Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

TÂM SỞ  (Cetasikas)
Môn Tâm lý và Triết học Phật giáo

Nguyên tác: Cetasikas
Tác giả: Nina Van Gorkom
Dịch giả: Tỳ kheo Thiện Minh


Chương 12

DỤC (Chanda)

Dục (chanda), thường được dịch là hăng hái, ao ước hay ước muốn thực hiện điều gì đó, là một sở hữu trong số sáu “sở hữu biệt cảnh” xuất hiện với các tâm thuộc bốn loại – nhưng không  xuất hiện với tất cả các tâm khác. Khi chúng ta nghe nhắc đến từ “ao ước” chúng ta có thể nghĩ dục giống với tham. Tuy nhiên dục có thể là điều thiện, điều bất thiện, dị thục, quả báo hay tố. Sở hữu dục được xếp loại giống như một trong số các “sở hữu biệt cảnh” lại hoàn toàn khác với tham (lobha), nhưng nó có trạng thái và phận sự.

Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga- XIV, 150) định nghĩa Dục như sau:

Dục (chanda) là từ dùng để chỉ ước muốn hành động. Thế nên lòng hăng say có trạng thái thuộc ước muốn để hành động. Phận sự của dục là quét qua một cảnh, dục thể hiện như là một nhu cầu của một đối tượng. Cùng một đối tượng đó lại là nguyên nhân gần của dục và dục nên được coi như cánh tay sải dài của tâm nhằm hiểu rõ đối tượng..

Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì I, phần IV, chương I, 132) đưa ra một định nghĩa tương tự như định nghĩa trên. Dục lục soát, tìm kiếm những đối tượng tâm nhận biết, dục cần đến đối tượng đó lại là nguyên nhân gần của nó.

Dục xuất hiện với tám loại tâm tham căn (lobha-mula-citta). Khi dục xuất hiện cùng với tâm tham căn nó lục soát tìm kiếm đối tượng đang khao khát đó, dục rất cần đến đối tượng đó. Cho dù dục (chanda) khác xa tham (lobha) chỉ là một loại bất thiện, khi chúng xuất hiện chung thì rất khó phân biệt được. Khi chúng ta muốn có được một đối tượng dễ chịu, tham liền bám sát lấy đối tượng đó và chính dục mới có thể kết thúc chiếm đoạt được đối tượng đó mong ước đó. Tham không thể tự kết thúc được điều gì cả. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta không cần chiếm đối tượng chúng ta đang gắn bó, lúc đó ta cũng thấy dục xuất hiện kèm với tâm tham căn.

Dục cũng xuất hiện  với hai loại tâm sân. Dục “tìm kiếm” đối tượng tâm sân không thích. Ở đây chúng ta nhận rõ hơn dục hơi khác với tham thường hay gắn bó với đối tượng và chẳng bao giờ có thể đi kèm theo với tâm sân..

Dục cũng không đi kèm với hai loại tâm si một loại tâm si do nghi ngờ đi kèm theo. Nghi ngờ có nhiệm vụ là “hoài nghi, lưỡng lự” nó không nắm chắc được đối tượng, và chính vì thế mà không thể cùng một lúc là dục nhằm tìm kiếm đối tượng cần đến. Như chúng ta đã thấy, loại tâm si này cũng lại thiếu thắng giải, nắm rất chắc đối tượng. Loại tâm si thứ nhì, đi kèm với “phóng tâm”  tức là bối rối hay rối trí (Uddhacca-sampayutta – tương ưng trạo cử). Loại tâm này cũng không thể đi kèm với một loại dục nào khác.

