let my consciousness be thus; let my consciousness not be thus.' But because consciousness is non-self, consciousness leads to affliction, and it is not possible to decree to consciousness: 'Let my consciousness be thus; let my consciousness not be thus.'

"What do you think, bhikkhus, is form permanent or impermanent?" -- "Impermanent, venerable sir." -- "Is what is impermanent suffering or happiness?" -- "Suffering, venerable sir." -- "Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: 'This is mine, this I am, this is my self'?" -- "No, venerable sir."

"Is feeling permanent or impermanent?... Is perception permanent or impermanent?... Are volitional constructions permanent or impermanent?... Is consciousness permanent or impermanent?" -- "Impermanent, venerable sir." -- "Is what is impermanent suffering or happiness?" -- "Suffering, venerable sir." -- "Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: 'This is mine, this I am, this is my self'?" -- "No, venerable sir."

"Therefore, bhikkhus, any kind of form whatsoever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all form should be seen as it really is with correct wisdom thus: 'This is not mine, this I am not, this is not my self.'

"Any kind of feeling whatsoever ... Any kind of perception whatsoever ... Any kind of volitional constructions whatsoever ... Any kind of consciousness whatsoever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all consciousness should be seen as it really is with correct wisdom thus: 'This is not mine, this I am not, this is not my self.'

"Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with form, disenchanted with feeling, disenchanted with perception, disenchanted with volitional constructions, disenchanted with consciousness. Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion (his mind) is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: 'It's liberated.' He understands: 'Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world.'

That is what the Blessed One said. Being pleased, those bhikkhus delighted in the Blessed One's statement. And while this discourse was being spoken, the minds of the bhikkhus of the group of five were liberated from the taints by non-clinging.

18. Mahali
(Tạp 3,32, Phú-Lâu-Na, Ðại 2,20b)
(SN iii-68)

Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, trong rừng Ðại Lâm, tại Trùng Các đại giảng đường. Rồi Mahàli, người Licchavi, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahàli, người Licchavi, bạch Thế Tôn:

-- Puràna Kassapa (Phú-lan-na Ca-diếp), bạch Thế Tôn, thuyết như sau: "Không nhân, không duyên là sự nhiễm ô của chúng sanh. Không nhân, không duyên, chúng sanh bị nhiễm ô. Không nhân, không duyên là sự thanh tịnh của chúng sanh. Không nhân, không duyên, chúng sanh được thanh tịnh". Ở đây, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết như thế nào?

-- Này Mahàli, có nhân, có duyên là sự nhiễm ô của chúng sanh. Này Mahàli, có nhân, có duyên, chúng sanh bị nhiễm ô. Này Mahàli, có nhân có duyên là sự thanh tịnh của chúng sanh. Có nhân, có duyên, chúng sanh được thanh tịnh.

-- Nhưng bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì là sự nhiễm ô của chúng sanh? Do có nhân gì, do có duyên gì chúng sanh bị nhiễm ô?

-- Này Mahàli, nếu sắc nhứt hướng khổ, rơi trên đau khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời chúng sanh không tham đắm đối với sắc. Và vì rằng, này Mahàli, sắc là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, cho nên chúng sanh tham đắm đối với sắc. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô.

Và này Mahàli, nếu thọ nhứt hướng khổ ... nếu tưởng nhứt hướng khổ... nếu các hành nhứt hướng khổ... nếu thức nhứt hướng khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời chúng sanh không tham đắm đối với thức. Vì rằng, này Mahàli, thức là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, do vậy chúng sanh tham đắm đối với thức. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô.

-- Bạch Thế Tôn, thế nào là nhân, thế nào là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh? Do có nhân như thế nào, có duyên như thế nào, chúng sanh được thanh tịnh?

-- Này Mahàli, nếu sắc là nhứt hướng lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, thời chúng sanh không nhàm chán đối với sắc. Và vì rằng, này Mahàli, sắc là khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, do vậy chúng sanh mới yếm ly đối với sắc. Do yếm ly nên ly tham; do ly tham nên giải thoát. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh được thanh tịnh.

Này Mahàli, nếu thọ là nhứt hướng lạc... nếu tưởng là nhứt hướng lạc... nếu các hành là nhứt hướng lạc... nếu thức là nhứt hướng lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, thời chúng sanh không nhàm chán đối với thức. Và vì rằng, này Mahàli, thức là khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, do vậy chúng sanh mới yếm ly đối với thức. Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên giải thoát. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh được thanh tịnh.