Liên quan đến các tâm vô nhân, tức là các tâm “các tâm vô căn” (Rootless cittas), dục không đi kèm với những loại tâm này. Nhãn thức, một tâm quả vô nhân đang thấy cảnh sắc, không cần đến dục để có thể thực hiện nhiệm vụ thấy của nó. Tâm tiếp thu (Sampaticchana-citta) chỉ “đơn thuần” tiếp nhận đối tượng đã được nhìn thấy thông qua nhãn thức cũng không cần đến dục để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận của nó. Đối với tâm quan sát  (Santirana-citta) và các tâm vô nhân cũng vậy, chúng không cần đến dục để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nếu nhiệm vụ của tái sanh (Patisandhi), hộ kiếp (Bhavanga) và diệt hay tử (Cuti) lại do tâm vô nhân (Ahetuka-citta)[79] thực hiện, thì tâm này sẽ không đi kèm với dục.

Đối với các tâm dục giới tịnh hảo, chúng luôn đi kèm với dục. Bất luận khi nào chúng ta thực hiện điều thiện, thì tâm thiện luôn luôn đi kèm với dục chính là lòng hăng hái đối với điều thiện, nó ước ao hành động một cách hoàn thiện. Nó tự tìm kiếm đối tượng tâm thiện nhận ra và nó hỗ trợ cho tâm thiện thực hiện nhiệm vụ.

Chúng ta có thể thắc mắc điểm khác biệt giữa dục thiện (Chanda kusala) và tư thiện (Kusala cetana) muốn làm điều thiện đó gì. Tư thiện chính là ý muốn hoàn hảo, là nghiệp, có thể thôi thúc động viên một hành động hoàn hảo và hành động đó có thể tạo kết quả sau này. Hơn thế nữa, tư thiện lại hướng dẫn các pháp đi kèm trong khi thực hiện nhiệm vụ một cách hoàn hảo. Như vậy, trạng thái và phận sự của tư thiện thì khác biệt so với trạng thái và phận sự của dục.

Dục là yếu tố cần thiết đối với tất cả những loại điều tốt. Cả đối với thực hiện bố thí giữ giới luật và tham thiền. Thí dụ như khi chúng ta thăm một người bệnh, khi chúng ta muốn an ủi một người nào đó đang trong cơn khốn khó, hay khi chúng ta cứu thoát một con côn trùng khỏi chết, tức khắc ta thấy dục thiện xuất hiện trợ lực ngay cho tâm thiện. Nếu như không có lòng hăng hái hoàn hảo. Tức lòng “ước ao hành động”, chúng ta không thể thực hiện được những hành động từ tâm (Metta) và tâm bi (Karuna)  như vậy.

Dục còn là yếu tố cần thiết để tu luyện tĩnh. Tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì I, Phần V, chương 13, 194) khẳng định trong đoạn về phát triển những chủ đề thiền nói về Tứ vô lượng tâm (Brahma viharas) thuộc tâm từ, tâm bi, tâm hỷ và xả:

...dục tức là ý muốn thực hiện mới chỉ là khởi đầu, việc loại bỏ những triền cái là công việc ở giữa, và sự say mê là kết thúc...

Để có thể phát triển được một đề mục thiền việc ước ao thực hiện là rất cần thiết. Thiếu ước muốn hoàn hảo này chúng ta không thể phát triển được điều đó. khi tĩnh đã được phát triển hơn những triền cái có thể tạm thời bị loại bỏ và thiền có thể được đạt đến. Chúng thế vào thời điểm tâm thiền luôn  thấy xuất hiện dục.

Dục luôn đi kèm  với tất cả các loại tâm tịnh hảo dục cũng đi kèm với các tâm sắc giới và tâm vô sắc giới. Dục đi kèm với các loại tâm này không phải là dục giới, nhưng là sắc giới hay là vô sắc giới. Dục lại rất khác biệt mỗi khi đi kèm với các loại tâm khác nhau thuộc các cõi tâm khác nhau. Dục đi kèm theo tâm thiền “lại tìm kiếm” đề mục thiền mà tâm thiền cảm nhận được với lòng say mê miệt mài.

Dục đi kèm theo với các tâm siêu thế đi “tìm kiếm” Níp-bàn. Loại dục như vậy chính là siêu thế, nó rất khác với niềm khao khát Níp-bàn. Nó trợ giúp cho tâm siêu thế để thực hiện nhiệm vụ của nó. Tâm siêu thế và như vậy cả dục đi kèm theo trực tiếp cảm nhận được Níp-bàn[80].

Làm sao biết được khi nào là dục thiện và khi nào là dục bất thiện? Thí dụ khi chúng ta có ước ao về  niệm, điều này là dục thiện hay là tham lam? Chúng ta đã tích tụ một lượng tham lam khá lớn và như vậy thường là tham lam hơn là  dục thiện. Chúng ta quá gắn bó với một suy nghĩ về niệm và cứ tưởng rằng ta có thể làm cho nó xuất hiện, ước muốn đạt đến  niệm, chú niệm rất khác biệt với giây phút  niệm, chú niệm xuất hiện. Có rất nhiều sát-na không có niệm nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện một sát-na niệm về chỉ một đối tượng mà thôi. Vào thời điểm xuất hiện thông qua một trong sáu “môn”, khi niệm xuất hiện nó đi kèm với dục thiện để thực hiện nhiệm vụ của nó.

Dục thiện là một yếu tố cần thiết để tu luyện Bát chánh đạo. Nếu không có ước muốn làm điều gì đó thì chúng ta không thể tập luyện được điều đó. Tuy nhiên chúng ta không phải cố gắng để ráng cho có được dục, nó xuất hiện là do chính các điều kiện của riêng nó cùng với tâm nhằm phát triển Bát chánh đạo.

Chúng ta đọc được trong tác phẩm Tương Ưng Bộ Kinh-- Kindred Sayings (V, Maha-vagga chương XLV) và Tương Ưng Bộ Kinh-- Kindred Sayings, chương IV, II, viết về hãm dẹp đam mê § 3) thấy rằng dục chỉ là một trong số các yếu tố là trưởng duyên (Adhipatis) cho sự xuất hiện bậc thánh Bát chánh đạo:

Này chư Tỳ-khưu, như bình minh là điềm báo trước mặt trời sắp mọc, như vậy có được ước muốn cũng là trưởng duyên cho sự xuất hiện bậc thánh Bát chánh đạo.

Này chư Tỳ-khưu, đối với vị Tỳ-khưu nào có uớc muốn, ta hy vọng vị Tỳ-khưu đó chỉ muốn tuy luyện bậc thánh Bát chánh đạo mà thôi, và chớ gì vị Tỳ-khưu tận dụng được nhiều điều Bát chánh đạo  đem lại.

Khi chúng ta tu luyện điều tốt, dục rất có thể sẽ là điều chiếm ưu thế; dục có thể chiếm vị thế ưu thế trước những pháp đi kèm theo. Có bốn yếu tố chiếm ưu thế trưởng duyên đó là dục cần, tâm (những loại tâm đặc thù) và “trạch pháp (Dhamma vicaya) điều nghiên” cũng còn gọi là ảnh tưởng (Patibimba) suy nghĩ, ngẫm nghĩ quán thần túc (Vimansa- samadhi), đó chính trí tuệ hay là huệ tâm sở (Panna-cetasika),[81] khi những yếu tố này được tu luyện chúng trở thành bốn “thần túc” (Idhipadas) tức là đường dẫn đến thành công đưa ta đạt đến thắng trí (Abhinna) tức là sức  mạnh siêu phàm. Lại có năm loại thắng trí được phát triển qua thiền (Thanh Tịnh Đạo Chương. XII). Thắng trí thứ sáu chỉ đạt đến được thông qua tận diệt hết những phiền não, được phát triển qua thiền quán. Dục hay là một trong ba “thần túc” có thể chiếm ưu thế trong việc phát triển thiền quán.[82]

Như vậy chúng ta thấy rằng dục có nhiều loại và nhiều mức độ khác nhau. Dục được tâm và các sở hữu khác đi kèm theo chi phối. Dục là các pháp hành. Các loại dục khác nhau xuất hiện là do nhiều điều kiện khác nhau chi phối.