18. Mahali

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesali in the Great Wood in the Hall with the Peaked Roof. Then Mahali the Licchavi approached the Blessed One ... and said to him:

"Venerable sir, Purana Kassapa speaks thus: 'There is no cause or condition for the defilement of beings; beings are defiled without cause or condition. There is no cause or condition for the purification of beings; beings are purified without cause or condition.' What does the Blessed One say about this?"

"There is, Mahali, a cause and condition for the defilement of beings; beings are defiled with cause and condition. There is a cause and condition for the purification of beings; beings are purified with cause and condition."

"But, venerable sir, what is the cause and condition for the defilement of beings? How is it that beings are defiled with cause and condition?"

"If, Mahali, this form was exclusively suffering, immersed in suffering, steeped in suffering, and if it was not (also) steeped in pleasure, beings would not become enamoured with it. But because form is pleasurable, immersed in pleasure, steeped in pleasure, and is not steeped (only) in suffering, beings become enamoured with it. By being enamoured with it, they are captivated by it, and by being captivated by it they are defiled. This, Mahali, is a cause and condition for the defilement of beings; it is thus that beings are defiled with cause and condition.

"If, Mahali, this feeling was exclusively suffering ... If this perception ... these volitional constructions ... this consciousness was exclusively suffering ... beings would not become enamoured with it. But because consciousness is pleasurable ... beings become enamoured with it. By being enamoured with it, they are captivated by it, and by being captivated by it they are defiled. This too, Mahali, is a cause and condition for the defilement of beings; it is thus that beings are defiled with cause and condition."

"But, venerable sir, what is the cause and condition for the purification of beings? How is it that beings are purified with cause and condition?"

"If, Mahali, this form was exclusively pleasurable, immersed in pleasure, steeped in pleasure, and if it was not (also) steeped in suffering, beings would not become disenchanted with it. But because form is suffering, immersed in suffering, steeped in suffering, and is not steeped (only) in pleasure, beings become disenchanted with it. Being disenchanted, they become dispassionate, and through dispassion they are purified. This, Mahali, is a cause and condition for the purification of beings; it is thus that beings are purified with cause and condition.

"If, Mahali, this feeling was exclusively pleasurable ... If this perception ... these volitional constructions ... this consciousness was exclusively pleasurable ... beings would not become disenchanted with it. But because consciousness is suffering ... beings become disenchanted with it. Being disenchanted, they become dispassionate, and through dispassion they are purified. This too, Mahali, is a cause and condition for the purification of beings; it is thus that beings are purified with cause and condition."

19. Lửa cháy
(SN iii-58)

Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Sắc, này các Tỷ-kheo, đang bốc cháy; thọ đang bốc cháy; tưởng đang bốc cháy; hành đang bốc cháy; thức đang bốc cháy!

Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán nên ly tham; do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát".

Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".

19. Burning

Setting at Savatthi.

"Bhikkhus, form is burning, feeling is burning, perception is burning, volitional constructions are burning, consciousness is burning.

"Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple becomes disenchanted with form, disenchanted with feeling, disenchanted with perception, disenchanted with volitional constructions, disenchanted with consciousness. Being disenchanted, he becomes dispassionate. Through dispassion (his mind) is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: 'It's liberated.'

"He understands: 'Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this world.'"

20. Ngôn lộ
(SN iii-59)

Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Này các Tỷ-kheo, có ba loại này, ngôn lộ, danh ngôn lộ, thi thiết lộ, không có lẫn lộn, trước không lẫn lộn, nay không lẫn lộn, tương lai không lẫn lộn, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Thế nào là ba?

Này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì đã qua, đã đoạn diệt, đã biến hoại; sắc ấy được xác nhận là "đã có", được xưng danh là "đã có", được thi thiết là "đã có". Sắc ấy không được xác nhận là "hiện có", không được xác nhận là "sẽ có".

Phàm thọ gì đã qua ... Phàm tưởng gì đã qua... Phàm các hành gì đã qua... Phàm thức gì đã qua, đã đoạn diệt, đã biến hoại; thức ấy được xác nhận là "đã có", được xưng danh là "đã có", được thi thiết là "đã có". Thức ấy không được xác nhận là "hiện có", không được xác nhận là "sẽ có".