Thật khó có thể phân biệt được nhiều loại sở hữu với nhau vì có nhiều sở hữu xuất hiện cùng một lúc kèm theo với tâm và giúp tâm thực hiện nhiệm vụ của mình. Như chúng ta đã thấy, những sở hữu biến hành lại đi kèm với từng tâm một. Tóm tắt lại như sau:

Xúc (Phassa)

Thọ (Vedana)

Tưởng (Sanna) tức nhớ lại hay nhận thức.

Tư (Cetana)

Nhất hành tâm (Ekaggata)

Sinh khí, mạng căn (Jivitindriya)

Tác ý (Manasikara)

Còn sáu loại biệt cảnh chúng không xuất hiện với từng tâm một nhưng lại xuất hện với các tâm thuộc bốn loại, được tóm tắt như sau:

Tầm (Vitakka)

Tứ (Vicara)

Thắng giải (Adhimokkha)

Tinh tấn (Viriya)

Pháp hỷ (Piti)

Và Dục (Chanda)

Những sở hữu biến hành và những sở hữu biệt cảnh xuất hiện lại thuộc bốn loại và ba mươi sở hữu được phân thành một nhóm duy nhất đó là: Sở hữu tợ tha (Annasamana cetasikas)[83] các sở hữu tợ tha lại rất khác biệt so với các sở hữu bất thiện chỉ xuất hiện với các tâm tịnh hảo. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những sở hữu biến hành và những sở hữu biệt cảnh không thể là tâm bất thiện hay tâm tịnh hảo được. Khi các sở hữu tợ tha xuất hiện với tâm bất thiện thì tất cả đều là điều bất thiện cả; chúng trợ lực cho tâm bất thiện để thực hiện nhịệm vụ một cách không hoàn hảo. Khi chúng đi kèm với tâm thiện thì tất cả đều trở thành điều thiện; chúng trợ giúp cho tâm thiện thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hoàn hảo. Các sở hữu do tâm chi phối và các tâm khác chúng đi kèm và có phẩm chất hoàn toàn khác so với khi chúng đi kèm với tâm bất thiện, tâm thiện, tâm quả và tâm tố.

Khi tâm bất thiện xuất hiện, đi kèm với những sở hữu biến hành phổ quát (Sabbacitta sadharana) và những sở hữu biệt cảnh nhưng chính tầm, tứ, thắng giải (trừ trong trường hợp tâm si) đi kèm với hoài nghi, cần và dục (trừ trường hợp thuộc hai loại tâm si không đi kèm với dục). Dục đi kèm với hỷ chỉ khi nào là cảm nhận sảng khoái mà thôi. Dục cũng đi kèm với các sở hữu chỉ xuất hiện với tâm bất thiện mà thôi. Những sở hữu biến hành và những sở hữu biệt cảnh trong trường hợp này đều là bất thiện cả. Thí dụ như tư hay ý chí “muốn thực hiện” một điều bất thiện; tầm “suy nghĩ tính toán” về đối tượng đó một cách không hoàn thiện; Thắng giải, nếu có xuất hiện, thì cũng nhận thức về đối tượng đó giống như đối tượng của  tâm bất thiện; cần hỗ trợ cho tâm và sở hữu đi kèm; hỷ nếu xuất hiện thì cũng quan tâm đến đối tượng đó; còn dục nếu cũng xuất hiện thì cần đến và đi tìm kiếm đối tượng đó.

Một khi tâm đại thiện tức là tâm dục giới thiện hay là tâm thiện thuộc lãnh vực giác quan xuất hiện. Nó đi kèm với những sở hữu biến hành và những sở hữu biệt cảnh lại là tầm, tứ, thắng giải, cần và dục. Nó kèm với hỷ chỉ khi nào là thọ hỷ mà thôi. Nó cũng đi kèm với sở hữu tịnh hảo chỉ xuất hiện với tâm tịnh hảo. Những sở hữu biến hành và những sở hữu biệt cảnh tất cả đều là điều thiện trong trường hợp này. Thí dụ như tư hay ý chí “muốn thực hiện” điều thiện và tầm “suy nghĩ” tới đối tượng một cách hoàn hảo; thắng giải thâm tín về đối tượng lại là đối tượng của tâm thiện; cần hỗ trợ cho tâm và các sở hữu tâm đi kèm; hỷ nếu xuất hiện lại quan tâm đến đối tượng và làm tươi tỉnh tâm và các sở hữu đi kèm; dục tìm kiếm đối tượng một cách hoàn hảo, nó hỗ trợ cho tâm để hoàn tất điều thiện đó.