Phàm sắc gì chưa sanh, chưa hiện hữu; sắc ấy được xác nhận là "sẽ có", được xưng danh là "sẽ có", được thi thiết là "sẽ có". Sắc ấy không được xác nhận là "hiện có", không được xác nhận là "đã có".

Phàm thọ gì ... Phàm tưởng gì... Phàm các hành gì... Phàm thức gì chưa sanh, chưa hiện hữu; thức ấy được xác nhận là "sẽ có", được xưng danh là "sẽ có", được thi thiết là "sẽ có". Thức ấy không được xác nhận là "hiện có", thức ấy không được xác nhận là "đã có".

Này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì đã sanh, đã hiện hữu; sắc ấy được xác nhận là "hiện có", được xưng danh là "hiện có", được thi thiết là "hiện có". Sắc ấy không được xác nhận là "đã có", không được xác nhận là "sẽ có".

Phàm thọ gì ... Phàm tưởng gì... Phàm các hành gì... Phàm thức gì đã sanh, đã hiện hữu ; thức ấy được xác nhận là "hiện có", được xưng danh là "hiện có", được thi thiết là "hiện có". Thức ấy không được xác nhận là "đã có", thức ấy không được xác nhận là "sẽ có".

Này các Tỷ-kheo, có ba loại này, ngôn lộ, danh ngôn lộ, thi thiết lộ, không có lẫn lộn, trước không lẫn lộn, nay không lẫn lộn, tương lai không lẫn lộn, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách.

Tuy vậy, dân chúng ở Ukkali, những vị thuyết pháp trong thời an cư mùa mưa, các vị vô nhân luận giả, các vị vô tác luận giả, các vị vô hữu luận giả, những vị ấy cũng không có nghĩ rằng ngôn lộ, danh ngôn lộ, thi thiết lộ này không đáng quở trách, không đáng khinh miệt. Vì sao? Vì rằng, họ sợ quở trách, công kích, phẫn nộ, chỉ trích.

20. Pathways of Language

Setting at Savatthi.

"Bhikkhus, there are these three pathways of language, pathways of designation, pathways of description, that are unmixed, that were never mixed, that are not being mixed, that will not be mixed, that are not rejected by wise recluses and brahmins. What three?

"Whatever form, bhikkhus, has passed, ceased, changed: the term, label, and description 'was' applies to it, not the term 'is' or the term 'will be.'

"Whatever feeling ... Whatever perception ... Whatever volitional constructions ... Whatever consciousness has passed, ceased, changed: the term, label, and description 'was' applies to it, not the term 'is' or the term 'will be.'

"Whatever form, bhikkhus, has not arisen, has not become manifest: the term, label, and description 'will be' applies to it, not the term 'is' or the term 'was.'

"Whatever feeling ... Whatever perception ... Whatever volitional constructions ... Whatever consciousness has not arisen, has not become manifest: the term, label, and description 'will be' applies to it, not the term 'is' or the term 'was.'

"Whatever form, bhikkhus, has arisen, has become manifest: the term, label, and description 'is' applies to it, not the term 'was' or the term 'will be.'

"Whatever feeling ... Whatever perception ... Whatever volitional constructions ... Whatever consciousness has arisen, has become manifest: the term, label, and description 'is' applies to it, not the term 'was' or the term 'will be.'

"These, bhikkhus, are the three pathways of language, pathways of designation, pathways of description, that are unmixed, that were never mixed, that are not being mixed, that will not be mixed, that are not rejected by wise recluses and brahmins.

"Bhikkhus, even Vassa and Banna of Ukkala, proponents of non-causality, of the inefficacy of action, and of nihilism, did not think that these three pathways of language, pathways of designation, pathways of description should be criticized or scorned. For what reason? From fear of blame, attack, ridicule, and condemnation."

HT Thích Minh Châu dịch Việt English translation by Bhikkhu Bodhi

 


Chân thành cám ơn nhóm chủ trương trang nhà LotusNet, http://www.lotuspro.net , đã có thiện tâm gửi tặng toàn bộ Tương Ưng Kinh dạng điện tử.


[Trở về trang Thư Mục]

Revised: 17-10-2000