Như chúng ta đã thấy, cùng một loại sở hữu lại rất khác nhau so với những tâm đi kèm theo. Nếu chúng ta nhận ra rằng các sở hữu này diệt (tan biến) ngay lập tức cùng với tâm và rồi ở vào một sát-na khác, một tâm khác nữa lại xuất hiện kèm với các sở hữu khác, chúng ta sẽ ít ngả theo suy nghĩ là chúng ta có được những đức tính như cần, quả quyết và hỷ. Càng nghiên cứu nhiều hơn chúng ta sẽ hiểu hơn, ít nhất trên bình diện lý thuyết, là toàn bộ những hiện tượng xuất hiện đều là các pháp hữu vi. Chúng  ta thường hành động và suy nghĩ như thể có một bản ngã, nhưng một khi niềm tin của chúng ta nơi những thuyết pháp của Đức Phật được tôi luyện. Chúng ta sẽ có khuynh hướng phát triển Bát chánh đạo để có thể trực tiếp cảm nghiệm rằng toàn bộ các hiện tượng xuất hiện chỉ là pháp hành và “vô ngã” mà thôi.

 

Câu hỏi:

  1. Sự khác biệt giữa dục (chanda) và tham (lobha) là như thế nào?
  2. Làm sao chúng ta biết được sự khác biệt giữa dục thiện (chanda kusala) và tham (lobha)?
  3. Có phải dục thiện luôn luôn xuất hiện khi chúng ta thực hiện những việc thiện không?
  4. Có phải các sở hữu bất thiện chỉ xuất hiện với các tâm bất thiện và sở hữu tịnh hảo chỉ xuất hiện với tâm tịnh hảo hay không? Các sở hữu tợ tha xuất hiện với các tâm thuộc bốn chủng loại. Nói rằng các loại sở hữu tâm sau này chẳng phải là sở hữu thiện mà chúng chẳng phải là sở hữu bất thiện có đúng hay không?
  5. Tại sao biết rõ các sở hữu như: Cần hay hỷ vào lúc này là điều thiện rồi ngay sau đó lại là điều bất thiện và như vậy chúng hoàn toàn khác nhau là điều rất có ích?
  6. Nghiên cứu các sở hữu khác nhau có thể giúp chúng ta tu luyện được Bát chánh đạo hay không? Bằng cách nào đây?

 

[79] Xem Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) trong đời sống đời thường. Ch.II.

[80] xem chi tiết về các tâm được dục (chanda) đi kèm theo xin xem phụ chương 6

[81] Xem Pháp tụ điều 269 và Chú giải bộ Pháp Tụ (Atthasàlinì) I, ph, VII, 212,213.

[82] Thắng trí ở trong số ba mươi bảy yếu tố gắn liền với giác ngộ, trợ đạo pháp (bodhipakkhiya-dhammas), (xem visuddhinagga ch. XXII,33)

[83] Anna có nghĩa là “loại khác, hay khác” và samana có nghĩa là “cùng thứ giống hệt nhau” các tợ tha (Annamanas) xuất hiện cùng với nhau thì thuộc cùng một loại như là tâm chúng đi kèm theo. Và đều thay đổi trở nên “khác đi” điều bất thiện thì khác với điều thiện. Và điều thiện lại khác với điều bất thiện.


 Mục lục | Lời nói đầu | Lời giới thiệu |
 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 |
20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | Phụ lục

 

Source: http://www.phatgiaonguyenthuy.com

[Trở về trang Thư Mục]
last updated:
08-08-2004